Hàm lƣợng quercetin trong dịch chiết thủy phân từ 10 loài cây thuốc xác định bằng phương pháp HPLC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình thu nhận chế phẩm quercetin từ một số loài cây thuốc và đánh giá hoạt tính sinh học trên thực nghiệm (Trang 93 - 96)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. XÁC ĐỊNH HÀM LƢỢNG QUERCETIN TRONG 10 LOÀI C Y THUỐC

3.1.4. Hàm lƣợng quercetin trong dịch chiết thủy phân từ 10 loài cây thuốc xác định bằng phương pháp HPLC

Kết quả khảo sát cho thấy mẫu nụ hoa hòe có số chu kỳ chiết nhiều nhất theo cả hai kĩ thuật chiết xuất, có thể có hàm lƣợng quercetin cao nhất. Vì vậy, nụ hoa hòe chuẩn (CV 0116042.01) đƣợc sử dụng làm mẫu đối chứng dƣợc liệu cho nghiên cứu về chiết xuất. Để đảm bảo độ chính xác khi định lƣợng quercetin trực tiếp từ dịch chiết thủy phân, các thông số sắc ký của đ nh quercetin đƣợc đánh giá tính phù hợp (bảng 3.5). Trên bảng 3.5, các dịch chiết đều có đ nh với thời gian lưu không khác biệt so với quercetin chuẩn. Ở mức pha loãng từ 50 đến 250 lần của mẫu phân tích so với dịch chiết, hệ số kéo đuôi và hệ số đối xứng của tất các đ nh quercetin từ dịch chiết đều đạt yêu cầu 0,8 đến 2,0 . Trong đó, gần mức 0,8 là mẫu rau đắng biển, các mẫu cây thuốc còn lại đều lớn hơn với xu hướng gần mức 2,0. Số đĩa lý thuyết (hiệu lực tách cột) lớn nhất là nụ hoa hòe chuẩn sau đó nụ hoa hòe, lá sen và đều lớn hơn 3000. Bảy mẫu nguyên liệu cây thuốc còn lại có hiệu lực tách cột từ 2500 đến 3000. Trong đó, hiệu lực cột tách kém, gần mức 2500 nhất là các mẫu lá đinh lăng, rễ cam thảo, rau má, đài hoa bụp giấm. Kết quả thu đƣợc cho thấy, các đ nh quercetin của các mẫu có sự phân tách tương đối tốt cho định lượng (bảng 3.5 ).

82

Bảng 3.5. Các thông số sắc ký của đ nh quercetin xác định b ng HPLC từ dịch chiết thủy phân nguyên liệu cây thuốc

Với đ nh sắc ký đạt yêu cầu, diện tích của đ nh đƣợc sử dụng để xác định hàm lượng quercetin theo đường chuẩn HPLC, thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Hàm lƣợng quercetin trong các mẫu cây thuốc xác định b ng HPLC từ dịch chiết thủy phân TT Nguyên liệu

Diện tích đỉnh quercetin (mAU.s ± SD)

Hàm lƣợng quercetin (mg/100g)

RSD

(%)

0 Nụ hoa hòe chuẩn 304,12 ± 6,17 13532,62 ± 321,27 2,03 1 Nụ hoa hòe 348,60 ± 12,12 15423,04 ± 630,97 3,48 2 Lá sen 107,84 ± 5,68 5190,82 ± 295,59 5,27 3 Lá chùm ngây 52,52 ± 3,01 2840,03 ± 156,68 5,73 4 Rễ cam thảo 138,83 ± 6,65 130,24 ± 6,92 4,79 5 Vỏ hành tây 135,82 ± 7,39 127,62 ± 7,69 5,44 6 Đài hoa bụp giấm 45,52 ± 3,94 50,83 ± 4,12 8,65 7 Rau đắng biển

(toàn cây bỏ rễ) 33,88 ± 2,93 41,02 ± 3,05 8,64 8 Rau má

(toàn cây bỏ rễ) 33,05 ± 2,96 40,24 ± 3,08 8,96 9 Quả ngũ vị tử 26,03 ± 0,36 34,33 ± 0,85 3,15 10 Lá đinh lăng 24,81 ± 3,26 33,21 ± 3,39 13,14 Ghi chú: SD: Độ lệch chuẩn, RSD là độ lệch chuẩn tương đối

Trong nghiên cứu này, với mức pha loãng từ 50 đến 250 lần, giá trị diện tích của đ nh quercetin từ các cây thuốc sau khi đƣợc pha loãng đều thuộc khoảng tuyến tính và

TT Nguyên liệu

Các thông số sắc ký của đỉnh quercetin

Thời gian lưu tương đương quercetin chuẩn,

phút)

Hệ số đối xứng (từ 0,8 đến 2,0)

Hệ số kéo đuôi (từ 0,8 đến 2,0)

Số đĩa lý thuyết (trên 2500)

0 Nụ hoa hòe

chuẩn 1,947 ± 0,006 1,12 ± 0,021 1,13 ± 0,016 3421± 12,41 1 Nụ hoa hòe 1,949 ± 0,007 1,11 ± 0,011 1,15 ± 0,012 3653 ± 17,20 2 Lá sen 1,943 ± 0,005 1,10 ± 0,017 1,21 ± 0,015 3361 ± 15,32 3 Lá chùm ngây 1,945 ± 0,008 1,45 ± 0,014 1,42 ± 0,011 2925 ± 12,26 4 Rễ cam thảo 1,949 ± 0,008 1,56 ± 0,021 1,51 ± 0,016 2540 ± 11,28 5 Vỏ củ hành tây 1,940 ± 0,003 1,55 ± 0,023 1,49 ± 0,018 2685 ± 12,22 6 Đài hoa bụp

giấm 1,948 ± 0,003 1,68 ± 0,051 1,52 ± 0,021 2567 ± 10,19 7 Rau đắng biển

(toàn cây bỏ rễ) 1,949 ± 0,007 0,90 ± 0,028 0,86 ± 0,022

2828 ± 14,38 8 Rau má

(toàn cây bỏ rễ) 1,942 ± 0,009 1,50 ± 0,032 1,52 ± 0,019

2585 ± 17,25 9 Quả ngũ vị tử 1,944 ± 0,008 1,58 ± 0,026 1,51 ± 0,024 2567 ± 12,46 10 Lá đinh lăng 1,949 ± 0,006 1,47 ± 0,018 1,52 ± 0,021 2518 ± 10,46

