Phân loại thực vật là gì ?

Một phần của tài liệu Sinh 6 phát triển năng lực phẩm chất soạn 5 hoạt động (Trang 273 - 280)

CHƯƠNG VIII: CÁC NHÓM THỰC VẬT Mục tiêu chương

1. Phân loại thực vật là gì ?

Việc tìm hiểu các đặc điểm khác nhau nhiều hay ít của thực vật, rồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhỏ theo trật tự nhất định gọi là phân loại thực vật.

- PP: dạy học đặt và giải quyết vấn đề - KT: đặt câu hỏi

- HT: hđ cá nhân

- Định hướng NL: NL giải quyết vấn đề GV cho HS đọc SGK để trả lời các câu hỏi:

Hãy nêu các bậc phân loại của thực vật?

Loài là gì?

Từng HS đọcSGK trao đổi nhóm để thống nhất đápán. Một vài HS trả lời câu hỏi, các em khác bổ sung. Dưới sự chỉ đạo của GV các em nêu được:

 Các bậc phân loại thực vật gồm: Ngành – lớp – bộ - họ - chi – loài.

Loài là tập hợp những cơ thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo…

- GV:Giải thích cho HS hiểu rõ khái niệm về chi, họ, bộ, lớp, ngành: Chi là tập hợp những loài có tính chất giống nhau có tổ tiên chung tập trung lại thành một chi.

Họ là tập hợp những chi có tính chất giống nhau

Bộ là tập hợp nhiều họ có tính chất giống nhau.

Lớp là tập hợp nhiều bộ có tính chất giống nhau.

Ngành là tập hợp nhiều lớp có đặc điểm giống nhau.

- GV:nhận xét và lưu ý: loài là bậc phân loại cơ sở (thấp nhất).

GV giải thích thêm về khái niệm nhóm: nhóm không phải là một khái niệm chính thức trong phân loại và không thuộc về một bậc phân loại nào, nó có thể chỉ 1 hoặc một vài bậc phân loại lớn như ngành, lớp. Ví dụ:

nhóm tảo, nhóm quyết hoặc nhóm thực vật bậc thấp, nhóm TV bậc cao.. hoặc chỉ những thực vật có chung một vài tính chất như nhóm TV có diệp lục, nhóm thực vật không có diệp lục, nhóm cây có hoa cánh

2. Các bậc phân loại:

Các bậc phân loại từ cao đến thấp:

Ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài.

dính, nhóm cây ăn quả…. Vì vậy sau khi đã học khái niệm về phân loại thực vật, chúng ta không nên dùng từ nhóm để thay thế cho các bậc phân loại chính thức, ví dụ không nên nói nhóm cây Hạt trần, nhóm cây hạt kín mà nói: ngành Hạt trần, ngành Hạt kín.

Hoạt động 3: Các ngành thực vật:

- PP: dạy học hợp tác - KT: đặt câu hỏi - HT: hđ nhóm

- Định hướng NL: NL hợp tác

-Gv: +Treo sơ đồ câm (sơ đồ như sgk, bị khuyết các cụm từ màu xanh).

+Và giới thiệu các tờ bìa có sẵn đáp án cho hs chọn như: 1.Giới Tv; 2.các ngành tảo;

3.Ngành rêu; 4.Ngành dương xĩ; 5.Hạt trần;

6.Hạt kín.

Yêu cầu hs nhớ lại kiến thức cũ, hoạt động nhóm hoàn thành sơ đồ: Bằng cách dùng tờ bìa dính đúng nội dung của sơ đồ.

-Hs: Thảo luận, cử đại diện lên bảng đính sơ đồ…

-Gv: Cho hs nhận xét, bổ sung đưa đáp án đúng.

Yêu cầu hs: Tiếp tục phân chia lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm của ngành hạt kín…. hoàn thành sơ đồ vào vở (phần n.dung).

TÍCH HỢP - BVMT: HS tìm hiểu các nhóm thực vật ,trên cơ sở đó nhận thức sự đa dạng phong phú của giới thực vật và ý nghĩa đối với tự nhiên và đời sống con người, có ý thức bảo vệ sự đa dạng.

- HS : Tích cực trồng cây, bảo vệ cây xanh, tuyên truyền cho mọi người không nên phá rừng…

3. Các ngành thực vật:

(Sơ đồ: Giới thực vật)

Giới thực vật

Thực vật bậc thấp. Thực vật bậc cao.

Chưa có thân, lá, rễ; Đã có thân, lá, rễ;

Sống ở nướclà chủ yếu sống trên cạn là chủ yếu

Các ngành tảo Rễ giả, lá nhỏ hẹp, Rễ thật, lá đa dạng;

có bào tử; sống ở các nơi khác nhau sống ở nơi đất ẩm

Ngành rêu Có bào tử Có hạt

Ngành dương xỉ

Có nón Có hoa quả

Ngành Hạt trần Ngành hạt kín Lớp 1 lá mầm Lớ p 2 lá mầm

2.3. Hoạt động luyện tập

- PP: dạy học đặt và giải quyết vấn đề - KT: đặt câu hỏi

- HT: hđ cá nhân

- Định hướng NL: NL giải quyết vấn đề Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk.

- GV: thế nào là phân loại thực vật?

- HS: Là tìm hiểu các đặc điểm giống và khác nhau của thực vật rồi xếp chúng thành từng nhóm theo quy định.

