ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 12 theo 5 hoạt động (mới 2021) (Trang 26 - 31)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được nguyên nhân và cơ chế chung của các dạng đột biến NST.

- Nêu được hậu quả và vai trò của các dạng đột biến số lượng NST.

- Nêu được khái niệm đột biến lệch bội và đa bội.

- Phân biệt tự đa bội va dị đa bội 2. Kỹ năng

- rèn luyện kỹ năng phân tích ,khái quát thông qua phân tích nguyên nhân, ý nghĩa của đột biến số lượng NST

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ

- Có ý thức bảo vệ nguồn gen, nguồn biến dị phát sinh, bảo tồn sự đa dạng sinh học.

Có biện pháp phòng tránh, giảm thiểu các hội chứng do đột biến số lượng NST ở người . 4. Năng lực hướng tới :

Năng lực tự học, NL trình bày , NL phân tích hình ảnh, NL hợp tác, NL sử dụng ngôn ngữ, NL liên hệ thực tiễn

II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề

- Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án tiết 6- Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể - Tranh vẽ hình 6.1, 6.2 sgk

2. Chuẩn bị của học sinh

- Nghiên cứu Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể IV. Tiến trình lên lớp

1. Hoạt động khởi động/ tạo tình huống Quan sát hình dưới đây :

- - Hãy kể một số đặc điểm của người có hội chứng Đao mà em biết.

- Hội chứng Đao là hội chứng liên quan đến đột biến NST. Người bị hội chứng Đao khó có thể tự nuôi sống bản thân.

- Ngoài hội chứng Đao còn có các hội chứng khác cũng gây hậu quả nghiêm trọng ở người.

- Cơ chế phát sinh các hội chứng bệnh đó như thế nào?

2. Hoạt động hình thành kiến thức :

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - Gv yêu cầu HS đọc sgk

? đột biến số lượng NST là gì , có những loại nào?

- HS trả lời

- GV: Thế nào đột biến lệch bội ?

+ Phân biệt các dạng đột biến lệch bội: Thể 1 nhiễm, khuyết nhiễm, ba nhiễm, bốn nhiễm?

- HS: Vận dụng kiến thức đã học, trao đổi trong nhóm thống nhất ý kiến -> đại diện 1 số HS trả lời -> lớp nhận xét, bổ sung.

- GV: Đánh giá, chỉnh sửa đi tới kết luận.

- GV: Nêu tiếp vấn đề:

+ Nếu tế bào 2n phân chia không bình

thường thì trong đó hình thành các dạng giao tử có sự khác nhau về số lượng NST như: n- 2, n-1, n+1, n+2...Vậy nguyên nhân là gì?

+ Cơ chế phát sinh các dạng đột biến lệch bội là như thế nào?

- GV lấy ví dụ minh họa

P 2n × 2n G n (n + 1), (n – 1) F1 (2n + 1) ; (2n – 1) ThÓ ba nhiÔm thÓ mét nhiÔm

- HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 33 mục II.2 trả lời câu hỏi

* Đột biến số lượng NST: Là sự thay đổi về số lượng NST trong tế bào xảy ra ở một hay một số cặp NST tương đồng.: gồm lệch bội, đa bội (tự đa bội , dị đa bội).

I. ĐỘT BIẾN LỆCH BỘI.

1. Khái niệm và phân loại.

- Đột biến lệch bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở 1 hay 1 số cặp NST tương đồng.

* Các dạng đột biến lệch bội:

+ Thể không :2n – 2 + Thể một :2n – 1 + Thể ba :2n + 1 + Thể bốn :2n + 2 +Thể một kép: 2n–1- 1 +Thể ba kép: 2n+1+1 ; ...

- Đột biến lệch bội thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật.

2. Cơ chế phát sinh.

- Trong giảm phân: Do sự rối loạn phân bào, một hay vài cặp NST không phân li

→ Giao tử thừa hoặc thiếu 1 vài NST → Các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường sẽ tạo các thể lệch bội.

- Trong nguyên phân (tế bào sinh dưỡng):

Nếu lệch bội xảy ra ở giai đoạn phát triển sớm của hợp tử → một phần cơ thể mang

- GV: nhận xét đánh giá, chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện kiến thức.

- GV: Tại sao thể lệch bội thường không có khả năng sống hoặc giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản?

- HS: Do sự tăng hay giảm số lượng của 1 hay vài cặp NST làm mất cân bằng của toàn bộ hệ gen.

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đột biến đa bội.

-GV: Dựa vào nội dung mục I sgk, phần chuẩn bị bài ở nhà

GV cho Hs hoạt động nhóm theo bàn, hoàn thành PHT sau:

Tiêu chí Tự đa

bội

Dị đa bội Khái niệm ĐB đa

bội

Các dạng ĐB đa bội

Nguyên nhân Cơ chế phát sinh Hậu quả

Vai trò

- HS thảo luận, thống nhất nội dung vào PHT - HS: Báo cáo kết quả thảo luận của nhóm - HS: các nhóm khác bổ sung và đánh giá - GV cho HS lấy các ví dụ thể lệch bội người( Đao, Claiphenter, siêu nữ, Tơcnơ) - GV: nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức - GV: Đột biến đa bội có ý nghĩa gì đối với tiến hóa và chọn giống?

- GV nhấn mạnh : Thể đa bội có ý nghĩa đối

đột biến lệch bội → thể khảm.

