Thực trạng ngân sách nhà nước tại địa phương tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quản lý ngân sách nhà nước tại địa phương trong bối cảnh hội nhập trường hợp tỉnh hải dương (Trang 93 - 98)

Chương 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG

3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG

3.2.2. Thực trạng ngân sách nhà nước tại địa phương tỉnh Hải Dương

Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 2016 đến năm 2020 cho kết quả tốt, được thể hiện trên Bảng 3.2.

Bảng 3.2: Kết quả thu NSNN trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị: triệu đồng

STT Năm 2016 2017 2018 2019 DT 2020

1 Tổng thu NSNN trên địa bàn

21.178.433 25.659.601 29.062.444 19.984.504 18.095.000

2 Tốc độ tăng thu (%)

4.79 2.05 34.48 -31.24 -9,50

(Nguồn: www.sotaichinh.haiduong.gov.vn) Nhìn vào Bảng 3.2. ta thấy: nguồn thu NSNN tại địa phương có xu hướng tăng trưởng không ổn định: Năm 2018 tốc độ tăng thu NSNN đạt rất cao:

34,48%; nhưng trong các năm 2016, 2017 tốc độ tăng thu đạt thấp; đặc biệt trong năm 2019 tốc độ thu NSNN trên địa bàn giảm rõ rệt: - 31,24%.

Nguyên nhân của sự tăng trưởng không ổn định của nguồn thu NSNN trên địa bàn được lý giải bởi các nguồn thu phát sinh bất thường, các nguồn thu chuyển từ năm trước sang tăng cao, gây bị động cho công tác quản lý ngân sách địa phương. Từ năm 2019 không còn nguồn thu này nên tốc độ tăng thu giảm.

Điều đó cho thấy khả năng tăng thu của NSĐP gặp nhiều khó khăn.

Về các nguồn thu thu NSNN trên địa bàn

Để xem xét kết quả thu NSNN trên địa bàn thể hiện chính xác hơn, cần xem xét các nguồn thu chính chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn thu.

Trong tổng thu NSNN trên địa bàn, các nguồn thu có tỷ trọng lớn, phản ánh chất lượng nguồn thu là thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu lại có sự tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây. Tỷ trọng thu nội địa chiếm trong tổng thu NSNN trên địa bàn chiếm trung bình 63,91% trong giai đoạn 2016-2019 có tốc độ tăng thu trung bình đạt 18%/năm trong cả giai đoạn. Tốc độ tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt trung bình 16,93%/năm.

Bảng 3.3: Tỷ trọng và tốc độ tăng các khoản thu nội địa trong NSNN tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị: triệu đồng

STT Năm 2016 2017 2018 2019 DT 2020

1 Tổng thu NSNN trên địa bàn

21.178.433 25.659.601 29.062.444 19.984.504 18.095.000

2 Thu nội địa 8.834.812 11.453.691 13.769.633 15.481.000 13.645.000 Tốc độ tăng

thu (%)

9,75 29,64 20,22 12,43 -21,85

3 Thu từ hoạt động XNK

2.320.798 3.329.026 3.322.450 3.400.000 4.450.000

Tốc độ tăng thu (%)

22,15 43,44 -0,20 2,33 30,55

(Nguồn: www.sotaichinh.haiduong.gov.vn) Như vậy, các khoản thu quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh Hải Dương có mức tăng trưởng cao và ổn định. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, tỷ trọng nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu có xu hướng tăng nhanh và ngày càng tăng tỷ trọng trong tổng thu NSNN tại địa bàn.

3.2.2.2. Về kết quả thu ngân sách địa phương

Tình hình thực hiện thu NSĐP tỉnh Hải Dương cho kết quả ở Bảng 3.4.

Bảng 3.4: Tình hình thực hiện thu NSĐP tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2020 Đơn vị: triệu đồng

STT Năm 2016 2017 2018 2019 DT 2020

1 Tổng thu NSĐP 21.178.433 21.611.690 17.795.260 19.984.504 13.522.551 2 Tốc độ tăng thu

(%) 2,05 -17,66 12,30 -32,33

(Nguồn: sotaichinh.haiduong.gov.vn) Nguồn thu NSĐP có tốc độ tăng không ổn định trong giai đoạn 2016- 2019: tăng trong các năm 2017 với 2,05%, năm 2019 với 12.30% nhưng giảm nhanh trong năm 2018 là 17,66% và 2020 giảm 32,33%. Nguyên nhân tăng thu trong các năm 2017, 2018 là do các khoản thu của năm trước chuyển sang. Tuy nhiên, xem xét các nguồn thu nội địa cấu thành thu NSĐP cho kết quả đáng khích lệ.

