Chương 7: PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
7.4. Các phương pháp quản lý và hạn chế rủi ro
Các phương pháp thường được sử dụng: kiểm soát tổn thất, tài trợ khi có rủi ro và giảm rủi ro nội tại. Kiểm soát tổn thất và giả rủi ro nội tại thường liên quan đến các quyết định đầu tư nguồn lực nhằm tăng giá trị của doanh nghiệp. Các hoạt động tài trợ tổn thất cũng giống như các quyết định tài trợ khác của công ty, ví dụ như quyết định vay nợ hoặc huy động vốn để đầu tư nhà máy mới.
- Kiểm soát tổn thất là các hoạt động giảm chi phí tổn thất bằng cách giảm tần suất tổn thất và giảm mức độ tổn thất. Đôi khi kiểm soát tổn thất còn được gọi là kiểm soát rủi ro, các hoạt động chủ yếu là giảm tần suất tổn thất được gọi là các phương pháp ngăn ngừa tổn thất, còn các hoạt động nhằm giảm mức độ tổn thất gọi là các phương pháp giảm tổn thất.
122
Kiểm soát tổn thất hiệu quả sẽ giúp hạn chế rủi ro của doanh nghiệp. Ví dụ thực hiện kiểm tra động cơ máy bay thường xuyên giúp giảm tần suất xảy ra tai nạn máy bay, như vậy có thể xem đây là phương pháp ngăn ngừa tổn thất của ngành hàng không. Tuy nhiên chính việc kiểm tra này cũng là giảm mức độ tổn thất do tần suát tai nạn máy bay giảm và cũng được xem là phương pháp giảm tổn thất.
Ngoài ra có thể phân các nhóm phương pháp kiểm soát tổn thất thành hai loại là nhóm phương pháp giảm bớt các hoạt động rủi ro (1) và nhóm phương pháp gia tăng phòng ngừa tổn thất (2) cho các hoạt động đang thực hiện. Theo nhóm phương pháp (1) doanh nghiệp sẽ giảm sản xuất các sản phẩm có nhiều rủi ro hoặc chuyển sang sản xuất những sản phẩm ít rủi ro hơn. Lưu ý có thể tránh tổn thất bằng cách không tham gia vào hoạt động nào cả, khi doanh nghiệp ra quyết định này tức là theo chiến lược tránh rủi ro.
Ví dụ: một công ty vận tải chuyên vận chuyển hóa chất, các hóa chất này có thể gây thiệt hại cho người và môi trường khi xảy ra tai nạn. Do vậy trong thời gian qua công ty thường bị kiện tụng đòi bồi thường thiệt hại. Để giảm tần suất các vụ kiện tụng công ty có thể giảm thiểu số lần vận chuyển hóa chất hoặc có thể tránh được rủi ro này bằng cách không vận chuyển các hóa chất độc hại mà chỉ vận chuyển những sản phẩm không độc hại khác như quần áo, lương thực, thực phẩm… thực tế để ra quyết định chọn phương án nào còn tùy thuộc vào khả năng thu lợi nhuận của công ty ở mỗi ngành.
Nhóm phương pháp (2) thiên về việc thực hiện các hoạt động an toàn hơn để giảm tần suất tổn thất, giảm giá trị tổn thất hoặc cho cả hai loại. Khi doanh nghiệp thực hiện kiểm tra an toàn và lắp đặt các thiết bị an toàn tức là tăng cường phòng ngừa.
Trong ví dụ trên, có thể gửi các lái xe tham dự các khóa huấn luyện về an toàn khi lái xe, quy định số giờ tối đa trong một ngày, thường xuyên kiểm tra và sửa chữa các công-ten-nơ để giảm bớt các rò rỉ của hóa chất khi vận chuyển.
Trong hai nhóm phương pháp trên, nhóm (1) sẽ làm giảm thu nhập của doanh nghiệp, còn nhóm (2) sẽ gia tăng chi phí hoạt động.
