Hoạt động hình thành kiến thức (20 phút)

Một phần của tài liệu Giáo án phát triển năng lực môn Hóa Học lớp 10 (Trang 131 - 135)

Article XII. Hoạt động 5: mở rộng, bổ xung ý tưởng sáng tạo 15 phút

B. Hoạt động hình thành kiến thức (20 phút)

+ Đúng nội dung: 3 đ + Đủ nội dung: 3 đ

+ Tác phong thuyết trình, hợp tác nhóm: 3 đ + Đảm bảo thời gian: 1 đ

Mỗi tiêu chí có những phần không đúng, không đạt yêu cầu trừ 1,0 đ GVcho đại diện các nhóm lên báo cáo phần chuẩn bị

Hoạt động 2:

Mục tiêu: Biết vị trí của halogen trong bảng tuần hoàn, những nguyên tố nhóm halogen.

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GVgiao phiếu học tập cho HS hoạt động theo nhóm:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:

Nhóm halogen gồm các ngtố nào? Chúng nằm ở nhóm nào trong bảng HTTH?

Ở mỗi chu kì, chúng nằm ở vị trí nào?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Nhóm halogen gồm : Flo(F); Clo(Cl); Brom (Br), Iot (I), Atatin (At) - Các ngtố halogen thuộc nhóm VIIA. Chúng đứng gần cuối các chu kì, ngay trước các ngtố khí hiếm.

* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Các nhóm dùng bảng phụ GVđể báo cáo.

- Thời gian báo cáo mỗi nhóm tối đa 1 phút 30 giây.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung kiến thức nếu thiếu hoặc sai .

* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm đánh giá kết quả theo các tiêu chí chấm điểm.

- BGK chấm điểm các nhóm

- GVquan sát, hỗ trợ HS các nhóm khi cần thiết.

GV: lưu ý HS : Atatin được điều chế nhân tạo bằng các phản ứng hạt nhân . Do đó, có thể xem At là nguyên tố phóng xạ. Ta không nghiên cứu At.

Hoạt động 3:

II. CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ, CẤU TẠO PHÂN TỬ:

Mục tiêu: Biết cấu hình e chung của nguyên tử các nguyên tố hal, cấu tạo phân tử, tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố hal

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

GVgiao nhiệm vụ phiếu học tập số 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:

(HS sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn để thảo luận nhóm) - Em hãy viết cấu hình electron của F, Cl và rút ra nhận xét?

- Vì sao các ngtử halogen không đứng riêng rẽ mà ở dạng 2 ngtử (Cl2, Br2)

 Xu hướng liên kết của nguyên tử hal?

- Viết quá trình hình thành phân tử hal dựa vào liên kết hóa học đã học ở chương 3

- Dự đoán tính chất hóa học cơ bản của halogen.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

HS các nhóm thực hiện thảo luận trong thời gian 3 phút.

- Ngtử có 7e lớp ngoài cùng ( ns2 np5 )

- Ở trạng thái tự do, 2 ngtử halogen góp chung 1 e với nhau tạo 1 lk CHT không cực:

..

: .X..

+

..

. :X..

.. ..

.. ..

:X X: :

 X- X  X2 CT e CT cấu tạo CTPT

- Liên kết trong phân tử X2 không bền lắm, dễ bị tách thành 2 ngtử X.

 Trong phản ứng hoá học, các ngtử X dễ thu thêm 1e  Tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính oxi hoá mạnh.

* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- 4 nhóm cùng treo bảng kết quả thảo luận nhóm. Nhóm xong trước sẽ báo cáo, 3 nhóm còn lại nêu nhận xét, bổ sung.

- GVnêu đáp án chính xác để HS đối chiếu

* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm chấm điểm vòng tròn. Ban giám khảo quyết định điểm các nhóm và thống kê điểm.

GVkết luận nội dung HS đã trình bày . GVgiao phiếu học tập số 3

Hoạt động 4:

III. SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT

Mục tiêu: Biết sự biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện, một số tính chất của halogen

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3:

( HS sử dụng kỹ thuật động não)

- Vì sao trong các hợp chất, F chỉ có số oxi hoá -1, các ngtố halogen còn lại, ngoài số oxi hoá -1 còn có +1, +3, +5, +7.

- Vì sao tính oxi hoá giảm dần từ F đến I.

Sử dụng bảng trong SGK nêu sự biến đổi:

1. Sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất:

2. Sự biến đổi độ âm điện:

3. Sự biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

HS thực hiện thảo luận trong thời gian 3 phút phiếu học tập số 3.

1. Sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất:

Từ F đến I, ta thấy:

* Trạng thái tập hợp: khí  lỏng  rắn.

* Màu sắc: đậm dần * tonc , tosôi : tăng dần.

2. Sự biến đổi độ âm điện:

* Độ âm điện tương đối lớn.

* Giảm dần từ F đến I

* F có độ âm điện lớn nhất nên chỉ có số oxi hoá -1, 0.

Các ngtố halogen khác có số oxi hoá -1, 0, +1, +3, +5, +7 3. Sự biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất

- Các đơn chất halogen giống nhau về tính chất hoá học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất do chúng tạo thành(Do lớp e ngoài cùng có cấu hình tương tự nhau ns2 np5)

- Halogen là những phi kim điển hình. Tính oxi hoá giảm dần từ Flo đến Iot.

- Các đơn chất halogen oxi hoá được

+ Hầu hết các kim loại muối halogenua.

+ H2  hợp chất khí không màu hiđro halogenua.

(khí này tan trong nước tạo dd axit halogen hiđric)

* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.

4 nhóm cùng treo bảng kết quả thảo luận nhóm. GVnêu đáp án chính xác để HS đối chiếu.

* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Các nhóm chấm điểm vòng tròn.

GVkết luận nội dung HS đã trình bày.

Một phần của tài liệu Giáo án phát triển năng lực môn Hóa Học lớp 10 (Trang 131 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(557 trang)
w