Hoạt động hình thành kiến thức

Một phần của tài liệu Giáo án phát triển năng lực môn Hóa Học lớp 10 (Trang 34 - 39)

Article XII. Hoạt động 5: mở rộng, bổ xung ý tưởng sáng tạo 15 phút

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1 (15 phút): Giới thiệu sơ lược về sự phát minh ra bảng HTTH các nguyên tố hóa học. Cấu tạo của bảng HTTH các nguyên tố hóa học: ô nguyê n tố.

a) Mục tiêu hoạt động:

Nêu được cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn gồm các ô nguyên tố; chu kì;

nhóm.

Nêu được cụ thể các đặc điểm của một nguyên tố.

Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.

b) Phương thức tổ chức HĐ:

GV cho HS HĐ cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 1, câu hỏi 3. Từ đó rút ra mối quan hệ giữa số thự tự của ô nguyên tố và số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.

HĐ nhóm: GV cho HS HĐ nhóm để chia sẻ, bổ sung cho nhau trong kết quả HĐ cá nhân.

HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung (lưu ý mời các nhóm có kết quả khác nhau trình bày để khi thảo luận chung cả lớp được phong phú, đa dạng và HS sẽ được rút kinh nghiệm thông qua sai lầm của mình).

Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:

+ HS có thể gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi về các đặc điểm của một nguyên tố ghi trong một ô nguyên tố như số oxh, độ âm điện.

c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:

- Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các câu hỏi trong PHT số 1.

I. Cấu tạo của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học 1. Ô nguyên tố.

Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.

Trong một ô nguyên tố có ghi các đặc điểm của nguyên tố như: tên nguyên tố; kí hiệu hóa học; số hiệu nguyên tử; nguyên tử khối trung bình; độ âm điện;

cấu hình electron nguyên tử; số oxh.

- Đánh giá giá kết quả hoạt động:

Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

Thông qua HĐ chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức về ô nguyên tố.

Hoạt động 2 (20 phút): Nghiên cứu đặc điểm của chu kì a) Mục tiêu hoạt động:

Nêu được định nghĩa chu kì; cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn gồm bao nhiêu chu kì; mối liên hệ giữa số thứ tự chu kì và đặc điểm cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó.

Rèn kĩ năng xác định chu kì của một nguyên tố dựa vào cấu tạo nguyên tử và ngược lại biết cấu tạo nguyên tử xác định chu kì của nguyên tố. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học

HĐ cá nhân: GV yêu cầu HS dựa vào phiếu học tập số 1, câu hỏi số 2 và 3.

Nhận xét về vị trí của nguyên tố Kali và Magie(chu kì). Mối liên hệ giữa số thứ tự chu kì và cấu tạo nguyên tử của nguyên tố.

Dựa vào sách giáo khoa cho biết bảng HTTH các nguyên tố hóa học gồm bao nhiêu chu kì, đặc điểm của từng chu kì.

HĐ nhóm GV cho HS HĐ nhóm để chia sẻ, bổ sung cho nhau trong kết quả HĐ cá nhân.

HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS báo cáo, các HS khác góp ý, bổ sung, GV hướng dẫn để HS chốt được các kiến thức.

c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:

- Sản phẩm 2. Chu kì:

a) Định nghĩa

Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

b) Giới thiệu các chu kì:

 Chu kì 1: gồm 2 nguyên tố H(Z=1) đến He(Z=2)

 Chu kì 2: gồm 8 nguyên tố Li(Z=3) đến Ne(Z=18)

 Chu kì 3: gồm 8 nguyên tố Na(Z=11) đến Ar(Z=18)

 Chu kì 4: gồm 18 nguyên tố K(Z=19) đến Kr(Z=36)

 Chu kì 5: gồm 18 nguyên tố Rb(Z=37) đến Xe(Z=54)

 Chu kì 6: gồm 32 nguyên tố Cs(Z=55) đến Rn(Z=86)

 Chu kì 7: Bắt đầu từ nguyên tố Fr(Z=87), đây là một chu kì chưa đầy đủ.

c) Phân loại chu kì:

 Chu kì 1, , 2, 3 là các chu kì nhỏ.

