Kết quả khảo sát tình hình thu chi ngân sách địa phương tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quản lý ngân sách nhà nước tại địa phương trong bối cảnh hội nhập trường hợp tỉnh hải dương (Trang 106 - 109)

Chương 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG

3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG

3.3.2. Kết quả khảo sát tình hình thu chi ngân sách địa phương tỉnh Hải Dương

Kết quả khảo sát đối với 159 cá nhân là lãnh đạo, quản lý, nhân viên làm việc trong ngành tài chính của tỉnh Hải Dương đến từ Kho bạc nhà nước, Cục thuế tỉnh, Chi Cục thuế huyện, Sở tài chính, các Phòng tài chính, các đơn vị sử dụng ngân sách, các doanh nghiệp nộp ngân sách, UBDN các huyện, xã trong tỉnh. Danh sách các cá nhân tham gia khảo sát và mẫu phiếu khảo sát được trình bày trong Phụ lục của luận án.

Theo đó, trong mẫu phiếu khảo sát liên quan đến thực trạng quả lý NSNN tại tỉnh Hải Dương, tác giả đã đưa ra các câu hỏi liên quan đến thực trạng quản lý thu ngân sách, chi ngân sách và khả năng cân đối thu chi ngân sách.

Kết quả cho thấy, trong số 159 người được hỏi thì có 156 người trả lời và có 154 phiếu trả lời hợp lệ. Bảng dưới đây tổng hợp lại kết quả đánh giá về thực trạng quản lý thu ngân sách tại tỉnh Hải Dương với ba tiêu chí gồm: (1) tỷ lệ thu ngân sách trong tổng số nguồn thu của tỉnh đạt mức cao, (2) Các nguồn thu ngân

sách được duy trì bền vững và (3) Các nguồn thu ngân sách được nuôi dưỡng thường xuyên. Kết quả đánh giá cho thấy, cả ba tiêu chí đều được đánh giá ở mức trên 3 điểm trong tổng số thang đo 5 cấp độ (ở mức khá); trong đó chỉ tiêu về khả năng nuôi dưỡng các nguồn thu từ các chương trình, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh được đánh giá là cao hơn đạt 4,0128 điểm.

Bảng 3.9. Kết quả khảo sát thực trạng thu ngân sách tại tỉnh Hải Dương Descriptive Statistics

N Minimu

m

Maximu m

Mean Std.

Deviation Ty le thu NS trong tong nguon

thu cao 156 1.00 5.00 3.9487 .79348

Cac nguon thu NS ben vung 155 1.00 5.00 3.9742 .77248 Cac nguon thu NS duoc nuoi

duong thuong xuyen 156 1.00 5.00 4.0128 .70927

Valid N (listwise) 154

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Tương tự, kết quả khảo sát thực trạng chi ngân sách và khả năng cân đối thu chi ngân sách của tỉnh Hải Dương được thể hiện bởi các chỉ tiêu gồm: (1) Chi ngân sách tại Hải Dương hiện nay là công khai, minh bạch, (2) Chi ngân sách tại Hải Dương hiện nay được thực hiện hiệu quả, tiết kiệm, (3) Chi ngân sách tại Hải Dương hiện nay có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, khả năng cân đối thu chi ngân sách tại Hải Dương cũng được thực hiện tốt.

Bảng 3.10. Kết quả khảo sát thực trạng chi ngân sách Descriptive Statistics

N Minimu

m

Maximu m

Mean Std.

Deviation Chi NS cong khai minh bach 155 2.00 5.00 4.3419 .63898 Chi NS duoc hieu qua, tiet kiem 156 1.00 5.00 4.1667 .71692 Chi NS tac đong tich cuc den

KT-XH 155 2.00 5.00 4.1613 .64951

Kha nang can doi thu chi tai HD

rat tot 154 3.00 5.00 4.2078 .65355

Valid N (listwise) 152

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Kết quả thể hiện quan điểm đánh giá của các cá nhân tham gia khảo sát có liên quan trực tiếp đến quản lý ngân sách tại Hải Dương cho thấy tổng thể đánh giá của người trả lời với 152 phiếu hợp lệ cho thấy khả năng chi ngân sách và cân đối thu chi ngân sách được thực hiện khác tốt. Điều này thể hiện được ở điểm đánh giá trung bình của các cá nhân được hỏi đều đạt ở mức trên 4 điểm đánh giá trong mức thang đo 5 điểm. Đặc biệt, kết quả khảo sát cho thấy rằng tính minh bạch và công khai trong chi ngân sách được Hải Dương thực hiện khá tốt với điểm đánh giá cao nhất với 4,34 điểm trong thang đo 5 cấp độ đánh giá.

