Article XII. Hoạt động 5: mở rộng, bổ xung ý tưởng sáng tạo 15 phút
BÀI 37 BÀI THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HỢP CHẤT LƯU HUỲNH
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối( 7 phút)
Tạo nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của HS
Nội dung hoạt động: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ phản ứng b.Phương thức tổ chức hoạt động:
-Hoạt động cá nhân: GVyêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau : + Nêu khái niệm tốc độ phản ứng
+ Nêu ảnh hưởng của nồng độ, áp suất tới tốc độ phản ứng
+ Trả lời câu hỏi trong phần vận dụng và tìm tòi của tiết trước : em hãy giải thích tại sao :
. Khi nấu trong nồi áp suất, thức ăn chín nhanh hơn trong nồi thường . Khi mở van bếp ga nhiều thì lửa cháy to hơn
- Hoạt động chung cả lớp : GVyêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung, GVhướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức
- GV: Ngoài 2 yếu tố nồng độ và áp ảnh hưởng tới tốc độ của phản ứng, còn có những yếu tố nào
nữa. chúng ta cùng nghiên cứu trong tiết học hôm nay c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm : HS trả lời các câu hỏi GVyêu cầu - Đánh giá kết quả hoạt động :
+ Thông qua câu trả lời của HS, GVkịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý
B. Hoạt động hính thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hướng của nhiệt độ tốc độ phản ứng hóa học (7 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
Rèn kỹ năng thực hành hóa học
Nội dung hoạt động: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ phản ứng b.Phương thức tổ chức hoạt động:
-GVtổ chức HS hạt động nhóm tiến hành TN như SGK và rút ra nhận xét về ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ phản ứng:
- Hoạt động chung cả lớp: GVmời 1 nhóm lên tình bày kết quả, các nhóm khác
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm : rút ra được nhận xét : Khi nhiệt độ phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng
- Đánh giá kết quả hoạt động :
+ Thông qua quan sát HS hoạt động nhóm, GVcần quan sát kỹ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý
+ thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác.
GVhướng dẫn HS chôt được các kiến thức về ảnh hưởng của nhiệt tới tốc độ phản ứng
Hoạt động 2 :Nghiên cứu ảnh hưởng của diện tích bề mặt chất rắn tới tốc độ phản ứng( 7 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
Rèn kỹ năng thực hành hóa học
Nội dung hoạt động: Tìm hiểu ảnh hưởng của diện tích bề mặt chất rắn tới tốc độ phản ứng
b.Phương thức tổ chức hoạt động:
-GVtổ chức HS hạt động nhóm tiến hành TN như SGK và rút ra nhận xét về ảnh hưởng của diện tích bề mặt tới tốc độ phản ứng:
- Hoạt động chung cả lớp: GVmời 1 nhóm lên tình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung, góp ý
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm : rút ra được nhận xét :Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúa xủa các chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng
- Đánh giá kết quả hoạt động :
+ Thông qua quan sát HS hoạt động nhóm, GVcần quan sát kỹ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý
+ thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác.
GVhướng dẫn HS chôt được các kiến thức về ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc tới tốc độ phản ứng
Hoạt động 3 :Nghiên cứu ảnh hưởng của chất xúc tác tới tốc độ phản ứng( 7 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
Rèn kỹ năng thực hành hóa học
Nội dung hoạt động: Tìm hiểu ảnh hưởng của diện tích bề mặt chất rắn tới tốc độ phản ứng
b.Phương thức tổ chức hoạt động:
-GVtổ chức HS hạt động nhóm tiến hành TN: Lấy hai ống nghiệm, mỗi ống nghiệm lấy 2 – 3 ml dd H2O2 thị trường. Thêm vào ống nghiệm thứ hai một ít bột MnO2. quan sát tốc độ thoát khí trong mỗi ống nghiệm và lượng MnO2 trước và sau thí nghiệm, viết PTHH và nhận xét và rút ra nhận xét về ảnh hưởng của chất xúc tác tới tốc độ phản ứng:
- Hoạt động chung cả lớp: GVmời 1 nhóm lên tình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung, góp ý
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mawcscuar HS và giải pháp hỗ trợ :
Dựa vào kết quả thí nghiệm HS có thể rút ra vai trò của chất xúc tác. tuy nhiên có thể HS không phát hiện ra được chất xúc tác vẫn còn sau phản ứng. Nếu HS gặp khó khăn ở phần này, GVcó thể gợi ý
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Sản phẩm : rút ra được nhận xét :
+ Trong cốc cho MnO2 có khí thoát ra mạnh hơn, lượng MnO2 không thay đổi so với trước khi cho vào phản ứng.
