Hoạt động trải nghiệm, kết nối (15 phút)

Một phần của tài liệu Giáo án phát triển năng lực môn Hóa Học lớp 10 (Trang 106 - 112)

Article XII. Hoạt động 5: mở rộng, bổ xung ý tưởng sáng tạo 15 phút

Bài 16 LUYỆN TẬP CHƯƠNG III

III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

1. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (15 phút)

- Học sinh nhắc lại một số khái niệm về phản ứng oxi hóa khử, chất khử, chất oxi hóa đã được học trong chương trình lớp 8.

Nội dung của hoạt động: HS giải ô chữ để tìm ra chìa khóa Câu 1: Tên chất khí rất cần cho sự sống?

Câu 2: Hợp chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác.

Câu 3: Cụm từ chỉ chất nhường oxi cho chất khác?

Câu 4: Khối lượng nguyên tử tập trung hầu hết ở phần này?

Câu 5: Từ chỉ lượng chất chứa 6, 023. 1023 hạt chất đó?

Câu 6: Cụm từ chỉ sự tác dụng của oxi với một chất?

Câu 7: Cụm từ chỉ sự tách oxi khỏi hợp chất?

Câu 8: Cụm từ chỉ chất chiếm oxi của chất khác?

Câu 9: Tên của một loại hạt vi mô đại diện cho chất và mang đầy đủ tính chất hóa học của chất.

(?) Từ chìa khóa???

(?) Em hãy lấy ví dụ về phản ứng oxi hóa khử đã biết?

(?) Những phản ứng oxi hóa - khử sau có giống và khác gì phản ứng oxi hóa khử em đã học

a. Mg + O2 � b. CuO + H2 �

c. NH3 + O2 � d. Na + Cl2 �

e. NH4NO3 t C0

��� f. H2 + Cl2 �

b. Phương thức tổ chức hoạt động

- GV cho HS hoạt động nhóm để trả lời các câu hỏi trong trò chơi ô chữ.

- Sau đó GV cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách cho HS nhận xét sự giống và khác nhau giữa các phản ứng oxi hóa - khử đã biết và những phản ứng oxi hóa khử mà giáo viên mới giới thiệu

- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS chưa biết sự khác nhau của phản ứng oxi hóa - khử đã biết và những phản ứng oxi hóa khử mà giáo viên mới giới thiệu, vấn đề sẽ được giải quyết ở hoạt động hình thành kiến thức

c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:

- Sản phẩm: HS hoàn thành bảng trò chơi ô chữ

1 O X I

2 O X I T

3 C H Ấ T O X I H Ó A

4 H Ạ T N H Â N

5 M O L

6 S Ự O X I H Ó A

7 S Ự K H Ử

8 C H Ấ T K H Ử

9 P H Â N T Ử

- Đánh giá giá kết quả hoạt động:

+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

+ Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Định nghĩa về phản ứng oxi hóa – khử (30 phút) a. Mục tiêu hoạt động:

- HS biết tìm kiến thức về phản ứng oxi hóa khử, chất khử, chất oxi hóa.

- HS xác định chất khử, chất oxi hóa, phản ứng oxi hóa khử b. Phương thức hoạt động

- GV cho HS hoạt động nhóm: bố trí 06 góc làm việc, chia lớp thành 06 nhóm làm việc trong 10 phút. ghi kết quả vào vở và giấy A1. (học sinh được phổ biến cách làm việc của từng góc, học sinh chọn góc mình muốn học, nếu đã đủ số lượng quy định, các em phải chọn góc khác)

Góc 1: làm thí nghiệm đốt băng Mg, ghi hiện tượng viết phương trình, xác định vai trò của từng chất?

Góc 2: làm thí nghiệm Mg+ DD HCl, ghi hiện tượng viết phương trình, xác định vai trò của từng chất?

Góc 3: làm thí nghiệm Mg+ DD CuSO4, ghi hiện tượng viết phương trình, xác định vai trò của từng chất?

Góc 4: Nghe và xem lại video Redox cho biết đặc trưng của chất khử, chất oxi hóa, phản ứng oxi hóa khử.

Góc 5: Xác định vai trò các chất trong các phản ứng: Na+ Cl2, H2+ Cl2; Nhiệt phân NH4NO3? Rút ra định nghĩa của phản ứng oxi hóa khử?

Góc 6: Vẽ sơ đồ tư duy có hình minh họa các định nghĩa chất khử, chất oxi hóa, phản ứng oxi hóa khử?

c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:

- Sản phẩm: Các nhóm dính kết quả lên bảng, lên tường. Giáo viên chia lớp thành 06 nhóm mới, hoạt động theo phương thức mảnh ghép, nhóm mới di chuyển 2 phút/1 góc, di chuyển hết các góc, học sinh mang theo vở ghi tóm tắt nội dung của nhóm bạn.

- Đánh giá giá kết quả hoạt động:

+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

+ Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo.

Nhiệm vụ bổ sung (về nhà):

1. Tìm tòi, vận dụng: đọc sách giáo khoa bài “Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ”, vẽ sơ đồ tóm tắt nội dung bài, lấy ví dụ cho mỗi loại phản ứng? Sản phẩm theo nhóm hoạt động tại các góc. Các nhóm được phép lựa chọn hinh thức trình bày. buối học sau các em thi với nhau xem nhóm nào có kết quả hoạt động xuất sắc nhất.

2. Tìm trên mạng internet các video dựa trên từ khóa “balance redox reactions”

Tiết 30

Hoạt động 2: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử (45 phút) a. Mục tiêu hoạt động:

- Học sinh biết cân bằng các phản ứng oxi hóa khử.

