Article XII. Hoạt động 5: mở rộng, bổ xung ý tưởng sáng tạo 15 phút
D. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng(2 phút)
IV. Câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực
2. Thiết kế chi tiết từng hoạt động học
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (10 phút) a) Mục tiêu của hoạt động
Huy động các kiến thức về Bảng HTTH các nguyên tố hóa học mà học sinh đã được học trong chương trình THCS-lớp 9 và dựa vào chương mở đầu bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của học sinh từ đó rút ra cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn.
Nội dung HĐ: Tìm hiểu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Biết được sự biến đổi tuần hoàn của cấu hình electron hóa trị qua mỗi chu kì.
b) Phương thức tổ chức HĐ
- GV cho học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.
- Sau đó giáo viên cho cả lớp hoạt động chung bằng cách cử 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung; hoàn thiện phiếu học tập.
- Dự kiến một số vướng mắc của học sinh để hỗ trợ khó khăn của học sinh.
- Giáo viên không chốt kiến thức mà liệt kê kiến thức từ đó dẫn dắt gợi mở sự tò mò tìm hiểu tiếp bài học của học sinh. Các vấn đề này sẽ được giả quyết ở hoạt động hình thành kiến thức và hoạt động luyện tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (GV cho HS làm bài trên lớp, thời gian 10 phút)
HS dựa vào kiến thức đã học trong chuyên đề mở đầu bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và sưu tầm tài liệu có liên quan đến bảng HTTH các nguyên tố hóa học hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Hãy nêu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn?
………
………
……
………
……
………
……
Câu 2: Nhóm nguyên tố là gì? Chu kì là gì? Các nguyên tố nhóm A có cấu hình electron hóa trị biến đổi như thế nào qua mỗi chu kì?
………
……
………
……
………
……
………
……
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1.
- Đánh giá giá kết quả hoạt động:
Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố hóa học(35 phút)
1. Mục tiêu:
- Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A;
- Sự tương tự nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử (nguyên tố s, p) là nguyên nhân của sự tương tự nhau về tính chất hoá học các nguyên tố trong cùng một nhóm A;
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi số điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.
2. Phương thức tổ chức hoạt động:
GV cho HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1; sau đó GV cho HS hoạt động chung cả lớp để bổ sung cho hoàn chỉnh:
Phiếu học tập số 2:
1. Quan sát cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố trong chu kì 2, 3 và nhận xét về số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. Nó thay đổi như thế nào qua các chu kì? Từ đó có nhận xét gì?
2. Nguyên tử của các nguyên tố ở trong 1 nhóm A có đặc điểm gì? Nhóm nào gồm các nguyên tố s, p?
3. Cho biết nhóm VIIIA, IA, VIIA gồm những nguyên tố nào? Đặc điểm lớp e ngoài cùng của các nguyên tố trong các nhóm trên ra sao? Các nguyên tố nhóm IA và VIIA có những tính chất hóa học đặc trưng nào? Lấy ví dụ minh họa
3. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập số 2
1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì => chúng biến đổi một cách tuần hoàn.
- Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố.
2. Các nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A có cùng số e lớp ngoài cùng (số e hoá trị)
là nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hoá học của các nguyên tố nhóm A.
Số TT của nhóm = Số e lớp ngoài cùng = Số e hoá trị -Nguyên tố s thuộc nhóm IA, IIA.
-Nguyên tố p thuộc nhóm IIIAVIIIA. 3. a. Nhóm VIIIA (Nhóm khí hiếm)
- Gồm các nguyên tố: He, Ne, Ar, Kr, Xe, Rn
- Cấu hình e lớp ngoài cùng chung: ns2np6 (Trừ He)
- Hầu hết các khí hiếm không tham gia phản ứng hoá học, tồn tại ở dạng khí, phân tử chỉ 1 ntử
b. Nhóm IA (Nhóm Kim Loại kiềm) - Gồm các nguyên tố: Li, Na, K, Rb, Cs, Fr*
- Cấu hình e lớp ngoài cùng chung: ns1 (Dễ nhường 1 e để đạt cấu trúc bền vững của khí hiếm)
- Tính chất hoá học:
+ T/d với oxi tạo oxít bazơ + T/d với Phi kim tạo muối + T/d với nuớc tạo hiđroxít +H2
c. Nhóm VIIA (Nhóm Halogen) - Gồm các nguyên tố: F, Cl, Br, I, At*
- Cấu hình e lớp ngoài cùng chung: ns2 np5 (Dễ nhận 1 e để đạt cấu trúc bền vững của khí hiếm)
-Tính chất hoá học:
+ T/d với oxi tạo oxit axit + T/d với kim loại tạo muối + T/d với H2 tạo hợp chất khí.
- Đánh giá hoạt động: thông qua quan sát: thông qua quá trình hoạt động nhóm của HS. GV cần quan sát kĩ các nhóm để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
Thông qua báo cáo của các nhóm và sự góp ý bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung kịp thời
Tiết 16
Hoạt động 2: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các đơn chất(45 phút) a) Mục tiêu hoạt động:
- Hiểu được quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A (dựa vào bán kính nguyên tử).
Dựa vào qui luật chung, suy đoán được sự biến thiên tính chất cơ bản trong chu kì (nhóm A)
Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
b) Phương thức tổ chức HĐ:
GV cho HS HĐ cá nhân hoàn thành phiếu học tập.
HĐ nhóm: GV cho HS HĐ nhóm để chia sẻ, bổ sung cho nhau trong kết quả HĐ cá nhân.
HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung (lưu ý mời các nhóm có kết quả khác nhau trình bày để khi thảo luận chung cả lớp được phong phú, đa dạng và HS sẽ được rút kinh nghiệm thông qua sai lầm của mình).
Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
+ HS có thể gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi về các đặc điểm của lớp e, số e lớp ngoài cùng, bán kính nguyên tử.
PHIẾU HỌC TẬP 3
Câu 1: Các nguyên tố của chu kì 2 được sắp xếp theo chiều giá trị độ âm điện giảm dần (từ trái sang phải) như sau:
A. F, O, N, C, B, Be, Li B. Li, B, Be, N, C, F, O C. Be, Li, C, B, O, N, F D. N, O, F, Li, Be, B, C Câu 2: Trong một chu kì, bán kính nguyên tử của các nguyên tố
A. Tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân B. Giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân C. Giảm theo chiều tăng của tính phi kim
D. B và C đều đúng
Câu 3: Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố:
A. Tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân B. Giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân C. Giảm theo chiều tăng của tính phi kim
D. A và C đều đúng
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập.