LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 12 theo 5 hoạt động (mới 2021) (Trang 47 - 50)

Chương II. TÍNH QUI LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

Bài 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Nêu được một số đặc điểm cơ bản của di truyền liên kết hoàn toàn.

- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết hoàn toàn 2. Kỹ năng

- rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, phân tích kết quả thí nghiệm.

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ

- Yêu khoa học, tích cực trong học tập 4. Năng lực hướng tới :

- Năng lực tính toán, NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL trình bày, NL sử dụng ngôn ngữ, sử dụng CNTT,..

II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề

- Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án tiết 11- Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen - Tranh vẽ hình 11 sgk

-Sơ đồ cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen 2. Chuẩn bị của học sinh

- Nghiên cứu Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen IV. Tiến trình lên lớp

1. Kiểm tra bài cũ :

BT 1 : ở đậu Hà lan, cho biết mỗi một tính trạng do 1 cặp gen chi phối Pt/c : cây đậu hạt vàng, trơn x cây đậu hạt xanh, nhăn

F1 thu được 100% Cây đậu hạt vàng, trơn

Nếu đem cây đậu F1 lai với cây đậu hạt xanh, nhăn . Kết quả thu được như thế nào? Viết sơ đồ lai.

- HS giải bài tập theo quy luật phân li độc lập

- GV nêu bài toán 2; yêu cầu HS dự đoan kêt quả lai

BT 2 : ở ruồi giấm, cho biết mỗi một tính trạng do 1 cặp gen chi phối : Pt/c: T.Xám, C. dài x T. Đen, C. cụt.

F1: 100% Xám, dài

Pa: Đực F1 xám, dài x Cái đen, cụt

Kết quả thu được như thế nào? Viết sơ đồ lai.

- HS dự đoán kết quả,

- GV thông báo: đối với ruồi giấm vào năm 1909-1910 Thomas Hurt Morgan và các cộng sự đã lặp đi lặp lại thí nghiệm nhiều lần nhưng kết quả của phép lai phân tích vẫn không cho ra tỉ lệ 1:1;1:1 như quy luật phân li độc lập của Men đen mà cho ra 50% ruồi thân xám, cánh dài: 50% ruồi thân đen, cánh ngán.Vậy ông đã giải thích kết quả như thế nào?

Chúng ta cùng tim hiểu bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen.

2. Bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV giới thiệu tiểu sử của Morgan

- GV: Vì sao ruồi giấm là đối tượng thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền học?

- HS: Do chúng có nhiều đặc điểm thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền như: Chu trình sống ngắn, đẻ nhiều, các tính trạng biểu hiện rõ ràng hay có nhiều thể đột biến, dễ nuôi trên môi trường nhân tạo, dễ lai chúng với nhau, bộ NST lưỡng bội có số lượng ít (2n = 8) ngoài ra còn có NST khổng lồ dễ quan sát.

- GV: Nêu thí nghiệm

- GV yêu cầu Hs thảo luận nhóm theo bàn để trả lời các câu hỏi:

1. Xác định tính trạng trội, lặn, Quy ước gen 2. Con ruồi đực F1 có kiểu gen như thế nào?

3. Phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái đen, cụt là phép lai gì?

4. Con ruồi cái đen, cụt cho ra mấy loại giao tử

5. Con ruồi đực F1 cho ra mấy loại giao tử - HS: Ngiên cứu kết quả thí nghiệm và liên hệ bài trước để trả lời.

- GV hướng dẫn HS viết sơ đồ lai

- GV : từ phân tích ví dụ trên hãy cho biết đặc điểm của liên kết gen là gì ?

- HS nêu các đặc điểm của liên kết gen - GV : ví dụ ở người có 2n = 46 thì có bao nhiêu nhóm gen liên kết ?

- HS : có 23 nhóm gen liên kết

- GV : Cho Hs quan sát hình minh họa cho cơ sở tế bào học của liên kết gen

? Từ hình ảnh em hãy cho cô biết cơ sở tế

Thomas Hunt Morgan (1866-1945) là nhà khoa học người Mỹ. Ông được trao Giải Nobel Sinh lý và Y khoa vào năm 1933 nhờ những khám phá về vai trò của nhiễm sắc thể đối với di truyền.