Ngoài ra, khả năng cân đối thu chi ngân sách cũng được toàn bộ người trả lời đồng tình và đánh giá cao; thể hiện ở mức điểm đánh giá thấp nhất là mức 3 điểm (trung bình) cho đến 5 điểm (rất đồng ý).

Nhận xét kết quả khảo sát

Kết quả đánh giá về thực trạng quản lý ngân sách tại Hải Dương được đánh giá khá tích cực là do những năm gần đây tỉnh Hải Dương đã đảm bảo được các nhiệm vụ chi, thu vượt dự toán, chủ động được cân đối ngân sách. Nhiều người được hỏi đã cho rằng những ưu điểm trong quản lý ngân sách của tỉnh Hải Dương hiện nay ngoài thu vượt dự toán, chi tiêu hiệu quả và khả năng cân đối thu chi thì “Công tác lập phân bổ dự toán quyết toán ngân sách được thực hiện đ ng thời gian quy định của luật NSNN. Hoạt động thu chi nhìn chung bám sát dự toán, đ ng chế độ chính sách của nhà nước đảm bảo công khai minh bạch đ ng quy định của luật NSNN”, hay “Số thu ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước đều trên cơ sở thực hiện th o số dự toán được giao, số thu ngân sách nhà nước hàng năm đều đạt và vượt toán chi ngân sách nhà nước thực hiện th o dự toán được cấp thẩm quyền giao”.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng “Chủ động khai thác nguồn thu để tăng thu chi ngân sách địa phương, đảm bảo tự cân đối ngân sách nhà nước. Hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nước đ đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương” nhờ “Công tác quản lý nhà nước được tăng cường th o hướng công khai minh bạch. Quản lý chi thường xuyên về cơ bản đáp ứng nhu cầu chi

thường xuyên ngày càng tăng và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của tỉnh Hải Dương” và thông qua “Ứng dụng tin học hóa một phần trong quản lý ngân sách”.

Mặc dù vậy, bên cạnh những kết quả được đánh giá cao thì thực trạng quản lý ngân sách tại Hải Dương cũng còn tồn tại các hạn chế mà theo người được hỏi cho rằng cần phải khắc phục:

Thứ nhất, vấn đề quan trọng là cần phải có các chính sách để đảm bảo nguồn thu ngân sách được bền vững, thực tế cho thấy “trong những năm gần đây nguồn thu hàng năm tăng chủ yếu do chuyển quyền sử dụng đất” nên nếu không có các chính sách thúc đẩy duy trì bền vững nguồn thu thì trong tương lai nguồn thu sẽ bị ảnh hưởng nhiều.

Thứ hai, “Năng lực làm việc của đội ng quản lý ngân sách c n nhiều hạn chế. hả năng ứng dụng CNTT trong quản lý ngân sách không đồng đều, nơi tốt, nơi chưa tốt” dẫn đến thiếu tính đồng bộ và ổn định.

Thứ ba, “Chất lượng công tác lập dự toán chưa cao. Số liệu dự toán chủ yếu ước số thực hiện năm trước và tăng thêm một tỉ lệ nhất định”. Số liệu tổng hợp quyết toán tại các đơn vị chưa cao dẫn đến công tác lập báo cáo tài chính nhà nước còn nhiều khó khăn.

Thứ tư, hiện nay tỉnh Hải Dương mới “Tập trung quản lý nhiều ở ngân sách cấp tỉnh chưa phát huy tính sáng tạo, chủ động và tính chịu trách nhiệm của từng địa phương cấp dưới (phân cấp ngân sách)”. Dẫn đến nguồn thu ngân sách từ cấp huyện và xã chủ yếu dựa vào nguồn trợ cấp từ cấp trên.

Thứ năm, hiện nay các biện pháp tăng cường ý thức về nghĩa vụ nộp thuế và các chế tài xử lý vi phạm còn khá yếu. Thực tế cho thấy số lượng doanh nghiệp nhỏ của địa phương khá nhiều nhưng hiệu quả quản lý thuế chưa cao, ý thức chấp hành nộp thuế thấp, tình hình trốn thuế của doanh nghiệp thường xuyên xảy ra.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quản lý ngân sách nhà nước tại địa phương trong bối cảnh hội nhập trường hợp tỉnh hải dương (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)