Đánh giá tác động của chế phẩm quercetin từ nụ hoa ho trên chỉ số hoá sinh máu (AST, ALT) và gan (MDA, GSH) của chuột nhắt trắng trong điều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình thu nhận chế phẩm quercetin từ một số loài cây thuốc và đánh giá hoạt tính sinh học trên thực nghiệm (Trang 126 - 131)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CHẾ PHẨM QUERCETIN THU NHẬN

3.4.4. Đánh giá tác động của chế phẩm quercetin từ nụ hoa ho trên chỉ số hoá sinh máu (AST, ALT) và gan (MDA, GSH) của chuột nhắt trắng trong điều

Mức liều 20 mg/kg được lựa chọn để nghiên cứu cách thức sử dụng trước hoặc sau của mẫu chứa quercetin (H1, H2) từ nụ hoa hỏe ở chuột sử dụng paracetamol, nh m cải thiện tình trạng tổn thương gan do sử dụng paractamol liều cao dài ngày.

3.4.4.1. Khảo sát mức liều gây độc gan của paracetamol

Với mức liều khảo sát, thông qua việc xác định hoạt độ enzym AST và ALT trong huyết thanh cũng nhƣ MDA và GSH trong gan của chuột thí nghiệm có thể xác định được mức độ tổn thương của gan cũng như khả năng bảo vệ gan của mẫu chứa quercetin. Kết quả thể hiện ở bảng 3.23. Kết quả thu đƣợc cho thấy đối với liều 150 mg/kg sự khác biệt về hoạt độ enzym AST không có ý nghĩa thống kê so với lô đối chứng. Đối với nhóm sử dụng paracetamol ở các mức liều 250, 350, 400 và 500 mg/kg có sự khác biệt về AST so với nhóm đối chứng, theo chiều hướng gia tăng. T trọng gan của nhóm paracetamol 400 mg/kg và 500 mg/kg cao hơn nhóm đối chứng.

115

Bảng 3.23. Mức liều paracetamol tối đa sử dụng theo đường uống, 1 lần/24h (trong 7 ngày)

Lô/

Mức liều (mg/kg) ĐC P150 P250 P350 P400 P500

AST (U/L)

173,88

± 27,61

170,00 ± 24,1

259,13 ±

53,79 283,00 ± 55,154

564,00 ± 36,5

5,250 ± 0,8 Giá trị p

so với ĐC 0,224 0,002 0,019 < 0,001 0,019

T trọng gan 4,24 

0,39 4,771,68 5,05

0,64

5,75

0,95 6,01 ± 0,45 6,98  0,77 T lệ chết

(%) 0 0 0 10 40 70

P: sử dụng paracetamol với mức liều tương ứng là 150, 250, 350, 400 và 500 mg/kg

Quan sát hình ảnh đại thể gan cho thấy gan bị tổn thương mạnh ở hai nhóm này, thể hiện trên hình 3.25.

Hình 3.25. Hình ảnh đại thể gan đƣợc mổ sau 7 ngày sử dụng paracetamol ở các mức liều khác nhau (ĐC: mẫu gan của chuột đối chứng)

Gan của các cá thể chuột trong các lô chuột sử dụng paracetamol ở các mức liều 250 mg/kg, 350 mg/kg, 400 mg/kg và 500 mg/kg đã bị tổn thương, giai đoạn đầu là bị viêm. Trong các nhóm này, ch có mức liều 250 mg/kg gây tổn thương nhưng không gây chết chuột khi dùng liên tục trong 7 ngày. Các nhóm thí nghiệm sử dụng với liều 350 mg/kg, 400 mg/kg và 500 mg/kg gây chết chuột với t lệ tăng dần tương ứng là 10%, 40% và 70%. Nhƣ vậy, mức liều 250 mg/kg của paracetamol đƣợc sử dụng để tạo mô hình gây viêm gan cho đánh giá hoạt tính chống oxy hóa in vivo của các mẫu chiết xuất chứa quercetin H1, H2 và QUE .

3.4.4.2. Tác động của cách thức sử dụng các mẫu quercetin với paracetamol lên hoạt độ enzym trong máu chuột

116

Tác động khi sử dụng quercetin với paracetamol với chuột thí nghiệm đƣợc trình bày trong bảng 3.24 và 3.25.

