Chương II. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
Bài 34 SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI
1. Kiến thức
- Giải thích được nguồn gốc động vật của loài người dựa trên các bằng chứng giải phẫu so sánh, phôi sinh học so sánh, đặc biệt là sự giống nhau giữa người và vượn người.
- Trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người, trong đó phản ánh được điểm đặc trưng của mỗi giai đoạn : các dạng vượn người hoá thạch, người tối cổ, người cổ, người hiện đại.
- Giải thích được quá trình hình thành loài người Homo sapiens qua các loài trung gian chuyển tiếp.
- Giải thích được thế nào là tiến hóa văn hóa và vai trò của tiến hóa văn hóa đối với sự phát sinh, phát triển loài người.
2. Kỹ năng
- rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp so sánh
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ
- Giáo dục HS có quan niệm đúng đắn về nguồn gốc loài người 4. Năng lực hướng tới :
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL trình bày, NL sử dụng ngôn ngữ, sử dụng CNTT,..
II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề
- Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án tiết 33- Bài 34 Sự phát sinh loài người - Hình 34.1, 34.2 sgk
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu Bài 34 Sự phát sinh loài người IV. Tiến trình lên lớp
1. Hoạt động khởi động/ tạo tình huống :
Gv chiếu 1 số tranh ảnh về hóa thạch của người tối cổ và người cổ.
Dựa vào các hóa thạch tìm được con người đã xây dựng lại lịch sử phát sinh loài người
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
? Cho biết con người thuộc vào nhóm phân loại nào
Giới ĐV(Animalia)- Ngành ĐVCDS (Chordata) – Lớp thú (Mammalia)- Bộ linh trưởng (Primates)- Họ người (Homonidae)- Chi,giống người (Homo)- Loài người (Homo sapiens)?
Bằng chứng nào xếp con người vào vị trí phân loại như vậy?
- GV: Yêu cầu HS đưa ra các bằng chứng chứng tỏ nguồn gốc động vật của loài người?
- Điểm giống nhau giữa người và linh trưởng qua bảng 34?
- Giải thích sơ đồ cây phát sinh chủng loại của bộ linh trưởng? Từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giữa người và các loài linh trưởng?
- HS: Vận dụng kiến thức bài 24, bảng 34, hình 34.1, thảo luận và trả lời.
- GV: - Liệt kê thứ tự 8 loài trong chi Homo?
Loài tồn tại lâu nhất? Những loài đã bị tuyệt diệt? Thời gian tồn tại của những loài này?
- Cho biết nội dung các giả thuyết về địa điểm phát sinh loài người?
HS: Ngiên cứu hình 34.2 và thông tin mục II, thảo luận nhóm và trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận kiến thức cơ bản.
a. Homo habilis: tìm thấy ở Onđuvai năm 1961- 1964.
- Cao 1- 1,5 m, nặng 25 – 50 kg, có hộp sọ
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI NGƯỜI HIỆN ĐẠI.
1. Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người.
- Bằng chứng giải phẫu so sánh: Bộ xương chia 3 phần (đầu, mình, chi).
+ Vượn người có kích thước cơ thể gần với người (cao 1,5 – 2m).
+ Vượn người có bộ xương cấu tạo tương tự người, với 12 – 13 đôi xương sườn, 5 -6 đốt cùng, bộ răng gồm 32 chiếc.
- Vượn người đều có 4 nhóm máu, có hêmôglôbin giống người.
- Đặc tính sinh sản giống nhau : Kích thước, hình dạng tinh trùng, cấu tạo nhau thai, chu kì kinh nguyệt....
- Vượn người có một số tập tính giống người : biết biểu lộ tình cảm vui, buồn....
Những đặc điểm giống nhau trên đây chứng tỏ người và vượn người có nguồn gốc chung và có quan hệ họ hàng rất thân thuộc.
- Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: ADN người giống ADN tinh tinh tới 98%.
- Hiện tượng lại tổ, cơ quan thoái hóa ...
→Kết luận: Người có nguồn gốc từ động vật.
2. Các dạng vượn người hóa thạch và quá trình hình thành loài người.
- Loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là H.habilis (người khéo léo), sau đó tiến hóa thành nhiều loài khác trong đó có H.erectus (người đứng thẳng), từ
H.erectus hình thành nên loài người hiện nay H.sapiens (người thông minh).
- Trong chi Homo đã phát hiện hóa thạch 8 loài khác nhau, chỉ có duy nhất loài người hiện nay còn tồn tại.
