Chương 4: KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
4.4. Lập dự toán chi phí sản xuất hay giá thành sản phẩm
4.4.1. Các khái niệm cơ bản
Để lập dự toán chi phí sản xuất đúng và đủ cần hiểu rõ các khái niệm chi phí.
Chi phí là sự đo lường bằng tiền các nguồn tài nguyên sử dụng hoặc các khoản chi tiêu nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.Việc phân loại chi phí đúng sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở tính toán đủ chi phí và có thể đưa ra các biện pháp quản lý và kiểm soát chi phí thích hợp. Trong doanh nghiệp sản xuất có thể phân loại các chi phí theo tiêu thức sau:
a. Chi phí sản xuất và chi phí phi sản xuất
Chi phí sản xuất bao gồm 3 khoản chi phí chính là chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Chi phí phi sản xuất không trực tiếp tham gia vào quá trính sản xuất sản phẩm nhưng cần thiết cho việc quản lý và tiêu thụ sản phẩm, bao gồm các chi phí về bán hàng và quản lý.
b. Chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ
Chi phí sản phẩm là các chi phí được tính vào giá trị sản phẩm và chỉ được đưa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi sản phẩm được bán ra, bao gồm các chi phí sau: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Chi phí thời kỳ là các chi phí phát sinh trong thời kỳ hoạt động đang xét và được tính trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bao gồm các chi phí về bán hàng và quản lý.
c. Chi phí cố định và chi phí biến đổi
Chi phí cố định hay còn gọi là định phí, chỉ các chi phí không đổi hay thay đổi rất ít khi có sự thay đổi về sản lượng. Lưu ý sự thay đổi của sản lượng ở đây mang ý nghĩa tương đối, tức là xét mức biến động trong một khoảng xác định chứ không phải vô hạn.
Chi phí biến đổi hay còn gọi là biến phí, chỉ các chi phí tăng, giảm theo sự tăng giảm của sản lượng.
d. Chi phí đinh mức và chi phí không định mức
Chi phí định mức là những chi phí xác định cho những công việc xảy ra lặp đi lặp lại và người thực hiện các công việc đó phải đạt yêu cầu về chi phí đặt ra. Chi phí
68
định mức giúp cho quá trình tính chi phí sản xuất được nhanh hơn, giúp cho việc quản lý thuạn lợi hơn vì doanh nghiệp chỉ cần kiểm soát kết quả cuối cùng. Còn các chi phí tuy cần thiết nhưng ít xảy ra hoặc không định mức được thì gọi là chi phí không định mức.
Để nhận dạng rõ hơn các phân loại chi phí, có thể tham khảo bảng phân loại chi phí theo hành vi trình bày trong bảng 4.2
Bảng 4.2: Phân loại chi phí theo hành vi
Ngoài ra để tính đúng chi phí cho sản phẩm, cần xác định đối tượng tính chi phí, cơ sở tính chi phí và cơ sở phân bổ chi phí. Việc tính chi phí căn cứ vào hoạt động (activity-based costing) đã được nhiều doanh nghiệp triển khai áp dụng. Tuy nhiên hiện nay một số doanh nghiệp cồn cân nhắc chưa áp dụng vì chi phí cho việc thiết lập hệ thống tính chi phí quá cao hoặc do các chi phí gián tiếp chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng giá thành sản phẩm nên các doanh nghiệp còn chưa quan tâm. Có thể tham khảo sơ đồ phân loại chi phí ở hình 4.3
Đồng
Biến phí
Sản lượng
Chi phí hỗn hợp
Định phí
Chi phí bậc thang Đồng
Đồng
Đồng
Sản lượng
Sản lượng Sản lượng
69
Chi phí sản phẩm (Product cost) Chi phí thời kỳ (Period cost)
Chi phí cơ sở (Prime cost)
Chi phí chuyển đổi (Conversion cost)
Chi phí trực tiếp (Direct cost) Chi phí gián tiếp (Indirect cost) Chi phí trực tiếp hay gián tiếp(Direct or Indirect cost)
Hình 4.3: Sơ đồ phân loại chi phí
4.4.2. Ví dụ minh họa quá trình lập dự toán chi phí sản xuất/tính giá thành sản phẩm
Để tính được chi phí sản xuất/giá thành sản phẩm, cần có các thông tin cơ bản về số loại và số lượng sản phẩm cần sản xuất, các chi phí về nguyên vật liệu, lao động sử dụng và phải xác định được toàn bộ các chi phí tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Các chính sách định mức tồn kho nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phần.
Ví dụ sau đây nhằm minh họa các bước tính chi phí sản xuất sản phẩm. Các thông tin có được từ công ty Fibeco được sử dụng lập kế hoạch sản xuất như sau:
- Sản phẩm của công ty: Nước giải khát với hai loại hương vị: chanh và cam.