2H2O2 2H2O + O2
+ Vậy chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng và không tiêu hao trong phản ứng.
- Đánh giá kết quả hoạt động :
+ Thông qua quan sát HS hoạt động nhóm, GVcần quan sát kỹ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý
+ thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác.
GVhướng dẫn HS chôt được các kiến thức về ảnh hưởng của chất xúc tác tới tốc độ phản ứng
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng( 4 phút) a. Mục tiêu hoạt động
- Rèn luyện năng lực tự học. sử dụng ngôn ngữ hóa học. năng lực vận dụng kiến thức đã học trong bài vào giải quyết các vấn đề thực tiễn
b. Phương thức tổ chức hoạt động:
– GVcho HS hoạt động cá nhân , tìm hiểu SGK c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm :HS hiểu được ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng trong đời sống và sản xuất
- Đánh giá kết quả hoạt động :
Thông qua hoạt động cá nhân,GVhướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn của tôc độ phản ứng
Hoạt động 4 : Luyện tập ( 7 phút) a. Mục tiêu hoạt động
-Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về khái niệm tốc độ phản ứng, ảnh hưởng của nồng độ, áp suất , nhiệt độ, chất xúc tác. diện tích tiếp xúc tới tốc độ phản ứng
- Tiếp tục phát triển các năng lực : Tự học. sử dụng ngôn ngữ hóa học. phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học
- Nội dung hoạt động: hoàn thành các bài tập trong phiếu học tập số b.Phương thức tổ chức hoạt động:
- Ở hoạt động này GVcho HS hoạt động cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS họa động cặp đôi hoặc trao đổi nhóm để chia sẻ kết quả giải quyết các bài tập
- Hoạt động chung cả lớp: GVmời một số HS lên tình bày kết quả/ lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GVgiúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sủa và chuẩn hóa kiến thức/ phương pháp giải bài tập
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế O2 từ muối KClO3. Người ta đã dùng cách nào sau đây nhằm mục đích tăng tốc độ phản ứng.
a/ Nung KClO3TT, t0 cao.
b/ Nung KClO3TT, có MnO2 , t0 cao.
c/ Nung nhẹ KClO3TT.
d/ Nung nhẹ KClO3dd bão hoà.
Câu 2: Trong mỗi cặp phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ phản ứng lớn hơn:
a/ Fe + ddHCl 0,1M và Fe + ddHCl 2M cùng t0. b/ Al + ddNaOH 2M ở 250C và
Al + ddNaOH 2M ở 500C c/ Zn (hạt) + ddHCl 1M ở 250C và Zn (bột) + ddHCl 1M ở 250C
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm : Kết quả trả lời các câu hỏi/ bài tập trong phiếu học tập số 2 - Đánh giá kết quả hoạt động :
+ Thông qua quan sát : GVchú ý quan sát khi HS hoạt động cá nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý +Thông qua sản phẩm học tập : Bài trình bày/ lời giải của HS về các câu hỏi/ bài tập trong phiếu học tập số 2, GVtổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuân hóa kiến thức
Hoạt động 5 : Vận dụng và tìm tòi mở rộng( 4 phút) a. Mục tiêu hoạt động
Giúp HS vận dụng kiến thức. kỹ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn
b. Nội dung hoạt động: HS giải quyết vấn đề sau
Lấy ví dụ trong thực tiễn đời sống về ảnh hưởng của các yếu tố tới tốc độ phản ứng ( mỗi HS ít nhất 2 ví dụ trong mỗi ảnh hửơng)
c.Phương thức tổ chức hoạt động:
GVhướng dẫn HS về nhà làm
d. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Sản phẩm : bài viết của HS
- Đánh giá kết quả hoạt động :
GVcho HS trả lời câu hỏi vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GVcần kịp thời động viên, khích lệ HS
Chuỗi hoạt động dạy học tiết 3:
IV. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra. đánh giá theo định hướng phát triển năng lực a. Mức độ nhận biết
Câu 1. Tốc độ phản ứng là :
A. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
B. Độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
C. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
D. Độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
Câu 2. Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố sau :
A. Nhiệt độ . B. Nồng độ, áp suất.
C. chất xúc tác. diện tích bề mặt . D. cả A. B và C.
b. Mức độ thông hiểu
Câu 1. Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ?
