Kiến thức cần ghi nhớ

Một phần của tài liệu Giáo án phát triển năng lực môn Hóa Học lớp 10 (Trang 231 - 241)

Article XII. Hoạt động 5: mở rộng, bổ xung ý tưởng sáng tạo 15 phút

B. Hoạt động luyện tập

I. Kiến thức cần ghi nhớ

- Phân biệt Oxi và Ozon : O3 + KI + H2O → O2 + I2 + KOH Hiện tượng hồ tinh bột huyển sang máu xanh

- Đánh giá kết quả hoạt động :

+ Thông qua quan sát HS hoạt động cá nhân GVcần quan sát kỹ từng em, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý Hoạt động 2: Luyện tập bài tập trắc nghiệm lí thuyết (5 phút)

a. Mục tiêu hoạt động

HS biết cách làm bài tập định tính liên quan đến Oxi Ozon Rèn luyện năng lực hợp tác

yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tạp , đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung nhận xét, chất vấn. GVchốt kiến thức

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Nhóm 1, 2

1.Hãy chọn phát biểu đúng về Oxi và ozon.

A. Oxi và ozon đều có tính oxi hoá mạnh như nhau.

B. Oxi và ozon đều có số proton và nơtron giống nhau trong phân tử.

C. Oxi và ozon là các dạng thù hình của nguyên tố oxi.

D. Cả oxi và ozon đều phản ứng đuợc với các chất như Ag, KI, PbS ở nhiệt độ thường.

2.Nguyên tử oxi có cấu hình electron là 1s22s22p4 . Sau phản ứng hoá học, ion O2- có cấu hình electron là

A. 1s22s22p42p2 B. 1s22s22p43s2 C. 1s22s22p6 D. 1s22s22p63s2 3.Chất nào sau đây có liên kết cộng hoá trị không cực ?

A. H2S B. O2 C. Al2S3 D. SO2

4.Tính chất nào sau đây không đúng với nhóm oxi ( VIA)? Từ nguyên tố oxi đến nguyên tố telu:

A. Độ âm điện của nguyên tử giảm dần B. Bán kính nguyên tử tăng dần

C. Tính bền của hợp chất hidro tăng dần D. Tính acid của hợp chất hidroxit giảm dần

5.Ag để trong không khí bị biến thành màu đen do không khí bị nhiễm bẩn chất nào dưới đây?

A. SO2 và SO3. B. HCl hoặc Cl2.

C. H2 hoặc hơi nước. D. Ozon hoặc hiđrosunfua.

6.Trong nhóm oxi theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần thì sự biến đổi tính chất nào sau đây là đúng ?

A. Tính oxi hoá tăng dần, tính khử giảm dần B. Năng lượng ion hoá thứ nhất tăng dần

C. Ái lực electron tăng dần

D. Tính kim loại tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần

7.Khí có oxi lẫn hơi nước. Chất nào sau đây là tốt nhất để tách nước ra khỏi oxi?

A. Nhôm oxit B. Acid sunfuric đặc

C. Nước vôi trong D. Dung dịch natri hidroxit 8.Oxi có thể thu được từ sự nhiệt phân chất nào sau đây ?

A. CaCO3 B. KClO3 C. (NH4)2SO4 D.

NaHCO3

9.O2 bị lẫn một ít tạp chất Cl2. Chất tốt nhất để loại bỏ Cl2 là

A. H2O. B. KOH. C. SO2. D. KI.

Nhóm 3; 4

1.Trong công nghiệp, từ khí SO2 và O2, phản ứng hoá học tạo thành SO3 xảy ra ở điều kiện nào sau đây?

