SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN
Bài 15: BÀI TẬP CHƯƠNG I VÀ CHƯƠNG II
I. Mục tiêu 1. Kiến thức
- HS trình bày được cơ chế di truyền (tự sao, phiên mã, dịch mã).
- HS trình bày được nguyên nhân và cơ chế phát sinh các biến dị (đột biến gen, đột biến số lượng NST, đột biến cấu trúc NST)
2. Kỹ năng
- Kỹ năng vận dụng kiến thức để làm bài tập
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp, kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Thái độ
- Yêu khoa học, tích cực trong học tập 4. Năng lực hướng tới
- Năng lực tính toán, NL giải quyết vấn đề, NL trình bày, NL tự học.
II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề
- Thảo luận nhóm - Vấn đáp - tìm tòi - Quan sát tranh - tìm tòi
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án tiết 15- Bài 15 Bài tập chương I và chương II - Bảng phụ
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn tập kiến thức chương I và các dạng bài tập liên quan đến cơ chế di truyền và biến dị
IV. Tiến trình lên lớp
1. Hoạt động khởi động/ tạo tình huống - GV gọi 1 học sinh hệ thống lại kiến thức chương I Hệ thống hóa kiến thức:
1. di truyền phân tử
- Vật chất di truyền cấp độ phân tử. ADN, ARN, prôtêin.
- Cơ chế di truyền cấp độ phân tử.
+ Nhân đôi.+ Phiên mã.+ Dịch mã.
+ Điều hòa hoạt động của gen.
2.Di truyền tế bào:
- Vật chất di truyền cấp độ tế bào NST: cấu trúc siêu hiển vi.
- Đột biến cấu trúc NST.
- Cơ chế đột biến lệch bội và đa bội.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - - Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng
các công thức
+ Công thức liên quan đến khối lượng, chiều dài , tống số Nu của gen
+ Công thức tính sô Nucleotit MT nội bào cung cấp khi gen stự sao n đợt
+ Công thức tính số ribôxôm Nucleotit MT cung cấp khi gen sao mã k đợt
+ Mối quan hệ giữa các đại lượng giữa ADN , ARN và Protein
- HS xây dựng các công thức
II. Một số công thức liên quan
- công thức : N=M/300→ M=300 × N N= L/3,4 × 2 → L=N/2× 3,4
L=M /2×300 × 3,4 → M= L/3,4 ×2×3,4 + về số lượng và tỉ lệ phần trăm A+G =T+X =N/2
A+G= T+X =50%
* Cơ chế tự sao :
số Nucleotit mỗi loại MT cung cấp khi gen tự sao liên tiếp n đợt
A’=T’= (2n -1)A =(2n-1)T G’=X’= (2n-1) G= (2n-1) X
- Tổng số Nucleotit MT cung cấp khi gen tự sao liên tiếp n đợt
N’= (2n-1)N
* Cơ chế sao mã :
số ribôxôm Nucleotit mỗi loại MT cung cấp khi gen sao mã k đợt
A=kAm, U=kUm, G=kXm, X=kXm
* tương quan giữaADN v à ARN, Protein ADN phiênmã mARN dịch mã Protein tính trạng
3. Hoạt động luyện tập Bài tập chương 1 (SGK):
Bai 1 a)
3’ … TAT GGG XAT GTA AHoạt ĐộNG CủA HS GGX …5’ ( mạch khuôn có nghĩa của gen )
5’ … ATA XXX GTA XAT TAX XXG …3’ ( mạch bổ sung ) 5’ … AUA XXX GUA XAU UAX XXG…3’ ( mARN )
b) Có 18/3 = 6 codon trên mARN
c) Các bộ ba đối mã của tARN đối với mỗi codon: UAU , GGG, XAU, GUA, AUG, GGX
Bài 3. Đoạn chuỗi polipeptit: Arg Gly Ser Phe Val Asp Arg
mARN 5’ AGG GGU UXX UUX GUX GAU XGG 3’
AND mạch khuôn 3’TXX XXA AGG AAG XAG XTA GXX 5’
mạch bổ sung 5’ AGG GGT TXX TTX GTX GAT XGG 3’
Bài 6: Số lượng bộ NST lưỡng bội của một loài 2n = 10. Đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể ba ở loài này ?
2n = 10 →n = 5 số thể ba tối đa ở loài này = 5
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Ở một loài sinh vật có 2n = 14, số NST đơn ở kì sau của nguyên phân là
A. 14. B. 56. C. 28. D. 7.
Câu 2. Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi là : A.Cung cấp năng lượng.
B.Tháo xoắn AND.
C.Lắp ghép các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung vào mạch đang tổng hợp.
D.Phá vỡ các liên kết hidro giữa hai mạch của AND.
