Thực trạng quản lý ngân sách địa phương tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quản lý ngân sách nhà nước tại địa phương trong bối cảnh hội nhập trường hợp tỉnh hải dương (Trang 98 - 105)

Chương 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG

3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG

3.2.3. Thực trạng quản lý ngân sách địa phương tỉnh Hải Dương

(1) Về tình hình xây dựng và thực hiện dự toán thu NSĐP

Nhìn chung công tác xây dựng và thực hiện dự toán thu NSNN tại địa phương đạt kết quả tốt. Nhiều năm thu ngân sách hoàn thành dự toán ở mức cao.

Cụ thể: Năm 2016 thu NSĐP vượt dự toán 8%, chủ yếu do các khoản NSĐP hưởng 100% tăng cao; Năm 2017, thu NSĐP vượt dự toán 8%, trong đó thu NSĐP hưởng 100% đạt 162%; Năm 2018, thu NSĐP vượt dự toán 27%, trong đó thu NSĐP hưởng 100% đạt 251%; Năm 2019, thu NSĐP vượt dự toán 26%, trong đó thu NSĐP hưởng 100% đạt 194%.

Tuy nhiên, bên cạnh việc vượt dự toán của các khoản thu NSĐP hưởng 100% thì còn nhiều khoản thu trong các lĩnh vực cũng gặp khó khăn như:

- Hoạt động thu ngân sách từ khu vực FDI trong nhiều năm chưa đạt kế hoạch: Năm 2017 nguồn thu đạt 71,4% dự toán, hụt thu 1.431 tỷ đồng. Nguyên nhân là do diễn biến phức tạp của thị trường ô tô đã làm ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách, do cơ cấu thu thuế của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Ngoài ra, công tác kiểm soát hoạt động chuyển giá còn gặp nhiều khó khăn, việc kê khai tăng lỗ của các doanh nghiệp FDI còn phổ biến

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp địa phương vẫn còn khó khăn nên nguồn thu từ doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh có năm chỉ đạt khoảng 90% dự toán; thu thuế bảo vệ môi trường cũng đạt dưới 82% dự toán [32, 33].

- Các khoản thu khác thường không ổn đinh: Năm 2017, thu tiền sử dụng đất đạt 2.400 tỷ đồng (tăng 1.600 tỷ đồng), đạt 300% dự toán, bằng 151% so cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do Dự án Ecoriver nộp 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất vào NSNN, đồng thời các huyện cũng tăng cường thực hiện đấu giá đất dân cư, đất dự án, xử lý đất đôi dư, xen kẹp để tạo nguồn đầu tư cơ sở hạ tầng XDCB, xây dựng nông thôn mới. Nhưng một số năm khác khoản thu này đạt thấp.

(2) Về tình hình quản lý nợ thuế, trốn nộp thuế

Trong những năm qua, Cục Thuế Hải Dương đã chủ động thực hiện công tác thu ngân sách với tiêu chí đạt kết quả cao, hạn chế nợ đọng. Để thực hiện mục tiêu đó, Cục thuế đã đẩy mạnh việc tuyên truyền chính sách pháp luật thuế mới, pháp luật thuế sửa đổi bổ sung, chỉ đạo các Chi cục tập huấn cho các doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân theo quy định; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thu, nộp thuế; tăng cường rà soát kê khai, kế toán thuế, lập bộ và thực hiện công khai thông tin hộ kinh doanh trên Website của ngành Thuế, các đối tượng miễn, giảm các khoản thuế theo quy định; tập trung kiểm tra các hồ sơ miễn giảm tiền thuê đất theo quy định, phối hợp với các ngành điều chỉnh đơn giá thuê đất đối với các trường hợp đã đến hạn điều chỉnh theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, cục Thuế Hải Dương thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế, thực hiện các biện pháp quản lý thu nợ thuế theo quy trình quản lý thu nợ và cưỡng chế thuế để hoàn thành chỉ tiêu mà Tổng cục Thuế đã giao cho đơn vị [14].