Bảng 3.24. Hoạt độ enzym AST trong máu chuột sử dụng paracetamol phối hợp với chế phẩm quercetin

Bảng 3.25. Hoạt độ enzym ALT trong máu chuột sử dụng paracetamol phối hợp với chế phẩm quercetin

Ghi chú: (a): Sử dụng phối hợp trước 3h dùng trước : mẫu H1, H2, QUE mức liều 20 mg/kg , dùng trước 3h, sau đó dùng paracetamol (mức liều 250 mg/kg , liên tục trong 7 ngày.

b : Sử dụng phối hợp sau 3h dùng sau : mẫu H1, H2, QUE mức liều 20 mg/kg , dùng sau khi dùng paracetamol được 3h mức liều 250 mg/kg , liên tục trong 7 ngày.

Thay đổi về hoạt độ enzym AST của các nhóm thể hiện ở bảng 3.24 cho thấy, lô chuột sử dụng paracetamol mức liều 250 mg/kg đều cao hơn gần 50% so với lô chuột đối chứng giá trị pPara/ĐC = 0,000< 0,05 . Khi sử dụng kết hợp với các mẫu H1, H2 và QUE, hoạt độ enzym AST của các lô sử dụng phối hợp sau 3h dùng sau , đều thấp hơn nhóm paracetamol. Trong đó, nhóm sử dụng mẫu H1 và QUE là khác biệt có ý nghĩa thống kê (giá trị ppara-H1/Para = 0,000; ppara-QUE/Para =0,000 < 0,05 còn ppara-H2/Para =0,227 >

0,05). Ngược lại, trong các lô sử dụng phối hợp dùng trước 3h dùng trước , ch có lô chuột sử dụng mẫu H1 là cho giá trị AST thấp hơn giá trị pH1-para/Para = 0,000 < 0,05),

Lô chuột Loại Liều (mg/kg)

Hoạt độ enzym AST (U/L) Sử dụng phối

hợp trước 3h(a)

Sử dụng phối hợp sau 3h(b) Đối chứng DMSO

0,5% 0,2 ml/10g 173,88 ± 23,64

Paracetamol 250 259,81 ± 48,83

Chế phẩm H1 20 186,53 ± 29,24 180,75 ± 23,08 H2 20 397,72 ± 42,70 219,94 ± 45,92 Đối chứng dương

quercetin chuẩn QUE 20 476,06 ± 51,36 190,84 ± 33,39

Lô chuột Loại Liều (mg/kg)

Hoạt độ enzym ALT (U/L) Sử dụng phối

hợp trước 3h(a)

Sử dụng phối hợp sau 3h(b) Đối chứng DMSO

0,5% 0,2 ml/10g 74,88 ± 13,62

Paracetamol 250 84,22 ± 14,09

Chế phẩm H1 20 97,25 ± 12,26 76,78 ± 10,50

H2 20 107,78 ± 15,01 93,31 ± 19,52 Đối chứng dương

quercetin chuẩn QUE 20 105,25 ± 20,77 98,59 ± 21,77

117

còn lại lô chuột sử dụng mẫu H2, QUE cho giá trị AST cao hơn lô paracetamol giá trị pH2-para/Para = 0,000; pQUE-para/Para = 0,000 < 0,05 . Về hoạt độ enzym ALT, chƣa có sự khác biệt giữa lô chuột sử dụng paracetamol với lô chuột đối chứng giá trị pPara/ĐC = 0,766 >

0,05) nhưng lô chuột sử dụng paracetamol có xu hướng cao hơn. Khi sử dụng các mẫu H1, H2, QUE phối hợp với paracetamol, các lô chuột này đa phần đều cho xu hướng về hoạt độ enzym ALT là cao hơn lô paracetamol, ch có lô chuột sử dụng mẫu H1 theo cách thức dùng sau là thấp hơn. Trong đó, có ba lô chuột sử dụng mẫu H1, H2 và QUE theo cách thức dùng trước, giá trị ALT là cao hơn khác biệt so với nhóm paracetamol giá trị pH1-para/Para = 0,044; pH2-para/Para = 0,000; pQUE-para/Para = 0,004 < 0,05 ).