- Loài người hiện đại sinh ra ở châu Phi
600 – 800 cm 3.
- Sống thành đàn, đi thẳng đứng, tay biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá.
b. Homo erectus:
- Peticantrop: tìm thấy ở Inđônêxia năm 1891. Cao 1,7m hộp sọ 900- 950 cm3 . Biết chế tạo công cụ bằng đá, dáng đi thẳng . - Xinantrop: tìm thấy ở Bắc Kinh ( Trung Quốc) năm 1927. Hộp sọ 1000 cm3 , đi thẳng đứng, biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá, xương, biết dùng lửa
c. Homo neanderthalensis: (Đức năm 1856) + Cao : 1,55-1,66m,Hộp sọ 1400cm3
+ Xương hàm gần giống người, có lồi cằm.
+ Biết chế tạo và sử dụng lửa thành thạo, sống săn bắt và hái lượm, bước đầu có đời sống văn hoá.
+ Công cụ lao động bằng đá tinh xảo hơn như: dao, búa, rìu.
4. Người hiện đại ( Homo sapiens): tìm thấy ở làng Grômanhon( Pháp) năm 1868.
+ Cao: 1,8m, hộp sọ 1700cm3.Có lồi cằm rõ.
+ Công cụ LĐ: đá, xương, sừng, đồng, sắt.
+ Họ sống thành bộ lạc, có nền văn hoá phức tạp, có mầm móng mĩ thuật và tôn giáo.
rồi khát tán sang các châu lục khác.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu người hiện đại và sự tiến hóa văn hóa.
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV: Những đặc điểm thích nghi nào giúp
con người có được khả năng tiến hóa văn hóa?
- Phân biệt tiến hóa sinh học với tiến hóa văn hóa?
- Kết quả của quá trình tiến hóa văn hóa ở người có ý nghĩa như thế nào?
- HS: Ngiên cứu thông tin SGK trang 147, thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và trả lời.
- GV: Nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức
II. NGƯỜI HIỆN ĐẠI VÀ SỰ TIẾN HÓA VĂN HÓA.
- Những đặc điểm thích nghi giúp con người có khả năng tiến hóa văn hóa: Dáng đi thẳng, bộ não phát triển, cấu trúc thanh quản phát triển cho phép phát triển tiếng nói, bàn tay có các ngón tay linh hoạt giúp chế tạo và sử dụng công cụ…
- Kết quả của quá trình tiến hóa văn hóa:
Con người biết sử dụng lửa để nấu chính thức ăn cũng như xua đuổi vật giữ, tự chế tạo ra quần áo, lều trú ẩn, biết trồng trọt và
thuần dưỡng vật nuôi, phát triển nghề nông, làng mạc và đô thị xuất hiện….
- Như vậy, nhờ có tiến hóa văn hóa mà con người trở thanh loài thống trị trong tự
nhiên, làm chủ khoa học kĩ thuật, có ảnh hưởng đến nhiều loài khác và có khả năng điều chỉnh hướng tiến hóa của chính mình.
3. Hoạt động luyện tập :
Câu 1. Loài người xuất hiện vào đại nào sau đây?
A. Đại Cổ sinh B. Đại Tân sinh C. Đại Trung sinh D. Đại Nguyên sinh, Thái cổ Câu 2. Loài người phát sinh trải qua các giai đoạn chính theo trình tự nào sau đây : A. vượn người hoá thạch, người vượn hoá thạch, người cổ và người hiện đại.
B. vượn người hoá thạch, người cổ, người vượn hoá thạch và người hiện đại.
C. người vượn hoá thạch, vượn người hoá thạch , người cổ và người hiện đại.
D. người vượn hoá thạch, người cổ, người vượn hoá thạch và người hiện đại.
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng :
Một bạn viết: “ Trải qua quá trình luyện tập, qua lao động hàng vạn năm tay người được cải tạo, trở nên hoàn thiện và khéo léo. Vì vậy, có thể nói tay nguời không phải chỉ là cơ quan lao động mà còn là sản phẩm của lao động”
Hãy phân tích những điều đúng, sai trên đây và cho biết ý kiến của em về sự xuất hiện bàn tay khéo léo ở người và vai trò của lao động trong quá trình đó.