- Tài trợ khi có rủi ro hay tổn thất là phương pháp tạo nguồn quỹ để chi trả hoặc bồi thường cho các tổn thất xảy ra. Có 4 phương pháp tài trợ tổn thất: tự bảo hiểm (retention, self-insurance), mua hợp đồng bảo hiểm, sử dụng các nguồn dẫn suất tài chính (hedging) và chuyển giao rủi ro thông qua hợp đồng. Các phương pháp này không loại trừ nhau mà thường được sử dụng kết hợp với nhau.
Nếu sử dụng phương pháp tự bảo hiểm, doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả một phần hoặc toàn bộ các tổn thất. Do vậy việc giữ lại (retention) một phần quỹ để chi trả khi có tổn thất xảy ra rất cần thiết. Nhiều doanh nghiệp lớn cũng thiết lập các công ty bảo hiểm riêng và trong một số trường hợp, có thể xem là hình thức tự bảo hiểm.
123
Các nguồn quỹ nội tại dùng chi trả cho các tổn thất bao gồm các dòng tiền có được từ các hoạt động hiện tại, vốn lưu động ròng (phần hiện của tài sản lưu động và nợ ngắn hạn) và giá trị các chứng khoán dễ bán chỉ dành riêng cho các tài trợ tổn thất.
Doanh nghiệp cũng có thể tạo nguồn quỹ chi trả bằng cách bán những tài sản khác hoặc sử dụng nguồn quỹ bên ngoài (vay nợ, phát hành cổ phiếu mới). Tuy nhiên sẽ rất tốn kém khi gặp những tổn thất lớn và cần lưu ý là các phương pháp này vẫn liên quan đến phương pháp giữ lại mặc dù doanh nghiệp sử dụng nguồn quỹ bên ngoài (do doanh nghiệp phải trả nợ vay hoặc phải chia bớt lợi nhuận trong tương lai cho các cổ đông mới).
Phương pháp mua hợp đồng bảo hiểm yêu cầu công ty bảo hiểm (người bán) phải chi trả thay cho doanh nghiệp (người mua) khi có tổn thất xảy ra. Đỏi lại người mua phải trả phí bảo hiểm theo tính chất của hợp đồng khi mua và phải được người bán chấp nhận chi trả cho các tổn thất đã ghi rong hợp đồng. Hợp đồng bảo hiểm giúp người mua giảm rủi ro bằng cách chuyển rủi ro sang người bán (công ty bảo hiểm). Các công ty bảo hiểm cũng tìm cách giảm rủi ro bằng cách đa dạng hóa các loại hình đầu tư, tổ chức thực hiện nhiều loại hợp đồng với những loại tổn thất khác nhau.
Đối với phương pháp sử dụng nguồn dẫn xuất tài chính, doanh nghiệp có thể dùng các hợp đồng tài chính để kiểm soát các loại rủi ro khác nhau, đặc biệt là rủi ro về giá. Các loại hợp đồng này bảo vệ doanh nghiệp tránh khỏi các rủi ro khi có các thay đổi về lãi suất, về giá cả hàng hóa hay tỷ giá đối hoái. Hiện nay có thể dùng chứng khoán dẫn xuất để quản lý các rủi ro thuần túy và xu hướng này ngày càng phát triển.
Phương pháp chuyển giai rủi ro bằng hợp đồng, tức là sử dụng các điều khoản khi ký hợp đồng để chuyển giao rủi ro của doanh nghiệp sang đối tác. Giống như các hợp đồng bảo hiểm và dẫn xuất tài chính các hợp đồng chuyển giao rủi ro này cũng được sử dụng rộng rãi trong quản lý rủi ro. Ví dụ để giảm rủi ro do biến động giá nguyên vật liệu, doanh nghiệp có thể ký hợp đồng với nhà cung cấp theo mức giá thỏa thuận. Giả sử theo kinh nghiệm giá nguyên vật liệu thường dao động trong khoảng 10$
- 20$, hai bên ký hợp đồng thỏa thuận mua với giá bán 15$. Nếu thực tế giá tăng cao hơn 15$, bên bán phải chịu, nếu giá thấp hơn 15$ thì bên bán lại được hưởng lợi. Như vậy doanh nghiệp đã chuyển rủi ro giá cho nhà cung cấp chịu.