Kết quả ở bảng 3.24 cho thấy có sự khác nhau về hoạt độ enzym AST, ALT trong huyết thanh chuột giữa các lô chuột sử dụng mẫu H1, H2, QUE cũng nhƣ giữa hai cách thức sử dụng khi kết hợp với paracetamol. Trong đó, hoạt độ enzym AST có chiều hướng khác biệt rõ nét hơn ALT. Lô chuột sử dụng mẫu H1 dường như không có sự khác biệt về hoạt độ enzym AST theo cách thức sử dụng trước hoặc sau. Kết quả này có thể là do mẫu H1 có hàm lƣợng quercetin thấp hơn mẫu H2 và QUE, nên quá trình thải trừ qua gan của mẫu H1sẽ ít gây độc gan hơn hai mẫu còn lại. Trong hai lô chuột sử dụng mẫu H2 và mẫu QUE, mức độ gây hại cho gan có sự khác biệt về cách thức sử dụng khi kết hợp với paracetamol. Trong khi đó, mẫu H2 và mẫu QUE, cách thức sử dụng để hỗ trợ dùng sau cho kết quả tốt hơn cách thức dự phòng.

3.4.4.3. Tác động của cách thức sử dụng mẫu chứa quercetin với paracetamol lên gan chuột

Các ch số MDA và GSH trong gan chuột đƣợc quan sát và đánh giá, cho thấy nhóm sử dụng paracetamol mức liều 250 mg/kg có ch số MDA là cao nhất và GSH là thấp nhất so với các nhóm còn lại. Trong đó, ch số MDA cao hơn khoảng 51,45%

và ch số GSH thấp hơn 58,78% so với lô chuột đối chứng giá trị pPara/ĐC-MDA = 0,000;

pPara/ĐC-GSH = 0,000 < 0,05) bảng 3.26 . Kết quả này cho thấy paracetamol đã gây độc gan và làm gia tăng sản phẩm peoxit lipid MDA và làm suy kiệt chất khử độc GSH.

118

Bảng 3.26. Hàm lƣợng MDA và GSH trong gan chuột sử dụng paracetamol phối hợp với chế phẩm quercetin

Lô chuột Mẫu Liều mg/kg

MDA (mM/g mô)

GSH (mM/g mô) Sử dụng

phối hợp trước 3h(a)

Sử dụng phối hợp sau

3h(b)

Sử dụng phối hợp trước 3h(a)

Sử dụng phối hợp sau 3h(b) Đối chứng DMSO

0,5%

0,2

ml/10g 6,55 ± 1,07 988,72 ± 88,62

Paracetamol 250 9,92 ± 1,39 407,52 ± 83,15

Chế phẩm

H1 20 6,89 ± 1,06 6,64 ± 1,12 603,47 ± 83,07

520,68 ± 108,71 H2 20 8,95 ± 1,06 7,45 ± 1,58 670,22 ±

81,74

619,11 ± 60,54 Quercetin

chuẩn QUE 20 8,68 ± 1,28 6,93 ± 1,45 647,31 ± 81,35

589,42 ± 127,19

Ghi chú: (a): Sử dụng phối hợp trước 3h dùng trước : mẫu H1, H2, QUE mức liều 20 mg/kg , dùng trước 3h, sau đó dùng paracetamol mức liều 250 mg/kg , liên tục trong 7 ngày.

b : Sử dụng phối hợp sau 3h (dùng sau): mẫu H1, H2, QUE mức liều 20 mg/kg , dùng sau khi dùng paracetamol được 3h mức liều 250 mg/kg , liên tục trong 7 ngày.

Về giá trị GSH, kết quả thu đƣợc cho thấy đều có sự khác biệt giữa tất cả các lô sử dụng phối hợp theo cách thức trước hoặc sau, so với lô chuột sử dụng paracetamol.