A. Nhiệt độ, áp suất. B. tăng diện tích. C. Nồng độ.
D. xúc tác.
Câu 2. Cho phản ứng: Zn(r) + 2HCl (dd) → ZnCl2(dd) + H2(k).
Nếu tăng nồng độ dung dịch HCl thì số lần va chạm giữa các chất phản ứng sẽ:
A. Giảm, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm tăng. B. Giảm, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm giảm.
C. Tăng, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm tăng. D. Tăng, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm giảm.
Câu 3. Khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng là đúng với phản ứng có chất nào tham gia ?
A. Chất lỏng B. Chất rắn C. Chất khí.
D. Cả 3 đều đúng
Câu 4. Hai nhóm HS làm thí nghiệm: nghiên cứu tốc độ phản ứng kẽm tan trong dung dịch axit clohydric:
Nhóm thứ nhất : Cân miếng kẽm 1g và thả vào cốc đựng 200ml dung dịch axit HCl 2M.
Nhóm thứ hai : Cân 1g bột kẽm và thả vào cốc đựng 300ml dung dịch axit HCl 2M
Kết quả cho thấy bọt khí thóat ra ở thí nghiệm của nhóm thứ hai mạnh hơn là do:
A. Nhóm thứ hai dùng axit nhiều hơn. B. Diện tích bề mặt bột kẽm lớn hơn.
C. Nồng độ kẽm bột lớn hơn. D. Cả ba nguyên nhân đều sai.
c. Mức độ vận dụng
Câu 1.Cho phản ứng: Br2 + HCOOH 2HBr + CO2
Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10-5 mol (l.s). Giá trị của a là
A. 0,018. B. 0,016. C. 0,012. D. 0,014.
Câu 2. Cho 5g kẽm viên vào cốc đựng 50ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25o). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi ?
A. Thay 5g kẽm viên bằng 5g kẽm bột.
B. Thay dung dịch H2SO4 4m bằng dung dịch H2SO4 2M.
C. Thực hiện phản ứng ở 50oC.
D. Dùng dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu . Câu 3. Cho phản ứng hóa học :
A (k) + 2B (k) + nhiệt → AB2 (k).
Tốc độ phản ứng sẽ tăng nếu :
A. Tăng áp suất. B. Tăng thể tích của
bình phản ứng.
B. Giảm áp suất. D. Giảm nồng độ của
A
Câu 4: Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là
A. 50% B. 36% C. 40% D. 25%
d. mức độ vận dụng cao
Câu 1. Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 3,36 ml khí O2 (ở đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây trên là
A. 2,5.10-4 mol/(l.s) B. 5,0.10-4 mol/(l.s) C. 1,0.10-3 mol/(l.s) D. 5,0.10-5 mol/(l.s)
Câu 2. Cho phương trình A(k) + 2B (k) C (k) + D(k)
Tốc độ phản ứng được tính bằng công thức vk A.B 2Hỏ tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần nếu
a. Nồng độ của B tăng lên 3 lần, nồng độ của A không đổi (tăng 9 lần)
b. áp suất của hệ tăng 2 lần (tăng 8 lần) Câu 3. Trong CN người ta điều chế NH3 theo phương trình hoá học:
) ( 2 ) ( 3 )
( 2 3
2 k H k NH k
N . khi tăng nồng độ H2 lên hai lần (giữ nguyên nồng độ của N2 và nhiệt độ phản ứng) thì tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần?
A. 2 lần B. 4 lần C. 8 lần D. 16lần
Câu 4. Khi nhiệt độ tăng thêm 100c. tốc độ phản ứng hoá học tăng thêm 4 lần.
Hỏi tốc độ phản ứng đó sẽ giảm đi bao nhiêu lần nhiệt khi nhiệt độ giảm từ 700c xuống 40 lần?
A. 32 lần B. 64 lần C. 8 lần D. 16 lần
Hướng dẫn giải:
10 40 7 0 10 1
1
2 4 4
1
2
v v
v
t t
= 43v1 = V1.64 đáp án B Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn bài: 16/3/2021 Tiết dạy: 64
Hoa Lư, ngày…….tháng……..năm 2021
Kí duyệt
Nguyễn Mạnh Hà