83

nồng độ quercetin tương ứng được tính toán theo đường chuẩn đã thiết lập của phương pháp HPLC. Kết quả bảng 3.6, cho thấy hàm lƣợng quercetin trong nguyên liệu đã loại tạp có giá trị dao động từ 33,2 mg đến 15423 mg trong 100 g mẫu. Trong 10 mẫu cây thuốc nghiên cứu, cao nhất là nụ hoa hòe (15423 mg/100g) rồi đến lá sen (5190,8 mg/100g) và lá chùm ngây (2840 mg/100g). 7 cây thuốc còn lại, hàm lƣợng quercetin đều thấp hơn khoảng 120 lần so với nụ hoa hòe. Trong khi đó, đánh giá về độ lặp lại của hàm lượng (RSD, n=3, bảng 3.4) cho thấy ch có 9/10 mẫu có độ lệch chuẩn tương đối đạt yêu cầu (RSD < 11%), gồm nụ hoa hòe chuẩn, nụ hoa hòe, lá sen, lá chùm ngây, rễ cam thảo, vỏ hành tây, đài hoa bụp giấm, rau đắng biển, rau má và ngũ vị tử.

Trong đó, mẫu nụ hoa hòe chuẩn cho giá trị RSD là thấp nhất thể hiện mức độ tái lặp về hàm lƣợng qua 3 lần chiết với lặp lại 3 lần với các mẫu là tốt nhất. Riêng lá đinh lăng, độ lặp lại hàm lƣợng qua 3 lần chiết là kém nhất (13,14% > 11%).

Theo kết quả bảng 3.6, sự thay đổi hàm lƣợng và RSD của các mẫu cây thuốc cho thấy khi hàm lƣợng quercetin giảm dần thì RSD tăng lên, phản ánh khả năng tái lặp của phương pháp chiết xuất là kém đi. Các cây thuốc giàu quercetin (nụ hoa hòe, lá sen và lá chùm ngây) có số chu kỳ chiết hơn 2 lần (trên 120 phút), có RSD % tương đối tốt, dao động từ 3,48 đến 5,73. 7 mẫu cây thuốc còn lại có hàm lƣợng quercetin dưới 200 mg/100g, đều có số chu kỳ chiết là 1 lần 60 phút cũng có RSD phân tán khác nhau. Trong đó, phân nhóm có RSD thấp gồm có rễ cam thảo (RSD = 4,79%), vỏ hành tây (5,44%) và quả ngũ vị tử (3,15 %). Trong nhóm này, riêng mẫu quả ngũ vị tử có hàm lượng quercetin thấp nhưng khả năng tái lặp của phương pháp là tốt nhất (RSD có giá trị nhỏ nhất). Các cây thuốc còn lại có hàm lƣợng thấp hơn rễ cam thảo hoặc vỏ hành tây thì RSD đều tăng lên. 3 mẫu cây thuốc có hàm lƣợng ở mức trung bình của 7 cây và gần b ng nhau là đài hoa bụp giấm, rau đắng biển và rau má thì cũng có RSD là tương đương nhau khoảng 8-9%. Lá đinh lăng có hàm lượng quercetin thấp nhất thì có RSD là cao nhất (13,14%). Trong 7 cây này, khi hàm lƣợng quercetin giảm đi từ 118 đến trên 464 lần so với nụ hoa hòe, số chu kỳ chiết xuất đã giảm đi một nửa (so với 3 cây hoa hòe, sen và chùm ngây nhƣng mức độ lặp lại tăng lên đến 3,78 lần (so sánh RSD của lá đinh lăng với nụ hoa hòe). Sắc ký đồ mẫu nụ hoa hòe và lá sen đƣợc thể hiện trên hình 3.7. Kết quả cho thấy sắc ký đồ của nụ hoa hòe và lá sen có thêm một số

84

đ nh cùng xuất hiện với đ nh của quercetin, nhƣng tín hiệu đáp ứng kém hơn, không ảnh hưởng đến định lượng.

Hình 3.7. Sắc ký đồ HPLC dịch chiết thủy phân từ nụ hoa hòe A và lá sen B Nhƣ vậy, trong nghiên cứu xác định hàm lƣợng quercetin từ khối lƣợng 0,2 g của 10 cây thuốc, điều kiện chiết xuất theo phương pháp OMA 2006.07 đã được cải tiến về kỹ thuật và thời gian để tăng hiệu quả thu nhận dịch chiết. Từ phương pháp HPLC thiết lập, đã xác định trong 10 cây thuốc, có ba cây thuốc là nụ hoa hòe, lá sen, lá chùm ngây có hàm lượng quercetin cao nhất đạt tương ứng 15423 mg/100g, 5190,8 mg/100g và 2840 mg/100g. Các cây thuốc còn lại có hàm lƣợng quercetin từ 33,21 đến 130,24 mg/100g.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình thu nhận chế phẩm quercetin từ một số loài cây thuốc và đánh giá hoạt tính sinh học trên thực nghiệm (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(207 trang)