QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI (tt)

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 12 theo 5 hoạt động (mới 2021) (Trang 125 - 129)

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Nêu được thực chất của quá trình hình thành loài và các đặc điểm hình thành loài mới theo các con đường sinh thái, lai xa và đa bội hoá..

- Giải thích được quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa.

- Giải thích được sự cách li về tập tính và cách li sinh thái dẫn đến hình thành loài mới như thế nào.

2. Kỹ năng

- rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp so sánh

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ

- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ.

- Yêu khoa học, tích cực trong học tập 4. Năng lực hướng tới

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL trình bày, NL sử dụng ngôn ngữ, sử dụng CNTT,..

II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề

- Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án tiết 30- Bài 30 Quá trình hình thành loài (tt) 2. Chuẩn bị của học sinh

- Nghiên cứu Bài 30 Quá trình hình thành loài (tt) IV. Tiến trình lên lớp

1. Hoạt động khởi động/ tạo tình huống Kiểm tra bài cũ :

Câu hỏi Giải thích vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới

Đáp án : Cách ly địa lý là những trở ngại địa lý làm cho các cá thể của các quần thể bị cách ly và không thể giao phối với nhau.

Các ly địa lý có vai trò duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể do các nhân tố tiến hóa tạo ra.

*Đặt vấn đề: Tiết trước chúng ta nghiên cứu quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí. Vậy ở cùng khu vực địa lí thì quá trình hình thành loài có diễn ra hay không ? Để rõ hơn chúng ta nghiên cứu tiếp bài 30

2. Hoạt động hình thành kiến thức

a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái . Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức

- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu ví dụ SGK và rút ra kết luận về quá trình hình thành loài bằng cách li tập tính

- HS: Nghiên cứu ví dụ SGK trang 129, thảo luận và nêu được kết luận.

- GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.

- GV: yêu cầu HS nghiên cứu ví dụ SGK trang 130 và rút ra kết luận về quá trình hình thành loài bằng cách li sinh thái? Hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái thường xảy ra đối với đối tượng nào?

- HS: Nghiên cứu ví dụ SGK trang 130, thảo luận và nêu được kết luận.

- GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.

II. HÌNH THÀNH LOÀI CÙNG KHU VỰC ĐỊA LÍ.

1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái.

a. Hình thành loài bằng cách li tập tính.

- Ví dụ: SGK trang 129.

- Kết luận:

+ Các cá thể của 1 quần thể do đột biến có được kiểu gen nhất định làm thay đổi một số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối thì những cá thể đó có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li với quần thể gốc.

+ Lâu dần do giao phối không ngẫu nhiên và các NTTH tác động dẫn đến cách li sinh sản và dần sẽ hình thành loài mới.

b. Hình thành loài bằng cách li sinh thái.

- Ví dụ: SGK trang 130.

- Kết luận:

- Trong cùng 1 khu vực phân bố, các QT của loài có thể gặp các điều kiện sinh thái khác nhau.

- Tại điều kiện sinh thái đó, các QT của loài tích lũy đột biến và BDTH theo những hướng khác nhau thích nghi với điều kiện sinh thái tương ứng, dần dần hình thành nòi sinh thái rồi hình thành loài mới.

+ Hình thành loài bằng cách lí sinh thái thường xảy ra đối với các loài động vật ít di chuyển.

b.Hoạt động 2: Tìm hiểu hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa.

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm theo bàn

nghiên cứu thông tin sgk trả lời các câu hỏi:

Thế nào là lai xa? Lai xa gặp những trở ngại gì? Vì sao cơ thể lai xa thường bất thụ?

Có phải cơ thể lai xa nào cũng bất thụ và không thể tạo thành loài mới không? Để khắc phục trở ngại khi lai xa người ta có thể làm gì? Tại sao ? Người ta tiến hành như thế nào?

- HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 130 và 131, thảo luận và trả lời các câu hỏi.

- GV: Vì sao lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật bậc cao nhưng rất ít gặp ở động vật? Sự xuất hiện một cá thể lai xa được đa bội hóa đã được xem là loài mới chưa?

- HS: Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến trả lời.

- Các Hs khác bổ sung

- GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức.

2. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa.

- Lai xa là phép lai giữa 2 cá thể thuộc 2 loài khác nhau, hầu hết cho con lai bất thụ.

P Cá thể loài A (2nA) × Cá thể loài B (2nB)

G nA nB

F1 (nA + nB) → Không có khả năng sinh

sản hữu tính (bất thụ)

(nA + nB) (nA + nB) F2 (2nA + 2nB)

(Thể song nhị bội) → Có khả năng sinh sản hữu tính (hữu thụ).

+ Cơ thể lai xa thường không có khả năng sinh sản hữu tính (bất thụ) do cơ thể lai xa mang bộ NST đơn bội của 2 loài bố mẹ → không tạo các cặp tương đồng → quá trình tiếp hợp và giảm phân không diễn ra bình thường.

+ Lai xa và đa bội hoá tạo cơ thể lai mang bộ NST lưỡng bội của cả 2 loài bố mẹ → tạo được các cặp tương đồng → quá trình tiếp hợp và giảm phân diễn ra bình thường → con lai có khả năng sinh sản hữu tính. Cơ thể lai tạo ra cách li sinh sản với 2 loài bố mẹ, nếu được nhân lên tạo

thành một quần thể hoặc nhóm quần thể có khả năng tồn tại như một khâu trong hệ sinh thái → loài mới hình thành.

- Ví dụ: SGK trang 130.

*Đặc điểm:

+ Thường gặp ở thực vật

+Là con đường hình thành loài nhanh nhất 3. Hoạt động luyện tập :

Câu 1: Nói “Sự xuất hiện 1 cá thể lai xa được đa bội hóa chưa phải là sự xuất hiện loài mới”

đúng hay sai? Hãy giải thích.

Câu 2: Tại sao lai xa và đa bội hóa lại nhanh chóng tạo nên loài mới mà ít xảy ra ở các loài động vật?

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng :

GV cho HS làm một số câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng là A. không có sự tương hợp về cấu tạo cơ quan sinh sản với các cá thể cùng loài.

B. bộ NST của bố và mẹ trong các con lai khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước, cấu trúc.

C. có sự cách li hình thái với các cá thể cùng loài.

D. cơ quan sinh sản thường bị thoái hoá.

Câu 2. Trong các con đường hình thành lòai sau, con đường hình thành loài nhanh nhất và phổ biến là bằng con đường

A. địa lí. B. sinh thái.

C. lai xa và đa bội hoá. D. các đột biến lớn.

Câu 3. Trên hòn đảo có một loài chuột ( kí hiệu là A) chuyên ăn rễ cây. Sau rất nhiều năm, từ loài A đã hình thành thêm loài chuột B chuyên ăn lá cây. Loài B đã được hình thành theo con đường.

A. địa lí. B. sinh thái.

C. đa bội hoá. D. địa lí hoặc sinh thái V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC :

1. Hướng dẫn học bài cũ :

Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài ở sgk 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới :

- Đọc trước bài 32 Nguồn gốc của sự sống.

+ Trình bày thí nghiệm của Milơ chứng minh các hợp chất hữu cơ đơn giản đã hình thành như thế nào khi Trái Đất mới được hình thành

+ Giải thích sự hình thành các tế bào nguyên thủy đầu tiên.

Tiết: 31 Ngày soạn: 12/12/2019

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 12 theo 5 hoạt động (mới 2021) (Trang 125 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w