Doanh số kế hoạch năm tới: nước cam 1080 lô, nước chanh 540 lô.
- Dây chuyền sản xuất: tự động hóa.
- Nguồn nguyên liệu sử dụng: hương liệu được nhập khẩu toàn bộ
- Sản phẩm được tính theo đơn vị: lô (1 lô có 1000 két, một két có 24 chai).
Công ty dự báo nguyên vật liệu mua năm tới như sau Bảng 4.2
Nguyên vật liệu Hương cam Hương chanh
Hương liệu Chai, nắp Két đựng
1.200.000 1.000.000 800.000
1.100.000 1.000.000 800.000
Ghi chú: theo đơn vị tính là đồng (đ)/lượng hương liệu chế tạo ra một lô sản phẩm)
Chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí khác Chi phí
nguyên vật liệu chính
Chi phí lao động trực
tiếp
Chi phí sản xuất chung
70
- Do yêu cầu vệ sinh thực phẩm, công ty chỉ có hai kho: nguyên vật liệu và kho thành phẩm. Giá trị tồn kho được tính theo phương pháp FIFO.
- Thiết bị sử dụng: một thiết bị đóng chai dùng chung cho cả hai loại nước giải khát. Thiết bị này được làm sạch hằng ngày.
- Doanh số dự kiến: Nước cam:1.080 lô với giá 9.000.000đ/lô Nước chanh: 540 lô với giá 8.500.000đ/lô - Mức tồn kho dự kiến cuối kỳ:
Bảng 5.3 Tồn kho nguyên vật liệu đầu kỳ
(đơn vị tính đ/lô sản phẩm) Tồn kho nguyên vật liệu cuối kỳ Hương liệu cam
Hương liệu chanh Chai, nắp
Két
80 lô x 1.100.000 70 lô x 1.000.000 200 lô x 950.000 400 lô x 900.000
Hương liệu cam Hương liệu chanh Chai, nắp
Két
30 lô sản phẩm 20 lô sản phẩm 100 lô sản phẩm 200 lô sản phẩm Tồn kho thành phẩm cuối kỳ Tồn kho sản phẩm cuối kỳ Nước cam
Nước chanh
100 lô x 5.300.000 50 lô x 5.200.000
Nước cam Nước chanh
20 lô 30 lô Ngoài ra còn có các thông tin bổ sung sau:
- Thời gian lao động/1 lô hàng: 20 giờ, chi phí lao động: 25.000/giờ.
- Biến phí sản xuất chung: 600.000đ/giờ máy.
- Thời gian sử dụng thiết bị đóng chai: 2 giờ máy/lô
- Định phí sản xuất chung là 1.200.000.000đ, phẩn bổ theo số giờ đóng chai.
4.4.3. Các bước lập dự toán chi phí sản xuất
Bước 1: Tính lượng sản phẩm sản xuất theo kế hoạch
Nếu doanh nghiệp duy trì mức sản xuất đều thì không cần phải tính phần này.
Tuy nhiên trong trường hợp công ty Fibeco thì phải tính vì kế hoạch sản xuất của công ty thay đổi theo doanh số bán dự kiến.
Bảng 4.4: Kế hoạch sản lượng
Chỉ tiêu Sản phẩm
Nước cam Nước chanh
Doanh số kế hoạch (1) 1080 540
Cộng: tồn kho thành phẩm cuối kỳ kế hoạch (2) 20 10 Tổng nhu cầu về sản phẩm theo kế hoạch: (1) +
(2) 1100 550
Trừ: Tồn kho thành phẩm đầu kỳ (3) 100 50
Sản lượng sản phẩm kế hoạch: (1) + (2) - (3) 1000 500 Lưu ý: (đơn vị tính: lô)
(1) Căn cứ vào mục tiêu doanh thu cần đạt của công ty (2) Mức tồn kho cuối kỳ theo kế hoạch
(3) Mức tồn kho năm trước chuyển sang
71
Bảng 4.5: Kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu chính
NỘI DUNG Hương
cam
Hương chanh
Chai, nắp Két Tổng Số lượng
Lượng nguyên vật liệu chính sử dụng để sản xuất nước cam 1000 lô x 1
1.000 1.000 1.000
Lượng nguyên vật liệu chính sử dụng để sản xuất nước chanh 500 lô x 1
500 500 500
Tổng lượng nguyên vật liệu chính cần sử dụng (tính theo số lô sản phẩm sản xuất)
1.000 500 1.500 1.500
Giá trị
Lượng nguyên vật liệu chính tồn kho đầu kỳ (FIFO) (1)
80 70 200 400
Đơn giá mua nguyên vật liệu chính tồn kho đầu kỳ
1.100 1.000 950 900
Trị giá nguyên vật chính tồn kho đầu kỳ 88.000 70.000 190.000 360.000 708.000 Lượng nguyên vật liệu chính mua trong kỳ
được sử dụng (2)
920 430 1.300 1.100
Đơn giá mua nguyên vật liệu chính trong kỳ 1.200 1.100 1.000 800 Trị giá nguyên vật liệu chính mua trong kỳ
được sử dụng
1.104.000 473.000 1.300.000 880.000 3.757.00 0 Tổng trị giá nguyên vật liệu chính dùng vào sản
xuất
1.192.000 543.000 1.490.000 1.240.000 4.465.000
Ghi chú:
1. Công ty sử dụng phương pháp tính giá trị tồn kho theo FIFO nên đơn giá mua vào trước sẽ được tính trước, sau đó mới tính đến đơn giá mua tiếp theo nếu như lượng sản xuất vượt quá lượng tồn theo đơn giá trước đó.