Tóm lại, trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội còn gặp khó khăn, nhưng tỉnh Hải Dương đã có nhiều nỗ lực để khai thác nguồn thu, làm tăng thu NSĐP và hoàn thành dự toán thu NSNN. Năm 2017 là năm đầu tiên tỉnh Hải Dương tự cân đối ngân sách. Đây là nỗ lực rất đáng khích lệ trong công tác thu ngân sách của Hải Dương những năm trở lại đây [37].

3.2.3.2. Về công tác quản lý chi NSĐP (1) Về thực hiện chu trình quản lý NSNN

Công tác lập dự toán chi NSNN cho các đơn vị thụ hưởng NSNN tại tỉnh Hải Dương được thực hiện theo quy định của Luật NSNN năm 2002 và Luật NSNN năm 2015 có hiệu lực từ 01/01/2017 và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Chính quyền địa phương đã có hướng dẫn các tổ chức, đơn vị thực hiện xây dựng dự toán chi NSĐP theo một quy trình từ cơ sở, trên cơ sở dự kiến chi theo mục lục ngân sách và các quy định về quản lý tài chính ở các cơ quan thụ hưởng ngân sách.

Giai đoạn 2011-2015: HĐND tỉnh Hải Dương đã ban hành Nghị quyết số 151/2010/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2010 về hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương thời kỳ ổn định ngân sách 2011- 2015; Nghị quyết số 159/2011/NQ-HĐND ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015.

Giai đoạn 2016-2020: HĐND tỉnh Hải Dương đã ban hành Nghị quyết số 25/2016/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2016 Ban hành Quy định Hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 và thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020; Nghị quyết số 27/2016/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương về kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Hải Dương.

Ở Hải Dương việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước (Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005) và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 và Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015).

Các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ đã triển khai các biện pháp để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng kinh phí, quản lý, sử dụng tài sản như: Ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế quản lý và sử dụng tài sản, xe ô tô. Từ đó đã tiết kiệm kinh phí, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.

Thông qua thực hiện cơ chế tự chủ các đơn vị chủ động sử dụng kinh phí, tài sản, nguồn nhân lực có hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ; công tác quản lý, sử dụng kinh phí được thực hiện chặt chẽ, công khai, dân chủ, góp phần tăng nguồn thu, tiết kiệm chi để bổ sung nguồn kinh phí hoạt động, trích lập các qu , đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng thu nhập cho người lao động.

(2) Về quản lý chấp hành dự toán chi NSNN

Chấp hành dự toán chi trong giai đoạn này tại Hải Dương được quản lý theo

chu trình ngân sách hay còn gọi là quản lý chi ngân sách theo kế hoạch hàng năm. Bao gồm các giai đoạn: Cấp phát các khoản chi; Kiểm soát chi thường xuyên; Điều chỉnh dự toán chi (nếu có).

Tính đến nay, rà soát lại tình hình thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 130 và Nghị định số 43 tại tỉnh Hải Dương cho thấy: các cơ quan hành chính được giao quyền tự chủ là 181/181 đơn vị, trong đó, cấp tỉnh là 72 đơn vị, cấp huyện 109 đơn vị; các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ đạt kết quả cao.

Các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ đã triển khai các biện pháp để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng kinh phí, quản lý, sử dụng tài sản như: Ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế quản lý và sử dụng tài sản, xe ô tô. Từ đó đã tiết kiệm kinh phí, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.

Thông qua thực hiện cơ chế tự chủ các đơn vị chủ động sử dụng kinh phí, tài sản, nguồn nhân lực có hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ; công tác quản lý, sử dụng kinh phí được thực hiện chặt chẽ, công khai, dân chủ, góp phần tăng nguồn thu, tiết kiệm chi để bổ sung nguồn kinh phí hoạt động, trích lập các qu , đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng thu nhập cho người lao động.

Công tác quyết toán NSNN ở các cấp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã được đẩy mạnh; các khoản thu, chi ngân sách đều được phản ánh vào ngân sách thông qua Kho bạc Nhà nước. Báo cáo tổng quyết toán ngân sách tỉnh Hải Dương hàng năm được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, đảm bảo thời gian và chất lượng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, thông qua quyết toán ngân sách cho thấy một vấn đề bất cập xảy ra là số thực chi ngân sách hàng năm luôn có độ chênh so với dự toán đầu năm.

