Article XII. Hoạt động 5: mở rộng, bổ xung ý tưởng sáng tạo 15 phút
Dạng 6: Xác định tên nguyên tố dựa vào phản ứng hóa học
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Sự hình thành ion, cation, anion (10 phút) a. Mục tiêu của hoạt động:
- HS nêu được các khái niệm ion, cation, anion.
- Học sinh viết được quá trình hình thành ion từ các nguyên tử.
- HS biết cách gọi tên ion
- HS xác định được từng ion hình thành trong phân tử.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- Phương thức thực nghiệm: Giáo viên cho HS xem video về sự tạo thành cation của nguyên tử Na, sự tạo thành anion của nguyên tử clo.
- Hoạt động theo cặp: Viết quá trình tạo thành ion và gọi tên ion tạo thành từ các nguyên tử: K, Mg, Al, O, F, N
- Hoạt động theo nhóm: Xác định các ion tạo thành các phân tử sau: NaCl, KOH, H2SO4, NH4Cl, Fe(NO3)3. Gọi tên và cho biết ion thuộc loại đơn nguyên tử hay ion đa nguyên tử.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- HS viết được sự hình thành ion, gọi tên và xác định được các ion tạo thành phân tử chất cụ thể.
- Đánh giá giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, HĐ nhóm để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thông qua HĐ chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức.
Hoạt động 2: Sự tạo thành liên kết ion (25phút) a. Mục tiêu của hoạt động:
- HS nêu được quá trình hình thành liên kết ion.
- Học sinh viết được quá trình hình thành liên kết ion từ các nguyên tử.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- Hoạt động chung cả lớp: Giáo viên cho HS xem Video quá trình hình thành liên kết ion của phân tử NaCl.
- Hoạt động theo cặp: Viết quá trình hình thành liên kết ion của các cặp nguyên tử:
K + F2 Mg + O2 Al + Cl2 Al + O2
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số cặp HS báo cáo, các HS khác góp ý, bổ sung, GV hướng dẫn để HS chốt được các kiến thức về quá trình hình thành liên kết ion.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- HS viết được sự hình thành liên kết ion từ các nguyên tử đã cho.
- Đánh giá giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, HĐ nhóm để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thông qua HĐ chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức.
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
Có thể HS gặp khó khăn về quá trình hình thành liên kết trong phân tử MgO,
AlCl3, Al2O3. GV cần giúp đỡ để HS chốt kiến thức.
Tiết 23
Hoạt động 3: Liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nguyên tử giống nhau (45 phút)
a. Mục tiêu của hoạt động:
- HS nêu được quá trình hình thành liên cộng hóa trị trong phân tử H2, N2, . - Học sinh viết được quá trình hình thành liên kết cộng hóa trị từ các nguyên tử.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- Hoạt động cá nhân: Giáo viên cho HS nghiên cứu tài liệu và thông tin để thực hiện phiếu học tập số 2 ở nhà.
- Hoạt động theo nhóm: HS chia sẻ thông tin tra cứu được ở nhà, thảo luận bổ sung trong nhóm để hoàn thiện phiếu học tập số 2.
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số đại diện các nhóm HS báo cáo, các HS khác góp ý, bổ sung, (lưu ý mời các nhóm có kết quả khác nhau trình bày để khi thảo luận chung cả lớp được phong phú, đa dạng và HS sẽ được rút kinh nghiệm thông qua sai lầm của mình). GV hướng dẫn để HS chốt được các kiến thức về quá trình hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử H2, N2.
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
Dựa vào các thông tin trong phiếu học tập, kết hợp với kiến thức đã học ở bài cấu hình electron nguyên tử, sự biến đổi tuần hoàn tính chất chất của các nguyên tố, liên kết ion. HS có thể viết được cấu hình electron của nguyên tử H, N, xu hướng nhường hoặc nhận electron của chúng để đạt cấu hình bền vững giống khí hiếm gần nó nhất. HS cũng có thể gặp khó khăn về quá trình hình thành liên kết trong phân tử H2, N2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Viết cấu hình electron của nguyên tử H (Z = 1), nguyên tử N (Z = 7)
………
………
………Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử H, nguyên tử N là bao nhiêu? Chúng là kim loại hay phi kim? Biểu diễn số electron ở lớp ngoài cùng của chúng (mỗi một electron là một dấu chấm)
………
………
………
………
………Để đạt cấu hình bền vững giống với khí hiếm gần nó nhất thì các nguyên tử này phải làm sao? Trình bày sự hình thành liên kết trong phân tử H2, N2. ?. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Liên kết cộng hóa trị là gì?
………. . . . .
Liên kết đơn, liên kết ba được hình thành như thế nào?
………
. . .
So sánh độ âm điện giữa hai nguyên tử trong H2, N2. Đôi electron dùng chung sẽ bị lệch về phía nào? Thế nào là liên kết cộng hóa trị không cực?
………
………
………
………
Tiết 24
Hoạt động 4: Liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nguyên tử khác nhau, hiệu độ âm điện (45 phút)
a. Mục tiêu của hoạt động:
- HS nêu được quá trình hình thành liên cộng hóa trị trong phân tử HCl, CO2
- Học sinh viết được quá trình hình thành liên kết cộng hóa trị từ các nguyên tử.
- Mối liên hệ giữa giá trị hiệu độ âm điện và liên kết hóa học.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- Hoạt động cá nhân: Giáo viên cho HS nghiên cứu tài liệu và thông tin để thực hiện phiếu học tập số 3 ở nhà.
- Hoạt động theo nhóm: HS chia sẻ thông tin tra cứu được ở nhà, thảo luận bổ sung trong nhóm để hoàn thiện phiếu học tập số 3.
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số đại diện các nhóm HS báo cáo, các HS khác góp ý, bổ sung, GV hướng dẫn để HS chốt được các kiến thức về quá trình hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử HCl, CO2. Mối liên hệ giữa giá trị hiệu độ âm điện và liên kết hóa học.
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
Dựa vào các thông tin trong phiếu học tập, kết hợp với kiến thức đã học ở phần liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nguyên tử giống nhau để thực hiện phiếu học tập. Có thể HS gặp khó khăn về quá trình hình thành liên kết trong phân tử HCl, CO2. GV cần giúp đỡ để HS chốt kiến thức.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 2