Câu 3. Một nuclêôxôm gồm
A. phân tử ADN quấn 7/4 vòng quanh khối cầu gồm 10 phân tử histôn.
B. một đoạn phân tử ADN quấn 11/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn.
C. phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN dài 146 cặp nuclêôtit.
D. 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn bằng 1 đoạn ADN dài 146 cặp nuclêôtit.
Câu 4: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể phát sinh do
A. Quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể bị rối loạn.
B. Sự phân ly không bình thường của nhiễm sắc thể ở kì sau của quá trình phân bào.
C. Quá trình tự nhân đôi nhiễm sắc thể bị rối loạn.
D. Cấu trúc nhiễm sắc thể bị phá vỡ.
Câu 5: Cho một cây cà chua tứ bội có kiểu gen Aaaa lai với cây lưỡng bội có kiểu gen Aa.
Quá trình giảm phân ở các cây bố ,mẹ xảy ra bình thường ,các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ tinh .Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn ở đời con là .
A.1/4 B. 1/6 C. 1/12 D.1/2
Câu 6 : Ở cà chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu vàng. Biết rằng, cây tứ bội giảm phân bình thường và cho giao tử 2n, cây lưỡng bội giảm phân bình thường và cho giao tử n. Các phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 11 quả màu đỏ : 1 quả màu vàng ở đời con là
A. AAaa × Aa và AAaa × aaaa B. AAaa × Aa và AAaa × AAaa
C. AAaa × aa và AAaa × Aaaa D . AAaa × Aa và AAaa × Aaaa Câu 7 Những dạng đột biến cấu trúc làm giảm số lượng gen trên một NST là :
A.Mất đoạn và lặp đoạn. B.Lặp đoạn và đảo đoạn.
C.Mất đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ. D.Đảo đoạn và chuyển đoạn tương hỗ.
Câu 8. Ở một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n=24 bị đột biến. Số lượng NST ở thể ba là:
A. 22 B. 26 C. 25 D. 28
4. Hoạt động vận dụng
Bài 1: ở thể đột biến của một loài TB sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 4 lần tạo ra số TB có tổng cộng là 144 NST
a. Bộ NST lưỡng bội của loài là bao nhiêu ?Đó là đột biến nào ? b. Có thể có bao nhiêu loại gt không bình thưòng về số lượng NST?
Hướng dần giải :
a. 2n x 24 = 144 bộ NST của thể đột biến là 2n = 144/16 = 9 nên bộ NST của loài có thể là : 2n - 1 = 9 -> 2n = 10 đột biến thể ba
2n + 1 = 9 -> 2n = 8 đột biến thể một
b. – Nếu đột biến ở dạng 2n + 1 hay 8 + 1 thì có thể có 4 dạng giao tử thừa 1 NST
- Nếu đột biến ở dạng 2n - 1 hay 10 - 1 thì có thể có 5 dạng giao tử thiếu 1 NST.
Bài 2: Ở cà chua gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng . a. Cây cà chua tứ bội quả đỏ thần chủng AAAA có thể được hình thành theo nhưnữg phương thức nào
b. Cây 4n quả đỏ AAAAgiao phấn với cây 4n quả vàng aaaa được F1 . F1 có kiểu gen ,kiểu hình và các loại giao tử như thế nào ?
c. Viết sơ đồ lai đến F2 kiểu gen và kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào ? Hướng dần giải :
a. Cây tứ bội có thể được hình thành theo các phương thức sau:
- Nguyên phân của hợp tử: AA->AAAA -Giảm phân va thụ tinh
P: AA x AA Gt: AA AA F1 : AAAA b. AAAA x aaaa
F1: AAaa quả đỏ. Cây F1 có cá loại giao tử sau: AA, Aa, aa.
c. Ta có sơ đồ lai
F1: AAaa x AAaa Gt hữu thụ :
(1/6AA, 4/6 A a,1/6 aa)(1/6AA, 4/6 A a,1/6 aa)
F2: KG 1/36AAAA : 8/36AAAa : 18/36 AAaa: 8/36Aaaa : 1/36aaaa KH: 35/36 đỏ, 1/36 vàng
5. Hoạt động mở rộng :
- Tìm hiểu các bài tập tự luận và trắc nghiệm về chương I để tự rèn luyện.
V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC : 1. Hướng dẫn học bài cũ :
- Lưu ý về các phương pháp giải bài tập tự luận và trắc nghiệm 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới :
- Ôn tập toàn bộ kiến thức chương I và chương II để phục vụ tiết bài tập tiếp theo + Kiến thức trọng tâm
+ Một số công thưc liên quan
+ Một số bài tập liên quan đến chương I và chương II