Chuỗi các hoạt động học tiết 1

Một phần của tài liệu Giáo án phát triển năng lực môn Hóa Học lớp 10 (Trang 305 - 310)

Article XII. Hoạt động 5: mở rộng, bổ xung ý tưởng sáng tạo 15 phút

BÀI 37 BÀI THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HỢP CHẤT LƯU HUỲNH

III. Chuỗi các hoạt động học tiết 1

A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối( 10 phút) a. Mục tiêu hoạt động

Tạo nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của HS

Nội dung hoạt động: Tìm hiểu khái niệm tốc độ phản ứng, rèn kỹ năng thực hành

b. Phương thức tổ chức hoạt động:

- GVdùng thí nghiệm để tổ chức tình huống học tập :

Phương án 1 : GVhướng dẫn các nhóm HS tiến hành thí nghiệm như SGK, quan sát, nhận xét và rút ra kết luận.

Phương án 2 : GVhướng dẫn các nhóm HS lấy hai ống nghiệm, mỗi ống nghiệm lấy 2 ml dd NaOH 0,2 mol/l, thêm vào mỗi cốc khoảng 1 – 2 giọt dd phenolphtalein.

Thêm vào ống nghiệm thứ nhất khoảng 1 ml dầu thực vật hay một mẩu mỡ lợn, đun nóng ống nghiệm thứ nhất trên ngọn lửa đèn cồn. Thêm vào ống nghiệm thứ hai 2 ml dd H2SO4.

- Dự kiến một số khó khăn , vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:

+Khi làm thí nghiệm HS phải nhỏ đồng thời cùng một lượng axit như nhau, GVcó thể hướng dẫn HS cách làm thí nghiệm để đảm bảo yêu cầu cảu thí nghiệm

+ Phương án 2 : HS không nhớ được phản ứng ứng thủy phân chất béo, GVcó thể gợi ý phản ứng xáy ra

c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

- Sản phẩm : HS tiến hành thí nghiệm, quan sát rút ra nhận xét :các phản ứng xảy ra nhanh chậm khác nhau,để đánh giá mức độ xảy ra nhanh chậm của các pahnr ứng hóa học, người ta dùng khái niệm tốc độ phản ứng hóa học, gọi tắt là tốc độ phản ứng

- Đánh giá kết quả hoạt động :

+ Thông qua quan sát HS hoạt động nhóm, GVcần quan sát kỹ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý

B. Hoạt động hính thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tốc độ phản ứng hóa học( 7 phút) a. Mục tiêu hoạt động

- Nêu được khái niệm tốc độ phản ứng hóa học

- Rèn luyện năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ hóa học b. Phương thức tổ chức hoạt động:

– GVcung cấp một số cách biểu diễn tốc độ phản ứng

– GVcho HS hoạt động cá nhân , tìm hiểu SGK phần giới thiệu cách tính tốc độ trung bình của phản ứng

– GVcho HS hoàn thành nội dung của phiếu học tập số 1

- Sau đó GVcho HS hoạt động chung cả lớp bằng cách mời 1 số nhóm báo cáo, các nhóm khác góp ý, bổ sung

– GVnhận xét, kết luận về biểu thức tính tốc độ trung bình của phản ứng.

- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:HS có thể gặp khó khăn khi nhận xét về sự biến đổi nồng độ của các chất phản ứng và sản phảm theo thời gian, và rút ra công thức tính tốc độ trung bình của phản ứng

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Hãy điền các thông tin vào các chỗ trống, nhận xét cách xác định các thông tin đó :

1. Hãy tìm các phản ứng mà em đã biết theo các yêu cầu sau : Tốc độ phản ứng lớn Tốc độ phản ứng

trung bình

Tốc độ phản ứng nhỏ

2. Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo bảng số liệu : 2HI  H2 + I2

Thời gian phản ứng (giây)

Nồng độ của HI

(mol/l) Tốc độ trung bình

0 0,10

60 0,06

120 0,03

180 0,01

c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

- Sản phẩm :HS hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 1, rút ra được khái niệm tốc độ phản ứng và công thức tính tốc độ trung bình của phản ứng :

+ Tốc độ phản ứng là độ biến thiên CM của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong 1 đơn vị thời gian.