 Chu kì 4, 5, 6, 7 là các chu kì lớn.

Nhận xét:

 Các nguyên tố trong cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau và bằng STT của chu kì.

 Mở đầu chu kì là kim lọai kiềm, gần cuối chu kì là halogen (trừ CK 1);

cuối chu kì là khí hiếm.

 Dưới bảng có 2 họ nguyên tố: Lantan và Actini.

Đánh giá giá kết quả hoạt động:

Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

Một số vướng mắc dự kiến: học sinh nhầm lẫn số nguyên tố ở chu kì 6; 7;

họ Lantan và Actini.

Thông qua HĐ chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức.

Thông qua HĐ nhóm, quan sát sự hợp tác và phân công công việc giữa các thành

Hoạt động 3 (15 phút): Tìm hiểu tính về nhóm nguyên tố a) Mục tiêu hoạt động:

- Nêu được định nghĩa nhóm nguyên tố, mối liên hệ giữa số electron hóa trị và số thứ tự nhóm.

- Biết được số nhóm trong bảng HTTH các nguyên tố hóa học.

- Kỹ năng: Xác định số thứ tự nhóm A, sử dụng ngôn ngữ hóa học.

b) Phương thức tổ chức HĐ:

HĐ cá nhân: Nhận xét về số thứ tự nhóm của nguyên tố Na, K (dựa vào phiếu học tập số 01).

Dựa vào sách giáo khoa, nêu định nghĩa nhóm, mối quan hệ giữa số thứ nhóm và số electron hóa trị. Số nhóm trong bảng HTTH.

Dựa vào câu hỏi phiếu học tập số 1 về 2 nguyên tố Na; K. nêu mối quan hệ giữa số thứ tự các nguyên tố nhóm A và số electron ở lớp ngoài cùng.

- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS báo cáo, các HS khác góp ý, bổ sung, GV lưu ý HS một số ý.

c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:

- Sản phẩm:

3. Nhóm nguyên tố:

a) Định Nghĩa: Nhóm là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau, sắp xếp

b) Phân loại: Gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B

- Nhóm A: gồm 8 nhóm từ IA  VIIIA (Mỗi nhóm 1 cột)

+ Nguyên tố s: Nhóm IA (nhóm kim loại kiềm, trừ H) và nhóm IIA (kim loại kiềm thổ)

+ Nguyên tố p: Nhóm IIIA đến VIIIA (trừ He) + STT nhóm = Số e lớp ngoài cùng = Số e hoá trị

- Nhóm B: gồm 8 nhóm từ IB  VIIIB (Mỗi nhóm là một cột, riêng nhóm VIIIB có 3 cột).

+ Nguyên tố d:

+ Nguyên tố f: Thuộc 2 hàng cuối bảng + Số TT nhóm = Số e hoá trị

- Đánh giá kết quả hoạt động:

Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

Thông qua HĐ chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức.

Một số khó khăn dự kiến: Học sinh không biết được về số electron hóa trị của các nguyên tố nhóm B.

Hoạt động 4(10 phút) Tìm hiểu về nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng HTTH:

a) Mục tiêu hoạt động:

- Học sinh biết được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng HTTH.

b) Phương thức tổ chức hoạt động:

Hoạt động cá nhân: Học sinh trả lời các câu hỏi: Học sinh dựa vào cấu tạo về ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm hãy nêu các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng HTTH.

HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS báo cáo, các HS khác góp ý, bổ sung, GV hướng dẫn để HS chốt được các kiến thức.

c) Sản phẩm và đánh giá:

- Sản phẩm: II/ NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HÒAN:

 Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

 Các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.

 Các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được sắp xếp thành một cột.

* Electron hóa trị là những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học (e lớp ngoài cùng hoặc phân lớp kế ngoài cùng chưa bão hoà)

- Đánh giá:

Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

Thông qua HĐ chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức.

Một phần của tài liệu Giáo án phát triển năng lực môn Hóa Học lớp 10 (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(557 trang)
w