3. Hậu quả.

- Thể lệch bội thường không có khả năng sống hoặc sức sống giảm, giảm khả năng sinh sản tùy loài.

- VD: Hội trứng Đao, Siêu nữ 3X (XXX), Toc nơ (XO), Claiphen tơ (XXY)ở người.

4. Ý nghĩa: Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống

II. ĐỘT BIẾN ĐA BỘI.

1. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể tự đa bội.

- Khái niệm: Là sự tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của cùng một loài và lớn hơn 2n. Trong đó 3n, 5n, 7n...gọi là đa bội lẻ; còn 4n, 6n... gọi là đa bội chẵn.

- Cơ chế phát sinh:

+ Do trong quá trình giảm phân, bộ NST của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Qua thụ tinh sự kết hợp của các giao tử 2n này với nhau tạo thành thể tứ bội 4n, hay kết hợp với giao tử bình thường n sẽ tạo thể tam bội 3n.

+ Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu tế bào không phân chia NST thì cũng tạo nên thể tứ bội.

2. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị đa bội.

- Khái niệm: Là dạng đột biến gia tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau.

- Cơ chế phát sinh: Cơ chế hình thành thể dị đa bội là lai xa kết hợp với đa bội hóa tạo ra cây song nhị bội gồm 2 bộ NST của 2 loài đem lai.

VD: Hình 6.3 SGK trang 29.

3. Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội

- Đặc điểm của thể đa bội:

+ Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt.

+ Thể đa bội lẻ (3n, 5n...) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường. Các giống cây ăn quả không hạt thường là thể đa bội lẻ (dưa hấu, nho...)

- Vai trò: Đột biến đa bội đóng vai trò

với chọn giống cây trồng vì đa bội có nhiều đặc điểm tốt, đặc biệt là các cây mà chúng ta sử dụng cơ quan sinh dưỡng (thân, lá, củ, rễ...) hoặc tạo các cây ăn quả không hạt. Dị đa bội có thể tạo loài mới.

- GV gợi ý một số cây như nho, dưa hấu, cam chanh... không hạt hoặc củ cải đường, rau muống, dâu tằm, dương liễu có sản lượng cao, lớn nhanh.

quan trọng trong tiến hoá (hình thành loài mới) và trong trồng trọt ( tạo cây trồng

năng suất cao... )

3. Hoạt động luyện tập :

Bài tập 1. Quan sát bộ NST của Ruồi giấm (2n=8) ở các thể lệch bội và cho biết:

1. Gọi tên các thể lệch bội và số NST trong các thể lệch bội đó?

2. Nếu 2n là bộ NST của loài. Thì:

+ Số loại lệch bội đơn khác nhau có thể có được tính theo công thức?

+ Số loại lệch bội kép khác nhau có thể có được tính theo công thức?

Bài tập 2. GV cho sơ đồ câm. Gọi HS sơ đồ hóa phân loại các dạng đột biến NST

4. Hoạt động vận dụng :

HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Ở Một loài có bộ NST 2n = 24, nếu có đột biến NST xảy ra thì số loại thể tam nhiễm đơn có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là

Đột biến Nhiễm sắc thể Đột biến cấu

trúc Nhiễm sắc thể

Đột biến số lượng Nhiễm

sắc thể Mất

đoạn Lặp

đoạn Chuyể

n đoạn Đột biến

lệch bội Đột biến

đa bội

Chuyển đoạn không

tương hỗ

Tự đa

bội Dị đa

bội Đảo

đoạn

Chuyển đoạn tương hỗ

A. 24. B. 12. C. 48. D. 36.

Câu 2:Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về NST là:

A. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2. B. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n.

C. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2. D. 2n-2; 2n; 2n+2+1.

Câu 3: Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là

A. ABb và A hoặc aBb và a B. ABb và a hoặc aBb và A

C. Abb và B hoặc ABB và b D. ABB và abb hoặc AAB và aab Câu 4: Tỉ lệ giao tử được tạo ra từ cơ thể mang kiểu gen AAaa giảm phân bình thường là

A. 1/4AA, 2/4Aa, 1/4aa B. 1/6 AA, 2/6A, 1/6aa, 2/6a C. 1/6AA, 4/6Aa, 1/6aa D. 1/2AA, 1/2aa.

Câu 5:Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội.

Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lí thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là:

A. 1AAAA : 18AAAa : 8AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.

B. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.

C. 1AAAA : 4AAAa : 6AAaa : 4Aaaa : 1aaaa.

D. 1AAAA : 8AAAa : 18Aaaa : 8AAaa : 1aaaa.

5. Hoạt động mở rộng :

Dựa vào tài liệu và thông tin trên mạng internet : - Tìm hiểu về các dạng đột biến NST ở người.

- Tìm hiểu về cơ chế gây đột biến từng loại bệnh - Tìm hiểu hậu quả của nó

- Tìm hiểu cách hạn chế sự xuất hiện bệnh do ĐB NST ở đời con.

- Xây dựng kế hoạch bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội khỏi tác nhân gây đột biến.

V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ

Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài ở sgk - Học bài, trả lời câu hỏi SGK (trang 26) 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới

- Chuẩn bị thực hành

+ Ôn tập kiến thức đã học về NST và đột biến số lượng NST + Mẫu báo cáo thu hoạch

Tiết: 7 Ngày soạn: 20/09/2019

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 12 theo 5 hoạt động (mới 2021) (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w