Bảng 3.7: Quyết toán chi và tỷ lệ phần trăm thực hiện so với dự toán giai đoạn 2014 - 2018

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

2014 2015 2016 2017 2018

Số quyết

toán

Tỷ lệ so với

dự toán

Số quyết

toán

Tỷ lệ so với dự

toán Số quyết toán

Tỷ lệ so với

dự toán

Số quyết

toán

Tỷ lệ so với

dự toán

Số quyết

toán

Tỷ lệ so với dự toán Tổng chi đầu

tư XDCB 1.894,9 190% 2764,5 278% 763,349 136% 778,392 132% 1.479 242%

Tổng chi TX 5.890,8 105% 6.027,8 141% 2.751,3 88% 2.805 81% 8.784 104%

Chi SN giáo dục, đào tạo và dạy nghề

2.531,4 100% 2.598,6 101 667,39 114% 609,498 83%

3.660 104%

Chi sự nghiệp

Y tế 590,3 112% 596,87 105 559,969 97% 741,711 100% 935 95%

Chi sự nghiệp khoa học công nghệ

21,4 81% 30,18 110% 27,211 88% 32,258 89%

35,6 89%

Chi sự nghiệp văn hoá thể thao

81,88 109% 83,67 115 47,088 123% 68,823 142%

71,8 107%

Chi sự nghiệp phát thanh,

truyền hình 41,3 122% 43,6 114 19,839 102% 17,643 83%

25,08 99%

Chi sự nghiệp

đảm bảo xã hội 529,1 100% 554,65 122 153,67 223% 154,795 68% 165,9 83%

Chi quản lý nhà nước, Đảng và đoàn thể

1.321,58 115% 1.372,3 114 407,467 103% 459,855 115%

464,3 110%

Chi chương trình mục tiêu địa phương

43,91 96% 54,79 113 29,241 85% - -

- -

(Nguồn: Sở Tài chính Hải Dương 2016,2018) Qua bảng trên cho thấy hầu hết các khoản chi ở các lĩnh vực thực hiện đều tăng so với dự toán. Đặc biệt chi đầu tư XDCB tăng chi so với dự toán từ năm 2014 đến năm 2018 tương ứng 190%, 278%, 136%, 132% và 242%. Điều này cho thấy nhu cầu chi đầu tư XDCB ở địa phương rất lớn trong khi công tác dự báo chi là chưa chính xác.

Ở một số lĩnh vực cụ thể, số tăng chi cao so với dự toán còn do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan từ nội tại ngành đó. Cụ thể:

- Sự nghiệp giáo dục, số chi tăng các cấp ngân sách do bổ sung nguồn cải cách tiền lương, tăng chế độ cho giáo viên mầm non ngoài biên chế, thực hiện chuyển đổi các trường bán công sang công lập, bổ sung nguồn đào tạo cán bộ cơ sở, đào tạo, kinh phí thu hút nhân tài của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Sự nghiệp y tế, số tăng chi chủ yếu do ngân sách trung ương bổ sung để thực hiện mức đóng bảo hiểm y tế cho tr em dưới 6 tuổi và thực hiện cải cách tiền lương, thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi của Chính phủ và bổ sung thực hiện kính phí tăng biên chế của ngành y tế trong năm.

- Chi sự nghiệp khoa học - công nghệ, đây là ngành có tỷ trọng tăng thấp nhất, thậm chí một số năm còn chưa đạt chỉ tiêu chi, nguyên nhân chủ yếu do các đề tài, dự án khoa học ở Hải Dương chưa nhiều và ít được thực hiện.

- Chi quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể và các nhiệm vụ khác, hàng năm do bổ sung nguồn tăng lương cho các đơn vị dự toán thuộc các cấp, thực hiện các chế độ, chính sách do trung ương ban hành; ngoài ra bổ sung thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác. Trong những năm qua, cơ cấu chi đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương không có biến động mạnh, nguồn vốn hạn hẹp do nguồn thu từ đất giảm. Chi đầu tư phát triển tăng dần qua các năm, chủ yếu do tăng thu các năm đặc biệt là số thu tiền sử dụng đất và từ nguồn vốn vay. Chi xây dựng cơ bản tập chung chủ yếu vào kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện hơn cho phát triển kinh tế- xã hội, hạ tầng đô thị và một số khu đô thị mới được xây dựng góp phần thay đổi diện mạo của tỉnh thời gian qua. Hạ tầng kinh tế - k thuật nông thôn được cải thiện khá rõ, trong 5 năm đã cải tạo, nâng cấp hơn 1.500 km đường giao thông nông thôn, có trên 100 xã đã cứng hoá 100% các tuyến đường nội bộ. Kết cấu hạ tầng văn hoá - xã hội được quan tâm đầu tư, 95%