Morgan tốt nghiệp đại học University of Kentucky vào loại xuất sắc khi mới có 20 tuổi (năm 1886).Năm 24 tuổi (1890), Morgan được nhận bằng tiến sĩ tại Johns Hopkins University,[2] và năm sau đã được phong phó giáo sư (Associate Professor).

Lúc đầu, Morgan không tán thành. Phòng thí nghiệm của Morgan về sau được gọi là

"phòng thí nghiệm ruồi".

I. Liên kết gen.

1. Thí nghiệm: (Đối tượng: Ruồi giấm).

Pt/c: Xám, dài x Đen, cụt.

F1: 100% Xám, dài

Pa: Đực F1 xám, dài x Cái đen, cụt Fa: 1Xám, dài: 1Đen, cụt

2. Giải thích:

- Pt/c → F1 dị hợp 2 cặp gen nhưng Fa chỉ cho 2 kiểu hình với tỉ lệ 1:1 → F1 chỉ cho 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau.

- Các gen qui định các tính trạng khác nhau( màu thân, dạng cánh) cùng nằm trên 1 NST và di truyền cùng nhau.

3. Đặc điểm

- Liên kết gen là hiện tựong các gen trên cùng 1 NST di truyền cùng nhau.

- Các gen nằm trên một NST tạo thành một nhóm gen liên kết.

- Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó 4. Cơ sở tế bào học

- Trong tế bào số lượng gen lớn hơn nhiều so với số lượng NST→ Trên một NST chứa nhiều gen

bào học của hiện tượng liên kết gen là gì ? - HS trả lời

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo cặp cho biết ý nghĩa của liên kết gen

- Sự phân li và tổ hợp của các cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh dẫn đến sự phân li của nhóm gen liên kết - Sơ đồ lai.

5. Ý nghĩa

- Liên kết hoàn toàn hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp, duy trì sự ổn định bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen liên kết

- Trong chọn giống nhờ liên kết gen người ta chọn được những tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau

3 . Hoạt động luyện tập: Chọn đáp án dúng

Câu 1; Để phát hiện ra quy luật di truyền liên kết hoàn toàn, Morgan đã sử dụng phép lai nào đối với con đực F1:

a. Tạp giao b. Lai thuận nghịch c. Lai phân tích d. Lai khác dòng Câu 2: Hiệu quả của di truyền liên kết đối với biến dị tổ hợp:

a. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp b. Hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp c. Duy trì kiểu hình giống bố mẹ d. Làm sinh vật đa dạng và phong phú Câu 3: Cơ sở tế bào học của liên kết gen là

a .Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST

b. Các gen qui định tính trạng nằm trên các NST khác nhau

c. Sự phân li và tổ hợp của các cặp NST tương đồng trong giảm phân dẫn đến sự phân li của nhóm gen liên kết

d. Một gen quy định nhiều tính trạng khác nhau 4 . Hoạt động vận dụng, mở rộng

Bài tập 1: ở một loài đậu khi cho lai giữa bố mẹ thuần chủng cây hạt trơn, có tua với cây hạt nhăn, không có tua thu được F1 100% cây hạt trơn, có tua. Các gen liên kết hoàn toàn. Nếu cho F1 tự thụ phấn thu được F2 với tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình như thế nào?

Viết sơ đồ lai từ P đến F2.

Bài tập 2; ở lúa, khi cho lai giữa bố mẹ thuần chủng cây cao, hạt đục với cây Thấp, hạt trong thu được F1 toàn cây cao, hạt trong. Cho F1 tự thụ phấn thu được

F2 với tỉ lệ 75% Cây cao, Hạt trong; 25% Cây thấp, Hạt đục. Xác định quy luật di truyền chi phối biết mỗi gen quy định một tính trạng.

V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ :

- Học bài theo vỏ và nội dung sgk -Trả lời các câu hỏi cuối bài 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới : - Trả lời các câu hỏi trong sgk

- Tiếp tục tìm hiểu về hiện tượng hoán vi gen

+ Nêu thí nghiệm của Moocgan về di truyền liên kết không hoàn toàn và giải thích được cở sở tế bào học của hoán vị gen. Định nghĩa hoán vị gen.

+Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết không hoàn toàn.

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 12 theo 5 hoạt động (mới 2021) (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w