- GV: Rễ thật, lá đa dạng, sống ở các nơi khác nhau, có bào tử là đặc điểm của:

a/ Ngành rêu

b/ Ngành Dương xỉ c/ Nhành hạt trần d/ Ngành hạt kín - HS: b

2.4. Hoạt động vận dụng:

- Khi nghiên cứu giới thực vật để phân loại chúng, người ta đã thấy có một số đặc điểm sau:

1. Chưa có rễ, thân, lá. 7.Sống ở cạn là chủ yếu.

2. Đã có rễ, thân, lá. 8.Có bào tử 3. Rễ giả, lá nhỏ chưa có gân giữa. 9.Có nón 4. Rễ thật, lá đa dạng. 10.Có hạt

5. Sống ở nước là chủ yếu 11.Có hoa và quả.

6. Sống ở cạn, nhưng thường là nơi ẩm ướt

Hãy điền các chữ số ghi thứ tự các đặc điểm của ngành TV vào các chỗ trống trong các câu sau:

a) Các ngành Tảo có các đặc điểm….,….

b) Ngành Rêu có các đặc điểm……,……

c) Ngành Dương xỉ có các đặc điểm…..,….,…..

d) Ngành Hạt trần có các đặc điểm…,…,….,…,…

e) Ngành Hạt kín có các đặc điểm….,….,….,….,….

Đáp án: Câu a: 1,5. , Câu b: 3, 8, 6. , Câu c: 2, 6, 8 Câu d: 2, 4, 7, 9,10 ,Câu e: 2, 4, 7, 10, 11.

2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

- Chuẩn bị: nghiên cứu bài 44, trả lời các câu hỏi sau:

- Giới thực vật phát triển qua mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?

Tuần: 28 Ngày soạn: 4/03 Ngày dạy: /3 Tiết : 54

NGUỒN GỐC CÂY TRỒNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS biết giải thích được tùy theo mục đích sử dụng, cây trồng đã được tuyển chọn và cải tạo từ cây dại.

- HS hiểu được các biện pháp chủ yếu cải tạo cây trồng.

2. Kỹ năng:

- HS thực hiện việc tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về nguồn gốc cây trồng, phân biệt giữa cây trồng và cây hoang dại và những biện pháp cải tạo cây trồng.

- HS thực hiện thành thạo tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, lớp.

3. Thái độ: HS có thói quen ý thức bảo vệ thiên nhiên, tính cách nghiêm túc 4. Năng lực,phẩm chất:

- NL giải quyết vấn đề, NL vận dụng kt vào cuộc sống, NL hợp tác nhóm - Phẩm chất : Trung thực,tự lập

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Phương tiện: Tranh H. 45.1, một số tranh về cây dại.

Bảng phụ ghi nội dung bảng SGK /144.

- HS : Quan sát hình 45.1 hoàn thành bảng SGK /144.

Trả lời các câu hỏi phần lệnh SGK /144, 145.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.

- KTDH: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

1. Ổn định tổ chức

- kiểm tra sĩ số 1' 6A: 6B:

- Kiểm tra bài cũ

Câu 1) Tổ tiên chung của thực vật là gì? Giới thực vật đã tiến hóa như thế nào, giới thực vật phát triển qua mấy giai đoạn?

Câu 2) Thực vật Hạt kín xuất hiện trong điều kiện nào? Đặc điểm gì giúp chúng thích nghi với điều kiện đó?

2. Tổ chức các hoạt động dạy học 2.1. Khởi động 5'

- PP: dạy học đặt và giải quyết vấn đề - KT: đặt câu hỏi

- HT: hđ tòan lớp

Thực vật Hạt kín chiếm gần 300000 loài, trong số đó có tới trên 20000 loài được con người sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Rất nhiều loài trong số này là cây trồng. Vậy cây trồng xuất hiện như thế nào, và do đâu mà đạt được sự phong phú ấy? Đó là nội dung chủ yếu của bài học hôm nay.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Nội dung

Hoạt động 1:Cây trồng bắt nguồn từ đâu?

- PP: dạy học đặt và giải quyết vấn đề - KT: đặt câu hỏi

- HT: hđ nhóm

- Định hướng NL: NL giải quyết vấn đề

- GV: yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi phần lệnh.

- HS : đọc SGK, thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời các câu hỏi. Đại diện một vài nhóm trình bày các câu trả lời, các em khác bổ sung. Dưới sự hướng dẫn của GV, trong đàm thoại các em phải nêu được:

Ví dụ: cây lúa, cây ngô (là cây lương thực); cây cam, cây vải (là cây ăn quả)…

Mục đích của việc trồng cây là phục vụ đời sống con người (để làm lương thực, thực phẩm, làm thuốc, làm cảnh…).

- GV:nhận xét, chốt lại vấn đề:

Có nhiều loại cây trồng khác nhau.

Cây được trồng nhằm mục đích phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người.

1. Cây trồng bắt nguồn từ đâu?

- Có nhiều loại cây trồng, phục vụ lợi ích của con người.

- GV:thông báo đoạn thông tin trong bài và nêu cây trồng bắt nguồn từ đâu?

- HS : 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các em khác bổ sung.

- GV: nhận xét, chốt lại kiến thức.

- HS : rút ra kết luận.

- Cây trồng có nguồn gốc từ cây dại.

Một phần của tài liệu Sinh 6 phát triển năng lực phẩm chất soạn 5 hoạt động (Trang 273 - 280)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(363 trang)
w