2. Ở đây không tính lượng nguyên vật liệu chính mau trong kỳ dự trữ cho năm sau (tồn kho cuối kỳ).
3. Chi phí nguyên vật liệu chính dùng cho 1 đơn vị sản phẩm: Cam:
1.192.000đ, Chanh: 1.086.000đ, Két: 994.000đ, Chai, nắp: 827.000đ Bước 2: Tính chi phí nguyên vật liệu
Để tính chi phí nguyên vật liệu cần xác định hai khoản: đơn giá mua nguyên vật liệu và lượng nguyên vật liệu sử dụng theo kế hoạch. Bảng 4.5 trình bày cách tính chi phí nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất của công ty Fibeco
Bước 3: Tính chi phí lao động trực tiếp để sản xuất số lượng sản phẩm theo kế hoạch Trong phần này chỉ tính chi phí tiền lương cho đội ngũ công nhân trực tiếp tham gia sản xuất
Bảng 4.6: Dự toán chi phí lao động trực tiếp
Chỉ tiêu Nước cam Nước chanh Tổng
Sản lượng kế hoạch 1.000.000 500.000
Số giờ lao động/lô (đ) 20.000 20.000
Tổng số giờ lao động 20.000.000 10.000.000 30.000.000
Mức lương/giờ (đ) 25.000 25.000
72
Tổng chi phí lương 500.000.000 250.000.000 750.000.000
Bước 4: Tính chi phí sản xuất chung kế hoạch
Sau khi tính xong chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí lao động trực tiếp, tất cả các chi phí còn lại phát sinh trong bộ phận sản xuất được tính chung vào một khoản gọi là chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung có hai phần: biến phí sản xuất chung (ví dụ: chi phí nguyên vật liệu phụ, tiền lương phụ trội) và định phí sản xuất chung (ví dụ: chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí lương cán bộ quản lý xưởng, nhân viên làm việc gián tiếp tại xưởng). Việc phân loại như thế sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng trong việc quản lý và kiểm soát chi phí
Bước 5: Tính chi phí sản xuất/giá thành đơn vị sản phẩm
Tổng hợp tất cả các chi phí được tính ở trên theo đơn vị như bảng 4.7 sẽ được tính chi phí sản xuất/giá thành đơn vị
Bảng 4.7: Ngân sách chi phí sản xuất chung
Biến phí sản xuất chung (đơn vị: đ) Nước cam: 600.000 x 2 giờ x 1000 lô (1) 1.200.000.000 Nước chanh: 600.000 x 2 giờ x 500 lô 600.000.000
Tổng biến phí sản xuất chung 1.800.000.000
Định phí sản xuất chung 1.200.000.000
Tổng chi phí sản xuất chung (2) 3.000.000.000
Ghi chú:
(1) Theo các số liệu có từ công ty, ta có:
- Biến phí sản xuất chung được tính 600.000/1 giờ máy.
- Số giờ máy đóng chai: 2 giờ/lô. Sản lượng kế hoạch: 1000 lô nước cam, 500 lô nước chanh.
- Tổng giờ máy cần thiết: (1000 x 2 giờ) + (500 x 2 giờ) = 3000 giờ (2) Định phí sản xuất chung phân bổ cho 1 giờ máy sẽ là
1.200.000/3.000 = 400.000đ
Bảng 4.8: Chi phí sản xuất của đơn vị sản phẩm
Chỉ tiêu Nước cam Nước chanh
Nguyên vật liệu (1)
Hương liệu 1.192.000 1.080.000
Chai, nắp 994.000 994.000
Két đựng 827.000 827.000
Chi phí lao động trực tiếp: 25.000 x 20 lô (2) 500.000 500.000 Biến phí sản xuất chung: 600.000 x 2 (3) 1.200.000 800.000 Định phí sản xuất chung: 400.000 x 2 (4) 800.000 800.000
CHI PHÍ ĐƠN VỊ SẢN PHẨM 5.513.000 5.401.000
Ghi chú:
(1) Theo số liệu ở bảng 4.5