Đánh giá tác động của hội nhập đến thu chi ngân sách nhà nước tại tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quản lý ngân sách nhà nước tại địa phương trong bối cảnh hội nhập trường hợp tỉnh hải dương (Trang 109 - 114)

Chương 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG

3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG

3.3.3. Đánh giá tác động của hội nhập đến thu chi ngân sách nhà nước tại tỉnh Hải Dương

Tác giả tiến hành khảo sát đối với 159 cá nhân là lãnh đạo, quản lý, nhân viên làm việc trong ngành tài chính của tỉnh Hải Dương đến từ Kho bạc nhà nước, Cục

thuế tỉnh, Chi Cục thuế huyện, Sở tài chính, các Phòng Tài chính-Kế hoạch, các đơn vị sử dụng ngân sách, các doanh nghiệp nộp ngân sách, UBND các huyện, xã trong tỉnh Hải Dương về tác động của quá trình hội nhập đến thu - chi ngân sách nhà nước trong những năm qua. Kết quả thống kê cho thấy trong số 159 phiếu khảo sát phát ra, tác giả thu về 155 phiếu và có 153 phiếu trả lời hợp lệ.

Tác động của hội nhập đến kết quả thu ngân sách

Kết quả khảo sát ảnh hưởng của hội nhập đến thu ngân sách được thể hiện như bảng dưới đây:

Bảng 3.11. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của hội nhập đến thu ngân sách Descriptive Statistics

N Minimu

m

Maximu m

Mean Std.

Deviation Hoi nhap giup tang nguon thu

nhanh chong thong qua dau tu nuoc ngoai, du lich....

155 1.00 5.00 4.2323 .69150

Hoi nhap giup tang ty le cac nguon thu tu xuat nhap khau do cac chinh sach uu dai

154 1.00 5.00 3.3312 1.12055

Hoi nhap lam giam thu thue

tu hoat dong XNK 153 1.00 5.00 3.2941 1.14065

Valid N (listwise) 153

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Trước tiên, về tác động của hội nhập đến kết quả thu ngân sách nhà nước tại tỉnh Hải Dương cho thấy người được hỏi đều cho rằng hội nhập giúp tăng các nguồn thu ngân sách một cách nhanh chóng thông qua các dự án đầu tư nước ngoài vào Hải Dương, các dịch vụ kèm theo và thông qua hoạt động du lịch phát triển. Kết quả này thể hiện ở mức điểm đánh giá của trung bình của 155 người được hỏi đạt mức 4,23 trên tổng số 5 điểm đánh giá trong khung đánh giá thang đo 5 cấp độ. Ngoài ra, mức điểm đánh giá này cũng thể hiện được được sự thống

nhất giữa những người trả lời khi độ lệch của các câu trả lời là khá nhỏ (chỉ số Std. Dev ở mức 0,169).

Tiếp theo, người được hỏi cũng đồng tình khi cho rằng hội nhập giúp tăng tỷ lệ các nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu do các chính sách thu hút đầu tư và ưu đãi của tỉnh. Mặc dù vậy, người được hỏi đánh giá kết quả tăng các nguồn thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tại Hải Dương những năm qua ở mức trung bình với điểm đánh giá bình quân về vai trò tác động của hội nhập đến xuất nhập khẩu ở mức điểm đánh giá 3,3 trên thang đo 5 cấp độ và độ lệch giữa những người đánh giá là 1,12. Kết quả đánh giá này cũng phù hợp với thực trạng quản lý thu ngân sách tại tỉnh Hải Dương những năm qua khi kết quả thu ngân sách toàn tỉnh tăng trên 10% thì thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 99,1% (theo kết quả năm 2018).

Thứ ba, khi được hỏi về việc hội nhập có thể làm giảm các nguồn thu thuế do chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút các nhà đầu tư lớn ở nước ngoài vào Hải Dương, kết quả trả lời của 153 phiếu hợp lệ cho thấy mức điểm đánh giá trung bình (đạt 3,29 điểm trên thang đo 5 cấp độ). Ngoài ra, độ lệch trong quan điểm đánh giá giữa những người trả lời cũng khá lớn (chỉ số Std.Dev là 1,14). Kết quả này cho thấy mặc dù quá trình hội nhập có thể ảnh hưởng một phần nào đó đến tỷ lệ thu ngân sách từ các nguồn thuế xuất nhập khẩu do chính sách ưu đãi nhưng tổng thu ngân sách của tỉnh không giảm do các nguồn thu khác từ quá trình hội nhập lại tăng lên (thu từ tiền sử dụng đất, thuế đất, thuế thu nhập,…).

Như vậy, qua khảo sát đại diện những cá nhân có liên quan và chịu tác động bởi hoạt động quản lý ngân sách tại tỉnh Hải dương với 159 phiếu cho thấy kết quả đánh giá khá tương đồng và tích cực của quá trình hội nhập đến kết quả thu ngân sách.