A. Nhiệt độ phòng B. Đun nóng đến 500oC và có mặt xúc tác V2O5

C. Đun nóng đến 500oC D. Nhiệt độ phòng và có mặt xúc tác V2O5

2.Khối lượng (g) của 50 lit khí oxi ở điều kiện tiêu chuẩn là:

A. 68 B. 71,4 C. 75 D. 84

3.Sự hình thành lớp ozon (O3) trên tầng bình lưu của khí quyển là do:

A. Tia tử ngoại của mặt trời chuyển hoá các phân tử oxi B. Sự phóng điện (sét) trong khí quyển

C. Sự oxi hoá một số hợp chất hữu cơ trên mặt đất D. A và B đều đúng.

4.Chọn phương án đúng:

A. Ôxi phản ứng trực tiếp với tất cả các kim loại.

B. Ôxi phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim tạo oxit cao nhất.

C. Trong các phản ứng có ôxi tham gia thì ôxi thường đóng vai trò là chất khử.

D. Trong các phản ứng có ôxi tham gia thì ôxi thường đóng vai trò là chất ôxi hoá.

5.Chọn phương án đúng cho cách điều chế ôxi trong phòng thí nghiệm:

A. Điện phân nước. B. Điện phân dung dịch CuSO4.

C. Chưng cất không khí lỏng. D. Nhiệt phân KClO3 hoặc KMnO4.

6.Cặp chất nào dưới đây được gọi là dạng thù hình của nhau?

A. Ôxi lỏng và khí ôxi. B. Nitơ lỏng và khí nitơ.

C. Ôxi và ôzôn. D. Iot tinh thể và hơi iot.

7.O2 và O3 là hai dạng thù hình của nhau vì:

A. Chúng cùng có cấu tạo từ những nguyên tử của nguyên tố ôxi.

B. Chúng cùng có tính ôxi hoá.

C. Chúng có số lượng nguyên tử khác nhau.

D. Cả 3 điều trên.

8.Để nhận biết O2 và O3 ta không thể dùng chất nào sau đây?

A. Dung dịch KI cùng với hồ tinh bột. B. PbS (đen).

C. Ag. D. Đốt cháy Cacbon.

9.Cấu hình electron nào không đúng với cấu hình electron của anion X2- của các nguyên tố nhóm VIA?

A. 1s2 2s22p4. B. 1s2 2s2 2p6. C. [Ne] 3s2 3p6. D. [Ar] 4s2 4p6. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

- Sản phẩm : HS giải được các câu hỏi - Đánh giá kết quả hoạt động :

+ Thông qua quan sát HS hoạt động nhóm, GVcần quan sát kỹ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý

Hoạt động 3: Luyện tập bại tập cơ bản Oxi (10 phút) a. Mục tiêu hoạt động

HS biết cách làm bài tập tính toán liên quan đến Oxi Rèn luyện năng lực hợp tác

b.Phương thức tổ chức hoạt động: HS hoạt động nhóm

yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tạp , đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung nhận xét, chất vấn. GVchốt phương pháp làm bài tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Nhóm 1, 2

1.Có bao nhiêu mol FeS2 tác dụng hết với oxi để thu được 64 g khí SO2 theo phương trình hoá học sau: 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

A. 0,4 B. 1,2 C. 0,5 D. 0,8

2.Cho hỗn hợp khí gồm 0,8 g oxi và 0,8 g hyđro tác dụng với nhau, khối lượng nước thu được

A. 1,6 g B. 1,4 g C. 1,2 g D. 0,9 g 3.Khi nhiệt phân 24,5 gam KClO3 theo phản ứng : 2KClO3 2KCl + 3O2. Thể tích khí ôxi thu được (đktc) là:

A. 4,48 lít B. 6,72 lít C. 2,24 lít D. 8,96 lít

4.Nhiệt phân hoàn toàn 24,5 gam một muối vô cơ thấy thoát ra 6,72 lit O2 (đkc).

Phần chất rắn còn lại chứa 52,35% kali và 47,65% clo. Công thức của muối đem nhiệt phân là

A. KClO. B. KClO2. C. KClO3. D. KClO4.

5.Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp cùng số mol Cu và Al thu được 13,1 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của m là

A. 7,4 gam. B. 8,7 gam. C. 9,1 gam. D. 10 gam.

Nhóm 3; 4

1.Nung 316 gam KMnO4 một thời gian thấy còn lại 300 gam chất rắn. Vậy phần trăm KMnO4 đã bị nhiệt phân là

A. 25%. B. 30%. C. 40%. D. 50%.

2.Thể tích không khí cần để oxi hoá hoàn toàn 20 lít khí NO thành NO2 là (các thể khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất, oxi chiếm 20% không khí).