Bảng 3.5: Tỷ trọng và tốc độ tăng các khoản thu nội địa trong NSĐP tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2020

Đơn vị: triệu đồng

STT Năm 2016 2017 2018 2019 DT 2020

1 Thu nội địa 8.665.742 10.646.466 12.989.347 14.115.864 12.159.942 2 DNNN TW 764.745 977.853 1.044.354 1.021.500 1.110.300

Tỷ lệ so với thu

nội địa (%) 8,82 9,18 8,04 7,24 9,13

Tốc độ tăng (%) 27,87 6,8 -2,19 8,69

3 DNNN ĐP 58.444 95.706 95.755 117.860 122.520

Tỷ lệ so với thu

nội địa (%) 0,67 0,90 0,74 0,83 1,01

Tốc độ tăng (%) 63,76 0,05 23,08 3,95

3 DN ĐTNN 3.495.926 3.105.203 3.679.498 3.567.214 3.733.880 Tỷ lệ so với thu

nội địa (%) 40,34 29,17 28,33 25,27 30,71

Tốc độ tăng (%) -11,18 18,49 -3,05 4,67

4 DN NQD 1.792.789 2.942.840 2.854.109 2.891.400 2.940.380 Tỷ lệ so với thu

nội địa (%) 20,69 27,64 21,97 20,48 24,18

Tốc độ tăng (%) 64,15 -3,02 1,31 1,69

(Nguồn: Tính toán trên cơ sở số liệu của Sở Tài chính Hải Dương)

Nhìn vào bảng 3.5. có thể nhận thấy:

- Thu vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu NSĐP: Năm 2016 chiếm tỷ trọng cao nhất 40,34%; năm 2019 tỷ trọng giảm còn 25,27%, nhưng vẫn là nguồn thu có tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn thu NSĐP. Tuy nhiên, tốc độ tăng của nguồn thu này cũng không ổn định:

chỉ có năm 2018 có tốc độ tăng cao: 18,49% năm 2018, còn lại các năm khác đều có xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng;

- Thu vào doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tỷ trọng tương đối cao, chỉ sau thu vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có mức tăng ổn định trong thu nội địa của NSĐP: năm 2017 chiếm tỷ trọng cao nhất 27,64% với tốc độ tăng trưởng đạt 64,15% và năm 2016 có tỷ trọng thấp nhất 20,69%; năm 2019 có tốc độ tăng -3,02%.

- Các khoản thu từ doanh nghiệp nhà nước trung ương và địa phương chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nội địa, trong đó thu vào doanh nghiệp nhà nước thuộc địa phương quản lý có xu hướng tăng trưởng nhanh.

Đơn vị: triệu đồng

Hình 3.1. Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng các nguồn thu trong thu nội địa thuộc NSĐP tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2020

3.2.2.2. Về kết quả chi ngân sách địa phương

Tình hình thực hiện nhiệm vụ chi NSĐP cho kết quả ở Bảng 3.6.

Bảng 3.6: Cơ cấu và tốc độ tăng các khoản chi chủ yếu trong NSĐP tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2020

Đơn vị: triệu đồng

STT Năm 2016 2017 2018 2019 DT 2020

A Tổng chi cân đối 9.198.065 10.658.679 12.364.300 18.450.175 12.342.742

Tốc độ tăng (%) 15,88 16,00 49,22 -33,10

1 Chi ĐTPT 2.051.061 2.631.118 3.574.932 6.834.327 2.822.265

Cơ cấu (%) 22,30 24,69 28,91 37,04 22,87

Tốc độ tăng (%) 28,28 35,87 91,17 -58,70

2 Chi thường xuyên 7.134.872 8.025.436 8.784.521 10.652.111 9.264.414

Cơ cấu (%) 77,57 75,29 71,05 57,73 75,06

Tốc độ tăng (%) 12,48 9,46 21,26 -13,03

3 Chi giáo dục, dạy

nghề 3.044.283 3.322.619 3.660.006 4.131.000 3.898.811

Cơ cấu (%) 33,10 31,17 29,60 22,39 31,59

Tốc độ tăng (%) 9,14 10,15 12,87 -5.62

Nguồn: Tính toán từ [www.sotaichinh.haiduong.gov.vn]

Nhìn vào bảng 3.6 ta thấy:

- Tốc độ tăng tổng chi NSĐP đạt được qua các năm khá cao: Năm 2017 tăng 15,88% so với năm 2016; Năm 2019 tăng 49,22% so với năm 2018. Tuy nhiên dự toán chi NSĐP năm 2020 dự kiến giảm 33% so với năm 2019. Nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng chi NSĐP đạt được 12%/năm là mức khả quan.

- Chi ĐTPT là khoản chi có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương, chiếm tỷ lệ trung bình trên 27% tổng chi trong cả giai đoạn và có tốc độ tăng trung bình trên 24%/năm.

- Chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSĐP (gần 70%) có tốc độ tăng chi khoảng 7,5%/năm, trong đó chi cho giáo dục, dạy nghề chiếm tỷ trọng

trung bình 29% tổng chi NSĐP nhưng có tốc độ tăng chỉ đạt trung bình 6,64%/năm.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quản lý ngân sách nhà nước tại địa phương trong bối cảnh hội nhập trường hợp tỉnh hải dương (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)