Tuy nhiên, các nhóm dùng sau cho xu hướng về hàm lượng GSH cao hơn các nhóm dùng trước. Điều này cho thấy, về hiệu quả chống oxy hóa in vivo, cách thức sử dụng dự phòng dùng trước) có khả năng kích thích sinh GSH tốt hơn cách thức hỗ trợ (dùng sau). Trong các mẫu chứa quercetin, lô chuột sử dụng mẫu H2 theo cả hai cách thức có sự gia tăng GSH nhiều nhất, khoảng 64,46% dùng trước và 51,92% (dùng sau . Ngƣợc lại lô chuột sử dụng mẫu H1, sự gia tăng GSH là thấp nhất, khoảng 48,08% dùng trước và 27,77% dùng sau . Lô chuột sử dụng mẫu QUE có mức độ gia tăng GSH vào khoảng 58,84% dùng trước và 44,64% dùng sau . Tuy nhiên, mức độ GSH ở tất cả các lô chuột sau khi sử dụng mẫu vẫn thấp hơn lô chuột đối chứng.

Về giá trị MDA, kết quả thu đƣợc cho thấy tất cả các lô chuột sử dụng mẫu H1, H2, QUE phối hợp theo các thức dùng trước hoặc sau đều có xu hướng giảm hàm lƣợng MDA so với lô chuột sử dụng paracetamol. Điều đó cho thấy, các mẫu H1, H2 và QUE đều có tác dụng chống oxy hóa invivo. Tuy nhiên, ch có lô chuột sử dụng mẫu H1 theo cách thức dùng trước cũng như các lô sử dụng các mẫu H1, H2 và QUE theo cách thức dùng sau là giảm MDA khác biệt có ý nghĩa so với lô chuột sử dụng paracetamol (giá trị pH1-para/Para = 0,000; ppara-H1/Para = 0,000; ppara-H2/Para = 0,000; ppara-QUE/Para = 0,000 < 0,05 còn pH2-para/Para = 0,370; pQUE-para/Para = 0,079 > 0,05 ).

119

Trong các mẫu chứa quercetin, lô chuột sử dụng mẫu H1 cho giá trị trung bình của MDA là thấp nhất theo cả hai cách thức, giảm khoảng 30,54 % dùng trước và 33,06% dùng sau so với lô chuột sử dụng paracetamol. Trong khi đó, lô chuột sử dụng mẫu H2 giảm khoảng 9,78% dùng trước và 24,95% dùng sau ; mẫu QUE giảm khoảng 12,5% dùng trước và khoảng 30,14% dùng sau so với lô chuột sử dụng paracetamol. Như vậy, các lô chuột sử dụng phối hợp với mẫu H1 trước hoặc sau có hiệu quả giảm MDA là tương đương nhau. Ngược lại, mẫu H2 và QUE có hiệu quả giảm MDA so với nhóm paracetamol theo cách thức phối hợp dùng sau là tốt hơn dùng trước. Trong các lô chuột sử dụng mẫu, ch có lô chuột sử dụng phối hợp với mẫu H1 là có giá trị trung bình MDA gần b ng lô chuột đối chứng pH1-para/ĐC = 1,000;

ppara-H1/ĐC = 1,000 > 0,05 . Các lô chuột sử dụng phối hợp với hai mẫu còn lại H2 và QUE có giá trị MDA đều có xu hướng cao hơn lô đối chứng. Tuy nhiên, ch có lô chuột sử dụng chế phẩm H2 và QUE theo cách thức dùng trước, là có giá trị MDA cao hơn đến mức khác biệt so với lô chuột đối chứng (giá trị ppara-H2/ĐC = 0,759; ppara-QUE/Para = 1,000 > 0,05 còn pH2-para/ĐC = 0,000; pQUE-para/ĐC = 0,000 < 0,05). Kết quả này là tương đồng với kết quả thu đƣợc khi quan sát trên hoạt độ enzym AST. Điều đó cho thấy chế phẩm được sử dụng theo cách thức dùng sau có xu hướng gây tổn thương gan ít hơn so với các thức dùng trước. Trong các nhóm sử dụng mẫu quercetin, mẫu H1 có hiệu quả giảm ch số MDA tốt hơn mẫu H2 và QUE, nhƣng khả năng kích thích sinh GSH thì thấp hơn. Các kết quả này cho thấy các chế phẩm quercetin có hoạt tính chống oxy hóa in vivo theo các mức độ khác nhau. Mặc dù đều có hoạt tính chống oxy hóa, nhƣng mẫu H1 gây tác động tiêu cực tới gan ít hơn mẫu H2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình thu nhận chế phẩm quercetin từ một số loài cây thuốc và đánh giá hoạt tính sinh học trên thực nghiệm (Trang 126 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(207 trang)