A. 30 lít B. 60 lít C. 50 lít D. 70 lít

3.Dẫn 2,24 lit (đkc) hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 đi qua dung dịch KI dư thấy có 12,7 gam chất rắn màu tím đen. Như vậy % thể tích của O3 trong X là

A. 50%. B. 25%. C. 75%. D. không xác định

chính xác.

4.Đốt 13 gam bột một kim loại hoá trị II trong ôxi dư đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X có khối lượng 16,2gam (giả sử hiệu suất phản ứng là

100%). Kim loại đó là:

A. Fe B. Cu C. Zn D. Ca c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

- Sản phẩm : HS làm đúng đáp án - Đánh giá kết quả hoạt động :

+ Thông qua quan sát HS hoạt động nhóm, GVcần quan sát kỹ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý

Hoạt động 4: Luyện tập bại tập tìm thành phần khí- sơ đồ đường chéo (7 phút)

a. Mục tiêu hoạt động

HS biết cách làm bài tập thành phần khí – sơ đồ đường chéo Rèn luyện năng lực hợp tác

b. Phương thức tổ chức hoạt động: HS hoạt động nhóm

yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tạp , đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung nhận xét, chất vấn. GVchtoongr kết phuqoqng pháp giải bài tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Nhóm 1, 2

1.Một hỗn hợp khí O2 và CO2 có tỷ khối so với hiđro là 19. Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí trên và tỷ lệ % theo thể tích của O2 là:

A. 40g và 40% B. 38g và 40% C. 38g và 50% D. 36g và 50%

2.Tỷ khối của hỗn hợp X gồm O2 v à O3 so với H2 là 18. Phần trăm thể tích của O2 và O3 có trong hỗn hợp X lần lượt là:

A. 25 & 75 B. 20 & 70 C. 50&50 D. 75 & 25

3.Cho hỗn hợp SO2 và O2 có tỉ khối với H2 là 24. % thể tích SO2 trong hỗn hợp là:

A. 10% B. 50% C. 16% D. 61,5%

4.Cho hỗn hợp SO3 và O2 có tỉ khối với H2 là 32. % thể tích O2 trong hỗn hợp là:

A. 6,67% B. 66,67% C. 33.33% D. 3,33%

Nhóm 3, 4

1. Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 bằng 20. Để đốt cháy hoàn toàn 1 mol CH4 cần bao nhiêu mol X?

A. 1,2 mol. B. 1,5 mol. C. 1,6 mol. D. 1,75 mol.

2.Đốt cháy hoàn toàn mg cacbon trong Vl khí oxi dư (đktc), thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối với oxi là 1,25. Thành phần % theo thể tích của CO2 có trong hỗn hợp là

A. 6,67% B. 66,67% C. 33.33% D. 3,33%

3.Đốt cháy hoàn toàn a gam Cacbon trong V lít ôxi (đktc) thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối so với Hiđrô là 20, dẫn hỗn hợp A vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 10 gam kết tủa a và V có giá trị là

A. 2 g; 1,12 lít B. 2,4 g; 4,48 lít C. 2,4 g; 2,24 lít D. 1,2g; 3,36lít c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

- Sản phẩm : HS làm đúng đáp án - Đánh giá kết quả hoạt động :

+ Thông qua quan sát HS hoạt động nhóm, GVcần quan sát kỹ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý

Hoạt động 5: Luyện tập bại tập tăng giảm thể tích (7 phút) a. Mục tiêu hoạt động

HS biết cách làm bài tập tăng giảm thẻ tích Rèn luyện năng lực hợp tác

b.Phương thức tổ chức hoạt động: HS hoạt động nhóm

yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tạp , đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung nhận xét, chất vấn. GVtổng kết phương pháp giải bài tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Nhóm 1, 2

1.Có hỗn hợp khí O2 và O3. Sau 1 thời gian, O3 bị phân huỷ hết, ta được 1 chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2%. Thành phần % theo thể tích của O3 trong hỗn hợp là.

