Chương 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG
3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG
3.3.4. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Hải Dương
3.3.4.1. Khung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Hải Dương
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước tại địa phương được trình bày trong mục 2.3 của Chương 2. Theo đó, lý thuyết nghiên cứu đã chỉ ra rằng có hai nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước nói chung và quản lý ngân sách tại địa phương nói chung.
Thứ nhất, các yếu tố thuộc về chủ quan của địa phương có liên quan đến các chủ trương chính sách và hệ thống vận hành quản lý ngân sách tại địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thu ngân sách và chi ngân sách.
Các yếu tố thuộc về chủ quan của địa phương gồm: (1) Nhận thức của địa phương về vai trò của quản lý ngân sách địa phương, (2) Đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, (3) Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách địa phương, (4) Trình độ năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách, (5) Hạ tầng thông tin và hệ thống quản lý, (6) Hệ thống kiểm soát, thanh tra.
Thứ hai, các yếu tố khách quan bên ngoài và từ cả hệ thống chính trị luật pháp cũng như hệ thống quản lý, phân cấp ngân sách của quốc gia có tác động đến hoạt động quản lý ngân sách tại địa phương. Theo đó, nhóm yếu tố này bao gồm:
(1) Hệ thống chính sách luật pháp, (2) Hệ thống phân cấp quản lý ngân sách, (3) Chính sách kinh tế vĩ mô, (4) Khả năng bắt nhịp xu thế hội nhập quốc tế và ứng dụng công nghệ thông tin.
Kết quả đánh giá kết quả quản lý ngân sách nhà nước tại địa phương cũng được trình bày trong mục 2.2.4 của Chương 2, theo đó, một hệ thống quản lý ngân sách tại địa phương được coi là có hiệu quả khi đảm bảo ba chỉ tiêu gồm:
(1) Kết quả trong quản lý thu ngân sách, (2) Kết quả trong quản lý chi ngân sách, (3) Đảm bảo khả năng cân đối thu - chi.
CÁC YẾU TỐ CHỦ QUAN
1. Nhận thức về vai trò của quản lý ngân sách 2. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách địa phương 3. Trình độ năng lực quản lý của cán bộ quản lý ngân sách 4. Khả năng bắt kịp xu thế hội nhập và ứng dụng CNTT 5. Hệ thống thanh tra kiểm tra và giám sát
CÁC YẾU TỐ KHÁCH QUAN 1. Hệ thống pháp luật, chính trị
2. Đặc điểm, điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương 3. Hệ thống phân cấp quản lý ngân sách
4. Chính sách kinh tế vĩ mô
5. Môi trường đầu tư phát triển của địa phương
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ 1. Hiệu quả thu ngân sách 2. Hiệu quả chi ngân sách 3. Khả năng cân đối thu - chi
Hình 3.2. Khung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả QLNS tại Hải Dương
3.3.4.2. Thu thập dữ liệu
Dữ liệu thu thập của khung nghiên cứu được thực hiện thông qua điều tra khảo sát các cá nhân làm công tác quản lý ngân sách và lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp có liên quan đến quản lý ngân sách tại tỉnh Hải Dương. Theo đó, các đối tượng đầu tiên tham gia điều tra khảo sát là các cán bộ quản lý ngân sách cấp xã, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện/thành phố tại tỉnh Hải Dương. Bên cạnh đó, các cán bộ, quản lý làm công tác thuế tại Chi cục thuế huyện/thành phố, Cục thuế Hải Dương, Sở Tài chính tỉnh Hải Dương cũng sẽ được gửi phiếu khảo sát để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ngân sách.