- Giảm rủi ro nội tại, có thể sử dụng hai cách giảm rủi ro bên trong doanh nghiệp là đa dạng hóa các hình thức đầu tư và đầu tư vào thông tin. Theo cách một doanh nghiệp nên đa dạng hóa hoạt động, tiến hành sản xuất kinh doanh nhiều sản phẩm khác nhau để giảm các rủi ro, về giảm doanh thu, ngưng sản xuất do không bán được sản phẩm…
Theo cách hai doanh nghiệp sẵn sàng chịu chi phí để có được thông tin đáng tin cậy, qua đó có thể đưa ra các dự đoán đúng cho các tổn thất dự kiến. Việc đầu tư vào
124
thông tin có thể giúp doanh nghiệp dự đoán chính xác hơn các dòng tiền trong tương lai, có thể giảm độ giao động giữa các dòng tiền thực tế so với giá trị kỳ vọng. Ví dụ để giảm rủi ro nội tại, dự đoán được tần suất và giá trị tổn thất rủi ro thuần túy, doanh nghiệp có thể thực hiện một nghiên cứu tiếp thị về nhu cầu tiềm năng của sản phẩm, có biện pháp giảm rủi ro các yếu tố đầu vào và dự đoán được giá cả hàng hóa hoặc lãi suất trong tương lai. Các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn thường sử dụng phương pháp này để giảm rủi ro thuần túy.
Để đáp ứng thông tin ngày càng gia tăng của các doanh nghiệp, nhiều công ty tư vấn được thành lập. Ngoài ra việc tính toán và định giá các hợp đồng bảo hiểm nhằm giảm rủi ro cũng là một nhu cầu của doanh nghiệp đối với các nhà tư vấn.
Tuy nhiên do khối lượng thông tin có liên quan đến doanh nghiệp/kế hoạch kinh doanh khá lớn nên không thể đầu tư để thu thập tất cả các thông tin vì chi phí rất cao, xét về mặt lợi ích đôi khi không đáng giá. Doanh nghiệp chỉ nên đầu tư vào những thông tin quan trọng và cần thiết. Có thể sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy để xác định những thông tin quan trọng nhưng cần lưu ý bản thân phương pháp này không phải là phương pháp làm giảm rủi ro nội tại.
Một vấn đề khác có liên quan đến rủi ro nội tại là rủi ro từ nhận thức, có nhiều mô hình toán học ứng dụng trong kinh doanh dựa trên các giả thuyết đơn giản hóa, do vậy so với thực tế, các giả thuyết này có sai lệch một phần. Chính sự sai lệch này sẽ ảnh hưởng đến các kết quả dự báo và rủi ro suy đoán. Do vậy cần phân tích thật kỹ các giả thuyết của các công thức/mô hình toán học được sử dụng trong bản kế hoạch kinh doanh. Tùy theo mức sai lệch giữa thực tế và lý thuyết để đưa ra các công thức tính dự báo phù hợp.
Có thể kết luận phân tích rủi ro là một vấn đề không thể thiếu khi đánh giá các dự án, kế hoạch kinh doanh trong môi trường hoạt động ngày càng cạnh tranh và thay đổi nhanh như hiện nay. Tuy nhiên đây là một vấn đề khó vì không chỉ đơn thuần là biết cách sử dụng các công cụ phân tích rủi ro mà công tác này đòi hỏi khả năng phân tích và các dữ liệu đầu vào khi sử dụng công cụ. Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia hoặc các nhà tư vấn.
CÂU HỎI THẢO LUẬN 7.1 Nêu ví dụ về khái niệm rủi ro và bất định
7.2 Trong sơ đồ phân loại rủi ro trong kinh doanh, những loại rủi ro nào chỉ gây thiệt hại cho DN? Sử dụng biện pháp nào để khắc phục?
7.3 Nêu ưu, nhược điểm của các công cụ phân tích rủi ro được nêu trong chương 7.
7.4 Các phương pháp quản lý và hạn chế rủi ro thường được sử dụng? Trong trường hợp nào DN có thể chủ động giảm thiểu rủi ro?
