CHƯƠNG VIII: CÁC NHÓM THỰC VẬT Mục tiêu chương
3. Vai trò của rêu
- Rêu góp phần tạo ra chất mùn (cải tạo đất) và tạo thành than bùn (làm phân bón, làm chất đốt).
2.3. Hoạt động luyện tập
- PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề,
- KTDH: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực - Định hướng năng lực: NL giải quyết vấn đề.
- HT: hđ cá nhân
Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk.
- GV: tìm từ điền vào chỗ trống trong các câu sau:
- Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu gồm có…….., chưa có……….. Trong thân và lá rêu chưa có……….. Rêu sinh sản bằng…………được chứa trong………….., cơ quan này nằm ở…………..cây rêu.
- HS: thân, lá, rễ giả, mạch dẫn, bào tử, túi bào tử, ngọn.
2.4. Hoạt động vận dụng:
GV yêu cầu HS giải thích
? Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở nơi ẩm ướt?
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Học bài nêu được: đặc điểm cấu tạo và sinh sản của rêu. Vai trò của rêu trong tự nhiên và đối với con người.
- Trả lời các câu hỏi 1, 3 SGK /127.
- Xem trước bài: “Quyết – cây dương xỉ”
Chuẩn bị: Cây dương xỉ, cây rau bợ.
Trả lời tất cả các câu hỏi phần lệnh SGK /128, 129.
Ngày tháng năm Đã kiểm tra Tuần: 25
Ngày soạn: 10/2 Ngày dạy: /2
Tiết: 47 QUYẾT - CÂY DƯƠNG XỈ
I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:
- Mô tả được quyết (cây dương xỉ) là thực vật có rễ, thân, lá, có mạch dẫn. Sinh sản bằng bào tử.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, thực hành.
3. Thái độ:
- Giáo dục hs bảo vệ thiên nhiên.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, ham mê tìm hiểu khoa học, yêu cuộc sống, sống yêu
thương , sống tự chủ II. CHUẨN BỊ
1. GV - Gv: Chuẩn bị H: 39.1; 39.2; 39.3; 39.4 (sgk).
2. HS Nghiên cứu bài trước ở nhà.
Sưu tầm cây dương xỉ.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
- KTDH: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
- kiểm tra sĩ số 1' 6A: 6B:
- Kiểm tra bài cũ
Rêu có cấu tạo đơn giản như thế nào ? Trình bày sự sinh sản của rêu ? Rêu có vai trò gì ?
2. Tổ chức các hoạt động dạy học 2.1. Khởi động 5'
- PP: dạy học đặt và giải quyết vấn đề - KT: đặt câu hỏi
- HT: hđ tòan lớp
GV : Quyết là tên gọi chung của 1 nhóm thực vật sinh sản bằng bào tử như rêu nhưng khác rêu về cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và sinh sản. Vậy ta hãy xem sự khác nhau đó như thế nào?
2.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoat động 1: Quan sát cây dương xỉ.
- PPDH: Quan sát tìm tòi, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
- KTDH: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực
- Định hướng năng lực: NL hợp tác.
- HT: hđ cá nhân, nhóm.
Gv: +Giới thiệu: Nơi sống của cây dương xỉ…
+Treo tranh:39.1, cho hs quan sát mẫu vật và đối chiếu với H: 39.1. Yêu cầu:
Hãy quan sát các bộ phận của cây và ghi lại đặc điểm các bộ phận của cây ?
-Hs: Hoạt động theo nhóm…
-Gv: Sau khi hs quan sát, cho hs trả lời:
H: Cơ quan sinh dưỡng của cây dương xỉ có đặc điểm gì? So sánh với cây rêu, đặc điểm đó có gì giống và khác nhau ? -Hs: trả lời….
-Gv: Nhận xét, bổ sung: Giống: Đều có rễ, thân, lá. Khác: cây dương xỉ: lá có mạch dẫn, có rễ thật…
-Gv: lưu ý cho hs: ở H:39.1 cuống lá già với thân. Lá non cuộn tròn chứ không phải hoa…
Cho hs chốt lại nội dung:
H: Vậy c. quan s. dưỡng của rêu có đ. điểm gì?
-Hs: Trả lời….. Gv: Cho hs ghi bài…..
-Gv: Treo tranh 39.2, cho hs quan sát. Yêu cầu hs hoạt động nhóm: Làm phần lệnh ở sgk…
-Hs: Lật mặt dưới của lá già để tìm túi bào tử…
-Gv: Quan sát hs hoạt động: tìm được túi bào tử.
Gv: Lưu ý hs quan sát kĩ: Vòng cơ để trả lời:
H: Vòng cơ có tác dụng gì ?
H: Cơ quan s. sản của d.xỉ là gì ? Trình bày
1. Quan sát cây dương xỉ.
a. Cơ quan sinh dưỡng.
-Cơ quan sinh dưỡng gồm:
+ Lá gìa có cuống dài, lá non cuộn tròn.
+Thân hình trụ.
+Rễ thật.
+Có mạch dẫn.
b. Túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ.
-Dương xỉ sinh sản bằng bào tử.
-Mặt dưới của dương xỉ có những đốm chứa túi bào tử vòng cơ đẩy bào tử chín rơi ra ngoài bào tử nảy mầm phát triển thành nguyên tản cây dương xỉ con.
sự phát triển của bào tử ? So sánh với rêu ?
Vòng cơ có tác dụng đẩy bào tử bay ra khi túi bào tử chín.
Cơ quan sinh sản là túi bào tử…So với rêu thì s.sản của d.xỉ khác ở chỗ có nguyên tản phát triển từ bào tử.