V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC :
1. Hướng dẫn học bài cũ : Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài ở sgk 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
- Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị các nội dung ôn tập theo đề cương, tiết sau ôn tập học kỳ I
Tiết: 34 Ngày soạn: 20/12/2019 ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. Mục tiêu 1. Kiến thức
- Củng cố và khắc sâu kiến thức phần di truyền học 2. Kỹ năng
- rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp so sánh
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ
- Yêu thích môn học
II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Sơ đồ tư duy
- Vấn đáp- tái hiện
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án tiết 34- Ôn tập học kỳ I - Đề cương ôn tập
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị các nội dung của đề cương ôn tập IV. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ : Không 2. Bài mới
a. Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết.
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV hệ thống hóa kiến thức chương I dưới
dạng sơ đồ
- HS nêu các nội dung chính của sơ đồ
? Nêu nguyên tắc bổ sung trong cơ chế sao chép AND, Phiên mã, dịch mã
- HS trả lời
? Mô tả cơ chế điều hòa của operon Lac trong môi trường không có lactose cà môi trường có lactose
- Hs trả lời
? Lập bảng mô tả các dạng đột biến cấu trúc và số lượng NST (nguyên nhân, cơ chế, hậu quả và vai trò)
I. Lý thuyết
1. Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị
- Định nghĩa gen.
- Những diễn biến chính của cơ chế sao chép ADN, phiên mã và dịch mã ở tế bào nhân sơ.
- Cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ (theo mô hình Mônô và Jacôp).
- Nguyên nhân, cơ chế, hậu quả và vai trò của các dạng đột biến cấu trúc và số lượng NST.
2. Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền
- Cơ sở tế bào học của quy luật
- Nêu cơ sở tế bào học của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập của Menđen.
- HS trả lời
- GV nhắc lại Thí nghiệm, cơ sở tế bào học, đặc điểm, ý nghĩa của liên kết hoàn toàn và hoán vị gen.
- GV: Nêu đặc điểm, ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính, di truyền ngoài NST (di truyền ở ti thể và lục lạp).
- HS trả lời
-GV: Trình bày mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua một ví dụ.
- HS trả lời
- GV: Sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự phối, quần thể ngẫu phối qua các thế hệ như thế nào?
- HS trả lời
- GV: Nêu nội dung và những điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi-Vanbec.
- HS trả lời
? Các nguồn vật liệu chọn giống. Các bước tạo dòng thuần, tạo giống có ưu thế lai cao.
- HS trình bày
-GV hướng dẫn HS ôn quy trình tạo giống mới bằng: nuôi cấy hạt phấn, nuôi cấy mô tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo, dung hợp tế bào trần; tạo cừu Đôly; tạo giống bằng phương pháp gây đột biến; chuyển gen.
? Nêu một số tật và bệnh di truyền ở người liên quan đến đột biến gen và NST
- HS lấy cá ví dụ
phân li và quy luật phân li độc lập của Menđen.
- Thí nghiệm, cơ sở tế bào học, đặc điểm, ý nghĩa của liên kết hoàn toàn và hoán vị gen.
- Đặc điểm, ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính, di truyền ngoài NST (di truyền ở ti thể và lục lạp).
- Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua một ví dụ.
3. Chương 3: Di truyền học quần thể - Sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự phối, quần thể ngẫu phối qua các thế hệ.
- Nội dung và những điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi-Vanbec.
4. Chương 4: Ứng dụng của di truyền học vào chọn giống
- Các nguồn vật liệu chọn giống.
Các bước tạo dòng thuần, tạo giống có ưu thế lai cao.
- Quy trình tạo giống mới bằng:
nuôi cấy hạt phấn, nuôi cấy mô tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo, dung hợp tế bào trần; tạo cừu Đôly; tạo giống bằng phương pháp gây đột biến; chuyển gen.
5. Chương 5: Di truyền học người:
Nêu một số tật và bệnh di truyền ở người liên quan đến đột biến
b. Hoạt động 2: Ôn tập bài tập.
1. Tính số gen con được sinh ra, số nucleotit và số nucleotit mỗi loại môi trường cung cấp cho nhân đôi ADN.
2. Mối quan hệ giữa ADN, mARN và Protein
3. Tính số lượng, tỉ lệ các loại giao tử của kiểu gen:
Ví dụ: Aaaa (4n); AabbDDEe; (liên kết hoàn toàn); (f=40%); ...
4. Một gen có 2 alen A (hạt vàng), a (hoa xanh), nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường.
Không tính đến trường hợp đột biến, quần thể có những kiểu gen nào? Có thể có những phép lai nào và kết quả của nó?
5. Tính nhanh số kiểu gen, kiểu hình; tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình của phép lai
Ví dụ: Các gen trội hoàn toàn, mỗi gen quy định một tính. P ♂AaBbddEE x ♀ aaBbDdEe