Cuối cùng, để đánh giá được hiệu quả của hoạt động quản lý ngân sách thông qua các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, phiếu khảo sát cũng sẽ được gửi tới các đối tượng chịu ảnh hưởng đến hoạt động thu ngân sách như chính sách đầu tư phát triển, hay hoạt động chi ngân sách như hoạt động thanh tra, lao động xã hội…
Bảng 3.14. Nội dung khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý ngân sách tại tỉnh Hải Dương
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Điểm đánh giá
[1] [2] [3] [4] [5]
Các yếu tố chủ quan
Nhận thức của địa phương về vai trò của quản lý ngân sách địa phương
Đặc điểm, điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách địa phương
Trình độ năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách
Khả năng bắt kịp xu thế hội nhập và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
Hệ thống thanh tra, kiểm soát Các yếu tố khách quan Hệ thống pháp luật, chính trị
Hệ thống phân cấp quản lý ngân sách Chính sách kinh tế vĩ mô
Môi trường đầu tư phát triển của địa phương
Các tiêu chỉ thể hiện hiệu quả quản lý ngân sách tại địa phương Hiệu quả trong quản lý chi ngân sách
Tỷ lệ thu ngân sách trong tổng số các nguồn thu của địa phương
Mức độ nuôi dưỡng các nguồn thu Mức độ bền vững các nguồn thu Hiệu quả trong quản lý thu ngân sách Mức độ chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả
Mức độ công khai minh bạch trong chi ngân sách Hiệu quả tác động xã hội từ các nguồn chi ngân sách Khả năng cân đối thu - chi
Mức độ quản lý tín dụng nhà nước ở địa phương Mức độ quản lý dự trữ, dự phòng tài chính Nhà nước ở địa phương
3.2.4.3. Kết quả nghiên cứu
Kết quả điều tra khảo sát sau khi tác giả gửi thử 159 phiếu khảo sát thông qua bảng khảo sát đến các cá nhân thuộc các đơn vị có liên quan đến sử dụng ngân sách, thu ngân sách gồm kế toán tài chính xã, phòng Tài chính huyện, Sở tài chính, Kho bạc nhà nước huyện, tỉnh …
Thời gian khảo sát được thực hiện từ tháng 9/2019 đến tháng 04/2020, tác giả thu về được về 155 phiếu trả lời và có 154 phiếu trả lời hợp lệ với kết quả đánh giá được thể hiện như trong bảng sau:
Bảng 3.15. Kết quả thống kê mô tả mẫu (Thu Ngân sách) Descriptive Statistics
N Minimu
m
Maximu m
Mean Std.
Deviation Nhan thuc cua dia phuong ve
vai tro cua QLNS 155 1.00 5.00 4.1935 .64563
To chuc bo may quan ly ngan
sach 154 1.00 5.00 4.2468 .67940
Trinh do, nang luc quan ly cua
doi ngu can bo 154 1.00 5.00 4.3896 .65988
Kha nang bat kip xu the hoi
nhap 154 1.00 5.00 4.4697 .66083
He thong thanh tra, kiem tra 154 1.00 5.00 4.1169 .85519
Valid N (listwise) 154
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Bảng 3.16. Kết quả thống kê mô tả mẫu (Chi Ngân sách)
Descriptive Statistics
N Minimu
m
Maximu m
Mean Std.
Deviation He thong chinh tri phap luat 154 1.00 5.00 4.2273 .71877 Dac diem dieu kien kinh te dia
phuong 154 1.00 5.00 4.2922 .65605
He thong phan cap quan ly
ngan sach 154 1.00 5.00 4.2558 .72427
Chinh sach kinh te vi mo 154 1.00 5.00 4.0779 .68153 Moi truong dau tu phat trien
dia phuong 154 1.00 5.00 4.1688 .69362
Valid N (listwise) 154
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Kết quả khảo sát đánh giá sơ bộ cho thấy trong số các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ngân sách tại tỉnh Hải Dương thì yếu tố liên quan đến “Khả năng bắt kịp xu thế hội nhập và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý” có ảnh hưởng mạnh nhất theo đánh giá của người được hỏi khi đạt 4,4697/5 điểm.
Tiếp đến là yếu tố “Trình độ năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách” với mức điểm đánh giá là 4,3896/5 điểm đánh giá. Yếu tố “Hệ thống phân cấp quản lý” được người trả lời đánh giá quan trọng tiếp theo với điểm đánh giá trung bình là 4,2588/5 điểm. Ngoài các yếu tố khác như “Nhận thức của địa phương về vai trò của quản lý ngân sách”, “Hệ thống thanh tra kiểm tra giám sát tình hình thu, chi ngân sách”, “Môi trường đầu tư phát triển của địa phương” thì yếu tố liên quan đến “Chính sách kinh tế vĩ mô” được đánh giá với mức điểm thấp nhất cũng đạt 4,0799/5 điểm.
Có thể thấy, kết quả đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ngân sách là khá tương đồng với kết quả đánh giá về ảnh hưởng của hội nhập. Khi người được hỏi cho rằng trình độ quản lý của đội ngũ làm công tác quản lý ngân sách cho rằng đây cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ngân sách tại Hải Dương. Trong bối cảnh hội nhập, đội ngũ là công tác quản lý ngân sách cũng cần phải được nâng cao trình độ để tương xứng với sự phát triển và quá trình hội nhập quốc tế. Mặc dù vậy, nhiều ý kiến trả lời cho rằng hiện nay phần lớn các quy trình nghiệp vụ vẫn thực hiện thủ công và chịu tác động nhiều bởi yếu tố con người.