- Dự đoán sản phẩm của phản ứng RED-O

b. Phương thức hoạt động

- GV cho HS làm việc theo cặp đôi, cân bằng phản ứng NH3+ CuO N2 + Cu + H2O theo 4 bước của phương pháp thăng bằng electron. Nhóm nào thực hiện nhanh sẽ có hội trình bày, trả lời phản biện và được cho điểm 10.

- GV cho HS HĐ chung cả lớp: Nghe nhóm bạn báo cáo và bổ sung ý kiến:

Nhóm nhanh nhất (nhóm mẫu) được trình bày kết quả, trả lời câu hỏi phản biện của các bạn, vẽ sơ đồ phương pháp. Các nhóm có thể bổ sung

c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:

- Sản phẩm: Các nhóm đính kết quả lên bảng, lên tường.

- Đánh giá giá kết quả hoạt động:

+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

+ Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo.

Tiết 31

Hoạt động 4: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ (45 phút) a. Mục tiêu hoạt động:

- Học sinh biết phân loại các phản ứng hóa học, nhận biết phản ứng oxi hóa khử và phản ứng không oxi hóa khử

-HS phân loại phan ứng, cân bằng phản ứng oxi hóa khử.

b. Phương thức hoạt động

- GV cho HS hoạt động nhóm: Khởi động: 5 -10 phút Các nhóm trưng bày sơ đồ tóm tắt bài học đã chuẩn bị ở nhà, Cho các nhóm đánh giá sơ đồ của nhau, giáo viên nhận xét, các nhóm và giáo viên bình chọn.

c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:

- Sản phẩm: Các nhóm đính kết quả lên bảng, lên tường.

- Đánh giá giá kết quả hoạt động:

+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

+ Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo.

Tiết 32

Hoạt động 5: Thực hành (45 phút) a. Mục tiêu hoạt động

Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:

+ Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit, muối. . + Phản ứng oxi hoá- khử trong môi trường axit.

- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.

- Viết tường trình thí nghiệm.

b. Phương thức tổ chức hoạt động

Bước 1: Học sinh thảo luận ghi vào bảng phụ cách tiến hành các thí nghiệm.

Học sinh nhận hóa chất và dụng cụ đem về chỗ thực hiện thí nghiệm theo quy trình, giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.

Bước 2: Thực hiện các thí nghiệm, ghi lại kết quả để kiểm chứng PHIẾU HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM

TN 1: Phản ứng giữa kim loại và dungdịch axit:

- Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch axit sunfuric loãng rồi cho tiếp và ống nghiệm một viên kẽm nhỏ. Quan sát hiện tượng xảy ra.

- Giải thích hiện tượng. Viết phương trình hóa học của phản ứng và cho biết vai trò của từng chất trong phản ứng.

TN 2: Phản ứng giữa dung dịch muối và kim loại:

- Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch CuSO4 loãng. Cho vào ống nghiệm một đinh sắt đã được làm sạch bề mặt. Để yên ống nghiệm khoảng 10 phút. Quan sát hiện tượng xảy ra.

- Giải thích và viết phương trình hóa học

TN 3: Phản ứng oxi hóa – khử trong môi trường axit:

-Rót vào ống nghiệm 2ml dung dịch FeSO4. Thêm vào đó 1ml dung dịch H2SO4

loãng.

- Nhỏ vào ống nghiệm trên từng giọt dung dịch KMnO4, lắc nhẹ ống nghiệm sau mỗi lần giọt thêm dung dịch. Quan sát hiện tượng xảy ra.

GHI BÁO CÁO THEO MẪU

Tên thí nghiệm Hiện tượng, giải thích Kết luận TN1

TN2 TN3

c. Sản phẩm đánh giá kết quả hoạt động.

Sản phẩm của hoạt động: các kết quả thí nghiệm thành công Đánh giá kết quả hoạt động

+ Thông qua quan sát: trong quá trình HS hoạt động cá nhân/nhóm, GV chú ý quan sát để kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

+ Thông qua báo cáo của các nhóm và sự góp ý bổ sung của các nhóm khác, GV hướng dẫn HS chốt được các kiến thức về phản ứng oxi hóa khử.

Tiết 34

Hoạt động 5: Luyện tập (25 phút) a. Mục tiêu hoạt động

- Củng cố khắc sâu kiến thức trong bài học về các định nghĩa của phản ứng oxi hóa khử.

- Luyện tập cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử.

- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Nội dung HĐ: hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập số 1.

Phiếu học tập số 1

Câu 1: Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0, 015 mol khí N2O và 0, 01mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là

A. 13, 5 gam B. 1, 35 gam. C. 0, 81 gam. D. 8, 1 gam

Câu 2: Cho m gam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO3 thu được 8, 96 lít

A. 25, 6 B. 16. C. 2, 56. D. 8.

Câu 3: Một hỗn hợp gồm 4 kim loại: Mg, Ni, Zn và Al được chia thành hai phần bằng nhau:

- Phần 1: cho tác dụng với HCl dư thu được 3, 36 lít H2

- Phần 2: hoà tan hết trong HNO3 loãng dư thu được V lít một khí không màu, hoá nâu trong không

khí (các thể tích khí đều do ở đktc). Giá trị của V là

A. 2, 24 lít. B. 3, 36 lít. C. 4, 48 lít. D. 5, 6 lít.

Câu 4: Để m gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp X có khối lượng là 75, 2 gam gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho hỗn hợp X phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng thu được 6, 72 lit khí SO2 (đktc). Giá trị của m là

A. 56 B. 11, 2 C. 22, 4 D. 25, 3

Câu 5. Cân bằng các PT phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng e:

Một phần của tài liệu Giáo án phát triển năng lực môn Hóa Học lớp 10 (Trang 106 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(557 trang)
w