-Hs: Trả lời…Gv: Bổ sung: Sự p.triển của d.xỉ…
Hoạt động 2: Tìm hiểu thêm một vài dương xỉ thường gặp.
- PPDH: Quan sát tìm tòi - KTDH: Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Định hướng năng lực: NL quan sát.
- HT: hđ cá nhân.
-Gv: Treo tranh: 39.3 (a,b). cho hs q.sát và một vài mẫu vật (nếu có). Yêu cầu HS hđ cá nhân trả lời:
H: Hãy cho biết có thể nhận ra một cây dương xỉ nhờ đặc điểm nào của lá ? -Hs: Trả lời….
-Gv: Nhận xét, bổ sung: Căn cứ vào lá non hay cuộn tròn…
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự hình thành than đá.
- PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
- KTDH: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực
- Định hướng năng lực: NL giải quyết vấn đề.
- HT: hđ cá nhân.
- GV: yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình quyết cổ đại, trả lời các câu hỏi:
Quyết phát triển mạnh trong điều kiện nào? Vì sao quyết cổ đại lại diệt vong?
2. Một vài loài dương xỉ thường gặp.
-Cây rau bợ.
-Cây lông cu li…
3. Quyết cổ đại và sự hình thành than đá.
(SGK)
- Quyết cổ đại có nhiều loại thân gỗ,
Than đá được hình thành từ đâu?
từng HS đọc SGK, tự suy nghĩ tìm câu trả lời. Một HS trình bày đáp án, các em khác bổ sung.
Bước3: GV nhận xét và chốt lại:
Quyết cổ đại phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.
Khi khí hậu thay đổi, nhiều rừng quyết cổ đại bị chết kết hợp với động đất và núi lửa vùi sâu xuống đất tạo thành các mỏ than đá.
Than đá được hình thành từ quyết cổ đại.
TÍCH HỢP-BVMT: ngoài việc góp phần vào việc hình thành than đá nhiều đại diện thuộc nhóm quyết được dùng làm thuốc chữa bệnh hoặc thuốc bổ như cây lông cu li, cây rau bợ….Một số cây có dáng đẹp trồng làm cảnh: cây tổ chim, cây thông đất…Như vậy chúng ta thấy những đại diện của nhóm quyết có vai trò rất to lớn. từ vai trò đ1o chúng ta phải có ý thức bảo vệ chúng để phát huy vai trò của chúng và góp phần làm giới thực vật thêm phong phú, đa dạng.
cây cao lớn.
- Các rừng quyết cổ xưa bị vùi lấp, do tác dụng của vi khuẩn, sức nóng, sức ép của tầng trên trái đất dần hình thành than đá (qua hàng trăm triệu năm).
2.3. Hoạt động luyện tập
- PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
- Định hướng năng lực: NL giải quyết vấn đề.
- HT: hđ cá nhân
Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk, phần “Em có biết”.
- GV: điền vào chỗ trống cho hoàn chỉnh đoạn văn sau:
Mặt dưới lá Dương xỉ có những đốm chứa ………..
Vách túi bào tử có 1 vòng cơ mang tế bào dày lên rất rõ, vòng cơ có tác dụng……..khi túi bào tử chín. Bào tử rơi xuống đất sẽ nẩy mầm và phát triển thành………rồi từ đó mọc ra………
Dương xỉ sinh sản bằng………như rêu, nhưng khác rêu ở chỗ có………..do bào tử phát triển thành.
- HS: túi bào tử, đẩy bào tử bay ra, nguyên tản, cây Dương xỉ con, bào tử, nguyên tản.
2.4. Hoạt động vận dụng
- Điểm giống nhau cơ bản giữa dương xỉ và rêu? (sinh sản bằng bào tử).
- Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn? (dương xỉ có cấu tạo phức tạp hơn. Dương xỉ là thực vật đã có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn).
2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng - Đọc phần “Em có biết”
- Học bài, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK /131.
- Đọc mục: “Em có biết”
- Ôn lại tất cả kiến thức ở chương VI, VII và các bài ở chương VIII để tiết sau ôn tập.
Tuần: 25 Ngày soạn: 11/2 Ngày dạy: /2
Tiết: 48 ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Ôn tập kiến thức của chương VI: Hoa và Sinh Sản hữu tính; chương VII: Quả chương VII: Hạt và kiến thức về tảo, rêu, quyết.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng hoạt động độc lập, hoạt động theo nhóm và tái hiện kiến thức.
3. Thái độ:
- Giáo dục hs tự giác trong học tập . 4. Năng lực, phẩm chất:
- Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, ham mê tìm hiểu khoa học, yêu cuộc sống, sống yêu
thương , sống tự chủ II. CHUẨN BỊ:
1. GV Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bảng phụ ( có bài tập trắc nghiệm).
2. HS Nghiên cứu bài trước ở nhà.
Ôn tập kiến thức ở chương VI.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
- KTDH: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
- kiểm tra sĩ số 1' 6A: 6B:
- Kiểm tra bài cũ
2. Tổ chức các hoạt động dạy học 2.1. Khởi động 5'
- PP: dạy học đặt và giải quyết vấn đề - KT: đặt câu hỏi
- HT: hđ tòan lớp
- Vào bài : GV giới thiệu nội dung tiết dạy 2.2. Hoạt động luyện tập
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
- PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
- KTDH: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Định hướng NL: NL hợp tác - HT: hđ cá nhân, nhóm.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
H. Hoa gồm những bộ phận nào? Chức năng của từng bộ phận?
H. Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính
H. Phân biệt giữa hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn ?
HS: Nhớ lại kiến thức, trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
H. Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm gì?
H. Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì?