Tiết 125: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HỌC KÌ II

Một phần của tài liệu NGỮ văn 8 kì 2 (Trang 193 - 197)

VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

Tuần 33 Tiết 125: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HỌC KÌ II

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức

Giúp học sinh nắm vững các nội dung sau:

- Các kiểu câu: trần thuật, nghi vấn, câu khiến cảm thán.

- Các kiểu hành động nói: Trình bày, hỏi, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc - Lựa chọn trật tự trong câu.

2. Kĩ năng

- Sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói để thực hiện những mục đích giao tiếp khác nhau.

- Lựa chon trật tự từ phù hợp để tạo câu có sắc thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn.

3. Thái độ

- Có thái độ ý thức học tập nâng cao hiểu biết và kĩ năng sử dụng tiếng Việt.

II. TRỌNG TÂM 1. Kiến thức

- Các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.

- Các hành động nói.

- Cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau.

2. Kĩ năng

- Sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói để thực hiện những mục đích giao tiếp khác nhau.

- Lựa chon trật tự từ phù hợp để tạo câu có sắc thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn.

3. Thái độ.

- Có thái độ ý thức học tập nâng cao hiểu biết và kĩ năng sử dụng tiếng Việt.

4. Những năng lực học sinh cần phát triển a. Năng lực chung

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp;

năng lực hợp tác; năng lực sử dụng CNTT; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

III. CHUẨN BỊ.

1. Thầy:

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình, dạy học dự án.

+ Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.

- Đồ dùng:

+ Tài liệu, giáo án, bảng phụ.

2. Trò:

-Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC Bước 1. Ổn định tổ chức(1'):

Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.

Bước 2. Kiểm tra bài cũ (1')

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới

* Hoạt động 1: Khởi động (1') - Phương pháp: nêu vấn đề - Kĩ thuật : động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG

CỦA TRÒ

GV dẫn dắt vào bài:Tiết học này ta tiến hành ôn tập những kiến thức về phần tiếng Việt.

- Nghe, định hướng vào bài

* Hoạt động 2,3:Hình thànhkiến thức, luyện tập (35') - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát - Kĩ thuật: động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

H: Hãy kể tên các kiểu câu đã học?

H: Hãy lập bảng so sánh sự khác nhau về hình thức và chức năng để phân biệt các kiểu câu trên?

GV: treo bảng phụ so sánh các kiểu câu

- Gọi HS đọc bài tập 1 và xác định yêu cầu đề GV: gọi học sinh thực hiện, căn cứ vào những dấu hiệu nhận biết trong bảng so sánh.

Nhận xét và bổ sung.

- Gọi HS đọc bài tập 2 GV : có thể chuyển câu này sang câu nghi vấn bằng nhiều cách .

- Gọi HS thực hiện Nhận xét và bổ sung

I. Các kiểu câu 1. Nội dung:

- Câu nghi vấn - Câu cầu khiến - Câu cảm thán - Câu trần thuật - Câu phủ định

* Bảng so sánh.

2. Bài tập

Bài 1 : Nhận dạng kiểu câu

(1), (3) : câu trần thuật, có 1 vế phủ định

(2) : câu trần thuật Bài 2 : Biến đổi câu - Bản tính ... người ta bị những gì che lấp mất?

- Những gì có thể che lấp ... của người ta?

- Cái bản chất ... không?

- Gọi HS đọc bài tập 3 . -Yêu cầu học sinh đặt câu theo yêu cầu bài tập.

Nhận xét .

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu đề bài tập 4

- GV cho học sinh thảo luận nhóm và trình bày Nhận xét.

H: Hành động nói là gì ? Có mấy kiểu hành động nói thường gặp?

H: Có mấy cách thực hiện hành động nói?

GV: Gọi Hs đọc bài tập1, xác định yêu cầu đề

GV yêu cầu học sinh trả lời cho từng câu.

Nhận xét .

