Article XII. Hoạt động 5: mở rộng, bổ xung ý tưởng sáng tạo 15 phút
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (7 phút)
- Huy động các kiến thức đã được học của HS
- Nội dung HĐ: Các nội dung liên quan đến halogen.
Phương thức tổ chức hoạt động:
-HĐ cá nhân: GVyêu cầu HS ôn tập lại kiến thức đã học bằng cách hoàn thiện phiếu học tập số 1 ở nhà.
-HĐ nhóm: GVcho HS hoạt động nhóm thảo luận từ kết quả hoạt động cá nhân hoàn thành nội dung phiếu học tập số 1 dưới dạng báo cáo vào 1 tờ giấy Ao.
-HĐ chung cả lớp: GV cho các nhóm trình bày các báo cáo và nhận xét, bổ sung cho nhau . GVgiúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Hoàn thành nội dung trong bảng sau Chất
Nội dung Flo Iot
Cấu tạo phân tử Tính chất vật lí Tính chất hóa học - Kim loại
- Hiđro - H2O Độ âm điện
Điều chế
Sản phẩm, đánh giá kết quả của hoạt động:
-Sản phẩm hoạt động: HS hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 1.
-Đánh giá kết quả hoạt động:
Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GVbiết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung để chuẩn hóa kiến thức được củng cố.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Viết phương trình phản ứng ( 7 phút) Mục tiêu hoạt động
- Củng cố lại tính chất hóa học và phương pháp điều chế halogen.
- Rèn luyện kĩ năng viết phương trình.
- Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác.
Phương thức tổ chức hoạt động.
-HĐ nhóm: GVcho các nhóm hoạt động để hoàn thành bài tập 1 và bài tập 2 trong phiếu học tập số 2 vào bảng phụ.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Bài 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau.
I2 →KI →KBr →Br2 →NaBr →NaCl →Cl2 →KClO3 →KCl →KOH Bài 2: So sánh tính oxi hoá của F2, Cl2, Br2, I2?
Tính axit, tính khử của HF, HCl, HBr, HI?
Bài 3: Axit nào có khả năng ăn mòn thuỷ tinh? Viết phương trình?
Phản ứng nhận biết đơn chất iot?
Bài 4: Nhận biết các dung dich sau: NaCl, NaBr, NaF, NaI, HCl, HNO3, NaOH?
Bài 5. Hoà tan 31,4 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 2M, thu được 15,69 lít H2 (đktc)
a) Tính % khối lượng từng chất trong hỗn hợp?
b) Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng?
Bài 6. Hoà tan 2,84 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại A và B kế tiếp
54,6oC; 0,9 atm và dung dịch X. A và B lần lượt là:
A. Be và Mg B. Ca và Sr C. Mg và Ca D.Sr và Ba.
-HĐ chung cả lớp: GVcho các nhóm treo kết quả của nhóm và quan sát góp ý, bổ sung cho nhau. GVgiúp HS chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức -Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
HS có thể sẽ gặp khó khăn khi viết phương trình hay cân bằng phản ứng. GVgợi ý HS dựa vào tính chất hóa học, phương pháp điều chế của các chất và một số phương pháp cân bằng đã được học.
Sản phẩm, đánh giá kết quả của hoạt động -Sản phẩm hoạt động
-Đánh giá hoạt động
+ Thông qua quan sát: trong quá trình HS hoạt động nhóm GVchú ý quan sát để kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thông qua kết quả của các nhóm và sự góp ý bổ sung các các nhóm cho nhau. GVhướng dẫn HS những sai sót cần chỉnh sửa.
Hoạt động 2:
Mục tiêu hoạt động
-Củng cố lại kiến thức về tính oxi hóa mạnh của halogen khi tác dụng với kim loại và hợp chất.
-Rèn luyện kĩ năng giải toán hóa học và sử dụng phương pháp bảo toàn e nói riêng.
-Rèn năng lực tự học, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ hóa học.
Phương thức tổ chức hoạt động
-HĐ nhóm: GVcho HS hoạt động nhóm để hoàn thành bài tập 3 và bài tập 4 trong phiếu học tập số 2.
-HĐ chung cả lớp: GVgọi 1 số nhóm lên trình bày , các nhóm khác bố sung, góp ý. GVgiúp HS tìm ra lỗi sai và đáp án đúng.
-Dự kiến khó khăn và giải pháp hỗ trợ cho HS
HS có thể gặp lúng túng khi sử dụng phương pháp bảo toàn e. GVgợi ý nguyên
tắc của phương pháp hoặc gợi ý HS tính toán theo phương trình.
Sản phẩm, đánh giá kết quả của hoạt động -Sản phẩm: HS hoàn thành bài tập 3 và bài tập 4 -Đánh giá kết quả hoạt động
+ Thông qua quan sát: trong quá trình HS nhóm, GVchú ý quan sát để kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thông qua báo cáo của các nhóm và sự góp ý bổ sung của các nhóm khác, GVhướng dẫn HS đưa ra được phương pháp chung khi gặp dạng toán này.
Hoạt động 3:
Mục tiêu hoạt động
-Củng cố lại kiến thức về phản ứng .
-Rèn luyện kĩ năng giải toán hóa học và sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng
-Rèn năng lực tự học, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ hóa học.
Phương thức tổ chức hoạt động
-HĐ cá nhân: GVyêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập 5,6 trong phiếu học tập số 2.
-HĐ chung cả lớp: GVgọi 1 số HS lên trình bày và các HS khác đánh giá góp ý, bổ sung. GVgiúp HS nhận ra những chỗ sai cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức, phương pháp giải bài tập.
-Dự kiến khó khăn và giải pháp hỗ trợ cho HS:
HS có thể gặp khó khăn khi xác định khối lượng chất rắn giảm được xác định như thế nào. GVgợi ý dựa vào
Sản phẩm, đánh giá kết quả của hoạt động -Sản phẩm: HS hoàn thành bài tập 5,6
-Đánh giá kết quả hoạt động
+ Thông qua quan sát: trong quá trình HS hoạt động cá nhân GVchú ý quan sát để kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thông qua kết quả của 1 số HS và sự góp ý bổ sung của các HS khác, GVhướng dẫn HS