trạm y tế xã và 81,3% phòng học được xây dựng kiên cố; 736 nhà văn hoá thôn, khu dân cư được xây mới; hoàn thành và đưa vào sử dụng Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi; nâng cấp và bảo tồn các di tích văn hoá, lịch sử; nâng cấp cơ sở vật chất hệ thống thông tin, truyền thông.

(3) Về kiểm tra, thanh tra chi NSĐP

Hàng năm cơ quan tài chính thường xuyên thực hiện các cuộc kiểm tra chuyên đề phục vụ cho công tác quản lý, tham mưu điều hành ngân sách. Ngoài ra thanh tra tài chính chủ trì hoặc phối hợp phối hợp với Thanh tra tỉnh thực hiện thanh tra tình hình quản lý thu chi ngân sách tại các đơn vị sử dụng ngân sách, các cấp ngân sách. UBND tỉnh cũng đã ký hợp tác với Kiểm toán Nhà nước sẽ thường niên kiểm toán chi NSNN trên địa bàn tỉnh. Theo quy định 2 năm 1 lần kiểm toán thực hiện công tác kiểm toán tình hình quản lý sử dụng chi ngân sách tiền và tài sản Nhà nước, còn hằng năm đều bố trí thực hiện kiểm toán các chuyên đề theo đề xuất của tỉnh hoặc theo chuyên đề chung của kiểm toán nhà nước. Qua công tác thanh tra đã phát hiện, xử lý vi phạm và chấn chỉnh nhiều các đơn vị sử dụng ngân sách:

Bảng 3.8: Kết quả thanh tra tài chính giai đoạn 2015-2019

Năm

Số cuộc thanh tra, kiểm tra

Số tổ chức, cá nhân được

thanh tra, kiểm tra

Kết quả

Tổng số

Thành lập đoàn

Thanh tra độc

lập

Số có vi phạm

Số QĐ xử phạt VPHC

Số tiền vi

phạm (tỷ đồng)

Số tiền kiến nghị thu hồi

(tỷ đồng)

Số tiền đã thu

(tỷ đồng) Thanh

tra

Kiểm tra

2015 27 27 27 37 0 36 36 1.050 1.050 1.050

2016 22 22 22 39 0 35 35 3.358 3.358 3,358

2017 30 30 30 44 0 40 40 3.126 3.126 3.126

2018 28 28 28 35 0 32 32 4.010 4.010 4.010

2019 34 34 34 40 0 38 38 7.633 7.633 7.633

Tổng 141 141 141 195 0 181 186 19.177 19.177 19.177 (Nguồn: [23-27, 29, 31]) Công tác thanh tra chi NSNN được tỉnh Hải Dương luôn quan tâm, chú trọng, hằng năm đều bố trí các cuộc thanh tra quản lý chi NSNN tại các đơn vị dự toán, giai đoạn 2015-2019 thực hiện được 141 cuộc thanh tra chi NSNN với số tiền sai phạm và đã thu hồi gần 20 tỷ đồng. Qua thanh tra đã kịp thời chấn

chỉnh, hướng dẫn các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn phát hiện sai sót và rút kinh nghiệm trong quá trình quản lý chi NSNN. Nguyên nhân chủ yếu là do thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách thường chủ yếu là tập trung vào công tác chuyên môn chưa quan tâm đến chức năng quyền hạn của mình trong việc sử dụng ngân sách, quản lý chi NSNN của đơn vị chủ yếu dựa vào đội ngũ kế toán.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quản lý ngân sách nhà nước tại địa phương trong bối cảnh hội nhập trường hợp tỉnh hải dương (Trang 98 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)