A. 2% B. 3% C. 4% D. 5%

2.Cho hỗn hợp khí oxi và ozon, sau một thời gian ozon bị phân huỷ hết (2O3  3O2) thì thể tích khí tăng lên so với ban đầu là 2 lít, thể tích của ozon trong hỗn hợp đầu là.

A. 2l B. 3l C. 4l D. 5l

Nhóm 3.4

1.Bình đựng hỗn hợp O2 và O3 sau 1 thời gian O3 bị phân hủy hết, áp suất khí trong bình tăng thêm 3% (các áp đo cùng đk nhiệt độ, thể tích). % O3 trong hỗn hợp là

A. 9% B. 3% C. 6% D. 7,5%

2.Sau khi ozon hoá 100ml khí oxi, đưa nhiệt độ về trạng thái trước phản ứng thì áp suất giảm 5% so với áp suất ban dầu. Thành phần % của ozon trong hỗn hợp sau phản ứng là.

A. 5% B. 10% C. 15% D. 20%

c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

- Sản phẩm : HS giải được ô chữ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - Đánh giá kết quả hoạt động :

+ Thông qua quan sát HS hoạt động nhóm, GVcần quan sát kỹ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý

Hoạt động 9: Vận dụng và tìm tòi mở rộng (3 phút) a. Mục tiêu hoạt động

Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi , bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS

b. Nội dung hoạt động: HS giải quyết các câu hỏi sau:

Xác định vị trí của nguyên tố S trong BTH, mô tả cấu tạo nguyên tử nguyên tố S từ đó dự đoán tính chất hóa học

c. Phương thức tổ chức hoạt động:

GVhướng dẫn HS về nhà làm và tìm nguồn tham khảo d. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

Bài viết của HS.

d. Kiểm tra. đánh giá kết quả hoạt động

GVkiểm tra vào tiết học tiếp theo Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn bài: 14/2/2021 Tiết dạy: 51

Hoa Lư, ngày…….tháng……..năm 2021

Kí duyệt

Nguyễn Mạnh Hà

LƯU HUỲNH

Giới thiệu chung: Đây là 1 bài mới mà kiến thức tương đối mềm nên GVcần cho thêm bài tập để củng cố và vận dụng các kiến thức vừa được học

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức. kỹ năng, thái độ a. Kiến thức:

HS biết:

Vị trí, cấu hình electron lớp electron ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh.

Hai dạng thù hình phổ biến (,).

Ứng dụng và sản xuất lưu huỳnh.

HS hiểu:

Vì sao lưu huỳnh lại có nhiều số oxi hoá?

Vì sao lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá và tính khử?

Vì sao lưu huỳnh kém hoạt động ở điều kiện thường, nhưng tỏ ra hoạt động khi đun nóng?

Viết các PTHH chứng mình tính ox ihoá mạnh của lưu huỳnh

Giải thích được một số hiện tượng vật lý, hoá học lien quan đến lưu huỳnh.

b. Về kỷ năng:

Viết thành thạo cấu hình electron của nguyên tử và ion.

Dự đoán tính chất, kiểm tra. kết luận được về tính chất hoá học của lưu huỳnh.

Luyện khả năng học tập, tư duy theo phương pháp quan sát, nhận xét, suy luận logic.

Tính khổi lượng lưu huỳnh, hợp chất của lưu huỳnh tham gia và tạo thành trong phản ứng.

c. Về tình cảm, thái độ:

Giúp HS hiểu được tầm quan trọng của lưu huỳnh trong công nghiệp cũng như trong cự.

Lưu huỳnh độc, cần cẩn khi tiếp xúc.

Củng cố niềm tin vào khoa học thông qua thí nghiệm biểu diển, tạo hứng thú cho HS, yêu môn hoá học hơn và khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học - Năng lực tính toán hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống….

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1.GV:

Máy tính, máy chiếu, các phiếu học tập, tranh ảnh 2 dạng thù hình của S và mô hình cấu tạo vòng của S, hình ảnh 1 số hợp chất của S, khai thác S trong mỏ 2.HS:

Chuẩn bị bài tâp được giao từ tiết trước III. Chuỗi các hoạt động học

Một phần của tài liệu Giáo án phát triển năng lực môn Hóa Học lớp 10 (Trang 231 - 241)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(557 trang)
w