+ Tốc độ trung bình: = - Đánh giá kết quả hoạt động :

+ Thông qua quan sát HS hoạt động nhóm, GVcần quan sát kỹ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý

+ thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GVhướng dẫn HS chôt được các kiến thức về khái niệm tốc độ phản ứng và công thức tính tốc độ trung bình của phản ứng

Hoạt động 2 :Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ tới tốc độ phản ứng( 10 phút)

a. Mục tiêu hoạt động

Rèn kỹ năng thực hành hóa học

Nội dung hoạt động: Tìm hiểu ảnh hưởng của nồng độ tới tốc độ phản ứng b. Phương thức tổ chức hoạt động:

-GV tổ chức HS hạt động nhóm tiến hành TN và rút ra nhận xét về ảnh hưởng của nồng độ tới tốc độ phản ứng:

Lấy hai ống nghiệm, ống 1 cho 2 ml dd HCl 1M, ống 2 lấy 0,5 ml dd HCl 1M và thêm vào đó 1,5 ml nước cất. Thêm vào mỗi ống một viên kẽm hoặc một mẩu magie có cùng kích thước, quan sát tốc độ thoát khí trong mỗi ống

- Hoạt động chung cả lớp: GVmời 1 nhóm lên tình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung, góp ý

c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

- Sản phẩm : rút ra được nhận xét : Khi nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng

- Đánh giá kết quả hoạt động :

+ Thông qua quan sát HS hoạt động nhóm, GVcần quan sát kỹ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý

+ thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác,

GVhướng dẫn HS chôt được các kiến thức về ảnh hưởng của nồng độ tới tốc độ phản ứng

Hoạt động 3 :Nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất tới tốc độ phản ứng( 10 phút)

a. Mục tiêu hoạt động

Nội dung hoạt động: Tìm hiểu ảnh hưởng của áp suất tới tốc độ phản ứng b. Phương thức tổ chức hoạt động:

- Hoạt động cá nhân: GVcho HS đọc SGK và giải thích tại sao khi tăng áp suất thì tốc độ phản ứng:

2HI  H2 + I2 lại tăng ?

- GVnhận xét và giải thích lại nếu cần.

- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ : Để giải thích mối quan hệ giữa áp suất với số mol, nồng độ, HS có thể không nhớ công thức, GVcó thể gợi ý HS.

c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

- Sản phẩm : rút ra được nhận xét : Khi áp suất tăng, nồng độ chất khí tăng theo nên tốc độ phản ứng tăng

- Đánh giá kết quả hoạt động :

+ Thông qua quan sát : GVchú ý quan sát khi HS hoạt động cá nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý +GVhướng dẫn HS chôt được các kiến thức về ảnh hưởng của nồng độ tới tốc độ phản ứng

Hoạt động 4 : Luyện tập ( 5 phút) a. Mục tiêu hoạt động

-Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về khái niệm tốc độ phản ứng, ảnh hưởng của nồng độ, áp suất tới tốc độ phản ứng

- Tiếp tục phát triển các năng lực : Tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học

- Nội dung hoạt động: hoàn thành các bài tập trong phiếu học tập số 2 b. Phương thức tổ chức hoạt động:

- Ở hoạt động này GVcho HS hoạt động cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS họa động cặp đôi hoặc trao đổi nhóm để chia sẻ kết quả giải quyết các bài tập

- Hoạt động chung cả lớp: GVmời một số HS lên tình bày kết quả/ lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GVgiúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sủa và chuẩn hóa kiến thức/ phương pháp giải bài tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 1. Trong các phản ứng sau đây, nếu lượng Fe trong các cặp đều được lấybằng nhau thì cặp nào có tốc độ phản ứng lớn nhất?

M ddHCl Fe

A.  0,1

B. FeddHCl 0,2M

M ddHCl Fe

C.  0,3

D. Fe +HCl 20% (d= 1,2g/ml) Câu 2: Cho phản ứng hoá học ở 298 K :

(CH3)3Br + H2O  (CH3)3OH + HBr Hoàn thành bảng số liệu sau theo dữ kiện thực nghiệm :

Thời gian t (s)

t (s)

Nồng độ

(CH3)3Br( mol/)l

C (mol/l)

V (mol.lít–1.s

1)

0 0,0380

15000 0,0308

35000 0,0233

55000 0,0176

95000 0,0100

145000 0,00502

c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

- Sản phẩm : Kết quả trả lời các câu hỏi/ bài tập trong phiếu học tập số 2 - Đánh giá kết quả hoạt động :

+ Thông qua quan sát : GVchú ý quan sát khi HS hoạt động cá nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý +Thông qua sản phẩm học tập : Bài trình bày/ lời giải của HS về các câu hỏi/ bài tập trong phiếu học tập số 2, GVtổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuân hóa kiến thức

Hoạt động 5 : Vận dụng và tìm tòi mở rộng( 3 phút) a. Mục tiêu hoạt động

Giúp HS vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học trong bìa để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn

b. Nội dung hoạt động:

em hãy giải thích tại sao :

- Khi nấu trong nồi áp suất, thức ăn chín nhanh hơn trong nồi thường - Khi mở van bếp ga nhiều thì lửa cháy to hơn

c,Phương thức tổ chức hoạt động:

GVhướng dẫn HS về nhà làm

c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Sản phẩm : bài viết của HS

- Đánh giá kết quả hoạt động :

GVcho HS trả lời câu hỏi vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GVcần kịp thời động viên, khích lệ HS

Chuỗi các hoạt động học tiết 2.

Một phần của tài liệu Giáo án phát triển năng lực môn Hóa Học lớp 10 (Trang 305 - 310)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(557 trang)
w