Tác động của hội nhập đến kết quả chi ngân sách

Kết quả khảo sát các cá nhân về tác động của quá trình hội nhập đến chi ngân sách tại tỉnh Hải Dương được thể hiện như trong bảng dưới đây:

Bảng 3.12. Kết quả khảo sát tác động của hội nhập đến chi ngân sách Descriptive Statistics

N Minimu

m

Maximu m

Mean Std.

Deviation Hoi nhap lam tang cac

nguon chi dau tu phat trien, giao duc...

152 1.00 5.00 3.8421 .82273

Hoi nhap lam tang chi thuong xuyen cho cac khoan co tinh chat luong, an sinh xa hoi

153 1.00 5.00 3.7647 .80102

Valid N (listwise) 152

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Kết quả thể hiện trong bảng trên khảo sát về ảnh hưởng của hội nhập đến chi ngân sách cho thấy người đươc hỏi đánh giá ở mức cao khi cho điểm đánh giá trên thang đo 5 cấp độ khá cao. Cụ thể, ở câu hỏi đầu tiên liên quan đến “Hội nhập làm tăng các nguồn chi cho đầu tư phát triển, giáo dục, cơ sở hạ tẩng…”.

Hầu hết người được hỏi đều đồng tình và cho rằng quá trình hội nhập dẫn đến tỉnh phải chi thêm các khoản chi cho đầu tư phát triển và cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao hình ảnh điểm đến và thu hút đầu tư bên ngoài.

Kết quả đánh giá tác động của hội nhập đến hoạt động quản lý ngân sách Trong số 159 phiếu phát ra, tác giả thu về 152 phiếu trả lời trong đó có 151 phiếu hợp lệ. Kết quả đánh giá cho thấy khi được hỏi về việc quá trình hội nhập tác động thế nào đến hoạt động quản lý ngân sách tại Hải Dương với ba nhóm quản lý gồm: (1) Phương pháp quản lý, (2) Năng lực kiểm soát, (3) Năng lực công nghệ thông tin như trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 3.13. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của hội nhập đến quản lý ngân sách Descriptive Statistics

N Minimu

m

Maximu m

Mean Std.

Deviation Hoi nhap lam thay doi phuong

phap quan ly 152 3.00 5.00 4.1513 .56098

Hoi nhap yeu cau nang luc

kiem soat 151 3.00 5.00 4.2583 .58268

Hoi nhap yeu cau nang luc

CNTT 151 3.00 5.00 4.2914 .56083

Valid N (listwise) 151

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Từ kết quả khảo sát như trên có thể thấy phần lớn người được hỏi đều có đánh giá khá tích cực về tác động của hội nhập quốc tế đến hoạt động quản lý ngân sách tại Hải Dương. Theo đó, điểm đánh giá tối thiểu cho cả 3 tiêu chí liên quan đến phương pháp quản lý, năng lực kiểm soát và năng lực công nghệ thông tin đều là 3 điểm trên thang đo 5 cấp độ.

Hơn nữa, mức độ đánh giá tác động của hội nhập đối với hoạt động quản lý ngân sách cũng được cả 151 người có phiếu trả lời hợp lệ đều đánh giá có mức độ quan trọng khá tương đồng khi điểm trung bình đạt 4,1513 trên thang đo 5 cấp độ đối với mục “Hội nhập làm thay đổi phương pháp quản lý ngân sách theo hướng tích cực hơn”. Đối với câu hỏi “Hội nhập yêu cầu cần phải nâng cao năng lực kiểm soát, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước” cũng được đánh giá ở mức khá cao là 4,2583 trên thang đo 5 cấp độ. Cuối cùng, ở câu hỏi “Hội nhập yêu cầu năng lực công nghệ thông tin, số hóa hoạt động quản lý” thì người trả lời đánh giá mức điểm trung bình cũng đạt 4,2914 điểm. Hơn thế nữa, mức độ đánh giá của tất cả người trả lời đều thể hiện mức độ phân tán rất thấp khi độ lệch chuẩn của cả ba câu hỏi đều ở mức 0,5.

Có thể thấy, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay thì hệ thống quản lý tại Việt Nam nói chung và quản lý ngân sách tại tỉnh Hải Dương cũng chịu nhiều

tác động và thay đổi nhiều. Lý do quan trọng nhất chính là bối cảnh hội nhập đã buộc các cơ quan, đơn vị phải thay đổi phương thức quản lý và kiểm soát cho phù hợp với thông lệ quốc tế đồng thời không bộc lộ các lỗ hổng quản lý gây thất thoát cho ngân sách. Chính vì vậy, nhiều ý kiến đánh giá của người trả lời cũng cho rằng cơ quan quản lý nhà nước hiện nay cần có những biện pháp kịp thời nhằm nâng cao năng lực con người để có thể kiểm soát được các hệ thống mới, đồng thời hiểu và làm chủ được những phương pháp quản lý nhà nước trên thế giới hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quản lý ngân sách nhà nước tại địa phương trong bối cảnh hội nhập trường hợp tỉnh hải dương (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)