I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách xây dựng và trình bày luận điểm trong văn nghị luận.
- Vận dụng được những kiến thức đó vào việc tìm và sắp xếp trình bày luận diểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
- Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận.
2. Kĩ năng
- Nhận biết sâu hơn về luận điểm.
- Tìm các luận cứ, trình bày luận điểm thuần thục hơn.
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng luận điểm khi viết bài nghị luận.
II. TRỌNG TÂM 1. Kiến thức
- Cách xây dựng và trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch, quy nạp. Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng
- Nhận biết sâu hơn về luận điểm.
- Tìm các luận cứ, trình bày luận điểm thuần thục hơn.
3. Thái độ.
- Có ý thức sử dụng luận điểm khi viết bài nghị luận.
4. Những năng lực học sinh cần phát triển a. Năng lực chung
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp;
năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
III. CHUẨN BỊ.
1. Thầy:
- Phương pháp:
+Vấn đáp, thuyết trình.
+ Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.
- Đồ dùng:
+ Tài liệu, giáo án.
2. Trò:
-Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC Bước 1. Ổn định tổ chức(1'):
Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.
Bước 2. Kiểm tra bài cũ:(2')
H: Khi triển khai một luận điểm thành một đoạn văn, chúng ta cần chú ý điều gì?
Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới
* Hoạt động 1:Khởi động (1') - Phương pháp: nêu vấn đề - Kĩ thuật : động não, tia chớp
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG
CỦA TRÒ
GV dẫn dắt vào bài: - Nghe, định
hướng vào bài
* Hoạt động 2:Hình thànhkiến thức (17')
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát - Kĩ thuật: động não, tia chớp
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
GV ghi đề bài đã yêu cầu HS lập dàn ý.
GV tiến hành kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
H: Hãy tiến hành tìm hiểu đề cho đề văn trên?
( Cho HS nhắc lại những nội dung cần tìm hiểu khi tìm hiểu đề).
GV nhận xét, bổ sung.
GV: treo bảng phụ bài tập 1.
GV: yêu cầu HS thảo luận: Có thể sử dụng hệ thống luận điểm đã cho không? Ta có thể bổ sung như thế nào cho phù hợp?
GV nhận xét bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống luận điểm.
Đề : Hãy viết một bài báo tường để khuyên các bạn cần chăm chỉ học tập hơn.
1. Xây dựng hệ thống luận điểm
* Tìm hiểu đề.
- Kiểu bài : nghị luận.
Vấn đề nghị luận:
khuyên các bạn chăm chỉ học tập hơn.
- Đối tượng hướng tới : 1 số bạn cùng lớp.
- Giới hạn đề: những kiến thức về đời sống.
- Luận điểm a không phù hợp với đề bài,
- Các luận điểm còn lại phù hợp với đề nhưng sắp xếp chưa hợp lí.
->Cần sắp xếp lại.
*Hệ thống luận điểm cho bài viết :
- Đất nước cần nhiều người tài giỏi để xây dựng và phát triển.
Muốn thành người tài giỏi trước hết phải chăm học.
- Quanh ta có nhiều tấm gương phấn đấu học để thành người tài giỏi để xây dựng đất nước.
- Vậy mà trong lớp vẫn còn một số bạn ham chơi chưa chăm học.
- Ham chơi như vậy sẽ
H: Khi tiến hành xây dựng luận đỉêm thành đoạn văn, ta cần chú ý điều gì?
GV: treo bảng phụ bài tập 2a.
H:Em nên chọn cách nào để giới thiệu luận điểm ?
GV nhận xét.
H: Còn cách nào khác để giới thiệu luận điểm ấy ? GV: cung cấp cho các em một số cách giới thiệu khác.
GV: Gọi HS đọc bài tập 2b.
H:Em nên sắp xếp các luận cứ trên theo trình tự nào cho hợp lí?
GV: Gọi HS đọc bài tập2c.
H: Yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi.
GV nhận xét và cung cấp cho các em một vài cách khác để kết đoạn.
H: Đoạn văn viết như trên gọi là đoạn văn diễn dịch hay đoạn văn quy nạp?
khó tìm được niềm vui trong cuộc sống.
- Vì vậy, ngay từ bây giờ phải chăm chỉ học tập để sau này thành người có ích cho đất nước.
2. Trình bày luận điểm.
*Trình bày luận điểm cần chú ý:
- Thể hiện rõ ràng chính xác nội dung luận điểm trong câu chủ đề....
- Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo trình tự hợp lí..
- Diễn đạt trong sáng hấp dẫn...
*Bài tập:
a. Câu (2) không phù hợp vì hai luận điểm trên không có quan hệ nhân quả, nên không dùng từ nối “do đó”
b. Các luận cứ trên hợp lí, phù hợp và đủ để làm sáng tỏ luận điểm.
c. Có thể kết thúc như văn bản “hịch tướng sĩ”.
Ngoài ra có thể kết thúc bằng cách khác .
d. Đoạn văn trên là đọan diễn dịch
H: Thử thay đổi nó thành đoạn quy nạp?
GV: muốn vậy ta thay đổi câu nêu luận điểm và thay đổi một số từ nối sao cho hợp lí.
* Hoạt động 3:Luyện tập (23')
- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm - Kĩ thuật: động não
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GV: Gọi HS đọc lại những đoạn văn vừa thay đổi.
GV: nhận xét, chỉ rõ những ưu khuyết điểm trong đoạn văn của HS để có cơ sở cho các em hoàn thành bài tập 4 ở nhà và chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra sắp tới.
- HS trình bày trước lớp theo nhóm
- HS nhóm khác nhận xét bổ sung.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo khi sử dụng
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Gv giao bài tập
- Viết đoạn văn chủ đề tự chọn, chỉ rõ các luận điểm
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày....
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu:
- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức - Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian: 2 phút HOẠT ĐỘNG CỦA
THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập Vẽ sơ đồ tư duy
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày....
Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học ở nhà (1')
* Bài cũ:
- Học bài, hoàn thành bài tập
- Tập viết những đoạn văn triển khai các luận điểm còn lại trong bài để rèn luyện thêm kĩ năng viết văn nghị luận.
* Bài mới:
- Đọc, chuẩn bị tiết 107,108: Viết bài làm văn số 6.
+ Xem lại toàn bộ kiến thức đã ôn tập về luận điểm, tập thiết lập hệ thống luận điểm cho một số đề văn được giới thiệu trong SGK.
V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM
...
...
...
...
...
********************
Ngày soạn: 01/03/2018 Ngày dạy: 14/3/2018
Tuần 28