Độ âm điện và liên kết hóa học

Một phần của tài liệu Giáo án phát triển năng lực môn Hóa Học lớp 10 (Trang 91 - 95)

Article XII. Hoạt động 5: mở rộng, bổ xung ý tưởng sáng tạo 15 phút

Dạng 6: Xác định tên nguyên tố dựa vào phản ứng hóa học

II. Độ âm điện và liên kết hóa học

1. Quan hệ giữa liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết ion:

- Trong phân tử, nếu cặp electron chung ở giữa 2 nguyên tử liên kết ta có liên kết cộng hóa trị không cực.

- Nếu cặp electron chung lệch về một nguyên tử thì đó là liên kết cộng hóa trị có cực.

- Nếu cặp electron chung lệch hẳn về một nguyên tử ta sẽ có liên kết ion.

2. Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học:

Hiệu độ âm điện ( Loại liên kết 0  0, 4

0, 4  1, 7  1, 7

Liên kết cộng hóa trị không cực

Liên kế cộng hóa trị có cực Liên kết ion

- Đánh giá kết quả hoạt động:

+ Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, HĐ nhóm để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí, quan sát thái độ học tập của HS.

+ Thông qua HĐ chung cả lớp bằng báo cáo của các nhóm và sự góp ý bổ sung của các nhóm khác, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức.

Tiết 25

Hoạt động 5: Luyện tập (45 phút) a) Mục tiêu hoạt động:

- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về khái niệm, quá trình hình thành, mối quan hệ giữa hiệu độ âm điện với liên kết hóa học.

- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học.

- Nội dung HĐ: Hoàn thành các câu hỏi, bài tập trong phiếu học tập số 4 b) Phương thức tổ chức hoạt động:

- Ở hoạt động này giáo viên cho học sinh hoạt động cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho học sinh hoạt động cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi, bài tập trong phiếu học tập.

- Hoạt động chung cả lớp: Giáo viên mời một số học sinh lên trình bày kết quả, các học sinh khác góp ý bổ sung. Giáo viên giúp học sinh nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Câu 1: Điền các từ còn thiếu vào chỗ trống:

1. Nguyên tử kim loại dễ

………

2. Nguyên tử phi kim dễ

………

3. Liên kết ion -Bản chất

. . . . . . .

- Thường được hình thành giữa

. . . . . . .

4. Liên kết cộng hóa trị - Bản chất

. . . . . . .

- Thường được hình thành giữa

Câu 2: Trong các phản ứng hoá học, để biến thành cation natri, nguyên tử natri đã

A. nhận thêm 1 proton B. nhận thêm 1 electron C. nhường đi 1 electron D. nhường đi 1 proton

Câu 3: Trong các phản ứng hoá học, để biến thành anion, nguyên tử clo đã A. nhận thêm 1 electron B. nhường đi 7 electron

C. nhận thêm 1 proton D. nhường đi 1 proton

Câu 4: Nguyên tử brom chuyển thành ion bromua bằng cách nào sau đây?

A. Nhận 1 electronB. Nhường 1 electron C. Nhận 1 proton D. Nhận 1 nơtron

Câu 5: Ion nào sau đây không có cấu hình electron của khí hiếm?

A. Na+ B. Mg2+ C. Al3+ D. Fe2+

Câu 6: Chất nào sau đây chỉ có liên kết cộng hóa trị?

A. Na2SO4 B. NaCl C. CaF2 D. CH4

Câu 7: Z là một nguyên tố mà nguyên tử có chứa 20 proton, còn Y là một nguyên tố mà nguyên tử có chứa 9 proton. Công thức của hợp chất và kiểu liên kết giữa các nguyên tử này là

A. Z2Y với liên kết cộng hoá trị B. ZY2 với liên kết ion C. ZY với liên kết ion D. Z2Y3 với liên kết cộng hoá trị

Câu 8: Biết rằng tính phi kim giảm dần theo thứ tự F, O, Cl. Trong số các phân tử sau, phân tử nào có liên kết phân cực nhất?

A. F2O B. Cl2O C. ClF D. O2

Câu 9: Cho các phân tử N2, HCl, NaCl, MgO. Các phân tử đều có liên kết cộng hóa trị là

A. N2 và HCl B. HCl và MgO C. N2 và NaCl D. NaCl và MgO

Câu 10: Trong phân tử H2O, số cặp electron dùng chung là

A. 1 B. 2 C. 3 D. Không có

c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:

- Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 4

+ Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, HĐ nhóm để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí, quan sát thái độ học tập của HS.

+ Thông qua sản phẩm học tập: Lời giải của HS về các câu hỏi trong phiếu học tập số 4, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.

Hoạt động 6: Vận dụng và tìm tòi mở rộng (BTVN) a) Mục tiêu hoạt động:

Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho học sinh về nhà làm, nhằm mục đích giúp học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của học sinh, không bắt buộc tất cả học sinh đều phải làm tuy nhiên giáo viên nên động viên khuyến khích học sinh tham gia nhất là các học sinh say mê học tập, nghiên cứu, học sinh khá giỏi và chia sẻ kết quả.

b) Nội dung hoạt động:

Học sinh giải quyết các câu hỏi sau.

Trong các chất, hợp chất ngoài các liên kết cộng hóa trị và liên kết ion còn có thể tồn tại những liên kết nào khác? Đặc điểm của các liên kết đó? Lấy ví dụ?

c) Phương thức tổ chức hoạt động:

Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm và tìm nguồn tài liệu tham khảo qua internet, thư viện….

d) Sản phẩm hoạt động: Bài viết/báo cáo hoặc trình bày powerpoint của học sinh.

d) Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động:

Giáo viên có thể cho học sinh báo cáo kết quả hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, giáo viên cần kịp thời động viên, khích lệ học sinh

Một phần của tài liệu Giáo án phát triển năng lực môn Hóa Học lớp 10 (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(557 trang)
w