GV: treo bảng phụ bài tập 2

GV cho các nhóm thảo luận và lấy đáp án nhanh

Bài 3 : đặt câu cảm thán - Buồn thật!

- Chao ôi ! Buồn!

Bài 4 : a.

- Câu trần thuật : 1, 3, 6 - Câu cầu khiến : 4 - Câu nghi vấn : 2, 5, 7 b.Câu 7 – dùng để hỏi c.Câu 2, 5 không dùng để hỏi mà dùng để bộc lộ cảm xúc.

II. Hành động nói 1. Nội dung

- Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói .

- Có 5 kiểu hành động nói: hỏi, trình bày, bộc lộ cảm xúc, điều khiển, hứa hẹn

- Có hai cách thực hiện hành động nói : trực tiếp và gián tiếp.

2. Bài tập Bài 1:

1, 3, 5, 6 : trình bày 2: bộc lộ cảm xúc 4: điều khiển 7: hỏi

Bài 2:

H: Đặt câu theo yêu cầu và xác định mục đích hành động nói trong câu đã đặt?

Bài 3:

a.Tôi xin cam kết không tham gia đua xe trái phép.

-> Hành động hứa hẹn b. Con xin hứa chăm chỉ học tập.

-> Hành động hứa hẹn III. Lựa chọn trật tự từ

H: Tác dụng của trật tự từ trong câu ?

Nhận xét

GV: Gọi HS đọc yêu cầu BT1.

H: Lý do sắp xếp trật tự của các bộ phận in đậm?

GV: Gọi HS đọc yêu cầu BT2.

H: Tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ ?

GV: Gọi HS đọc yêu cầu BT3.

H: Đối chiếu câu nào mang tính nhạc rõ hơn ?

trong câu:

1. Nội dung

- Thể hiện trật tự trước sau...

- Liên kết câu

- Nhấn mạnh đặc điểm sự vật,

- Đảm bảo hài hòa về ngữ âm

2. Bài tập

Bài 1: Trật tự từ thể hiện trật tự trước sau của các sự vật , hiện tượng

Bài 2:

Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ:

a-Liên kết câu

b-Nhấn mạnh đề tài được nói đến trong câu

Bài 3: Giá trị tạo tính nhạc cho câu qua cách sắp xếp trật tự từ trong câu a.

TT Kiểu câu Hành động Cách dùng

1 TT Trình bày Trực tiếp

2 Nghi vấn Bộc lộ cảm xúc Gián tiếp

3 Trần thuật Trình bày Trực tiếp

4 Cầu khiến Điều khiển Trực tiếp

5 Nghi vấn Trình bày Gián tiếp

6 Trần thuật Trình bày Trực tiếp

7 Nghi vấn Hỏi Trực tiếp

* Hoạt động 4:Vận dụng (5')

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm - Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Cho tình huống sau:

Một HS nói với bố mẹ:

- Bố mẹ có cho con đi tham quan không?

Cho biết HS đó dùng kiểu câu gì, thực hiện hành động nói nào? Em có cách nói nào để đạt hiệu quả giao tiếp cao hơn không?

- HS có thể đưa thêm những tình huống khác, phân tích.

- Thực hiện ở nhà

* Hoạt động 5:Tìm tòi, mở rộng (1')

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm - Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Tìm hiểu những tình huống giao tiếp mà em từng gặp trong cuộc sống, phân tích hiệu quả diễn đạt.

- Thực hiện ở nhà

Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học ở nhà (1')

* Bài cũ:

- Hoàn thành bài tập VBT.

- Nắm vững những kiến thức về ngữ pháp.

* Bài mới:

- Chuẩn bị bài: chưa lỗi diễn đạt.

V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

...

********************

Ngày soạn: 08/4/2018 Ngày dạy: 21/4/2018

Tuần 33

Một phần của tài liệu NGỮ văn 8 kì 2 (Trang 193 - 197)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(240 trang)
w