125
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Ngọc Thúy. 2011. Kế Hoạch Kinh Doanh. NXB ĐH Quốc Gia TPHCM.
2. Võ Thị Quý. 2011. Lập Kế Hoạch Kinh Doanh. NXB Thống kê.
3. Trần Đoàn Lâm, Phạm Thị Trâm Anh. 2010. Lập Kế Hoạch Kinh Doanh. NXB Lao Động.
4. Bùi Đức Tuấn. 2005. Giáo trình Kế hoạch kinh doanh. NXB Lao động - Xã hội.
5. Ts. Phạm Thăng. 2007. Hướng dẫn Lập dự án và Kế hoạch kinh doanh. NXB Lao động – Xã hội.
6. Nguyễn Hải Yến. 2013. Bài giảng Kế hoạch kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
126
KẾ HOẠCH KINH DOANH CÔNG TY TNHH AAC (2000-2002)
NGƯỜI LẬP: PHAN THỊ MAI HÀ
KHKD ĐƯỢC TRÌNH CHO BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY AAC
NĂM 2000
127
TÓM TẮT TỔNG QUÁT
Kế hoạch kinh doanh này nhằm định hướng hoạt động 3 năm tới của Công ty AAC, dự kiến thành lập ở TP. HCM vào tháng 1/2000 bởi 5 sáng lập viên là nhân viên của Công ty Alpha.
- AAC dự kiến cung cấp sản phẩm khuôn mẫu phục vụ việc sản xuất bao bì nhựa ngành mỹ phẩm, thực phẩm,… là những ngành đang tăng trưởng mạnh. Sản phẩm của Công ty được thiết kế và sản xuất theo công nghệ hiện đại của Nhật Bản, đáp ứng yêu cầu chất lượng cần có của sản phẩm là: bền, chính xác, dễ đóng mở, tiết kiệm được hạt nhựa khi sử dụng sản phẩm.
- Việc định giá sản phẩm rẻ hơn từ 10-30% so với sản phẩm cùng loại trên thị trường trong nước sẽ giúp Công ty xâm nhập thị trường. Công ty dự tính thu hút khách hàng với chính sách maketing và bán hàng trực tiếp.
- Doanh thu toàn ngành khuôn mẫu cao cấp trong nước là khoảng 8 tỷ đồng VN trong năm 1998 và đang tăng trưởng ở mức 15-20%. Công ty AAC dự tính đạt được 40% doanh thu toàn ngành vào cuối năm 2002, tức khoảng 6 tỷ đồng VN.
- Các sáng lập viên AAC là những người có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế và chế tạo sản phẩm nhờ có quá trình làm việc tại Alpha, có thể tiếp cận khách hàng và tìm đầu ra cho AAC. Trong 3 năm đầu, sẽ giữ lại toàn bộ lợi nhuận để đầu tư máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.
- Dự kiến doanh thu năm đầu đạt 1.8 tỷ đồng. Năm 2 và 3 lần lượt là 3.36 tỷ và 5.95 tỷ đồng. Mức lợi nhuận sẽ tăng dần, lần lượt là 20%, 31% và 35% vào các năm 2000.
2001 và 2002.
I GIỚI THIỆU CÔNG TY
- Công ty TNHH AAC chính thức hoạt động vào đầu năm 2000. Địa bàn hoạt động là TP Hồ Chí Minh. Về mặt pháp lý đây là công ty TNHH thuộc quyền sở hữu của 5 sáng lập viên.
- Các sáng lập viên của công ty hiện nay đang làm việc tại Công ty Alpha, một Công ty nổi tiếng trong ngành chế tạo khuôn mẫu cho sản phẩm bao bì nhựa của ngành mỹ phẩm, thực phẩm. Khi Công ty AAC chính thức hoạt động các thành viên của công ty sẽ nghỉ việc tại Alpha. Họ muốn thực hiện công việc kinh doanh riêng nên lập kế hoạch kinh doanh này nhằm định hướng hoạt động.
Năm sáng lập viên của Công ty AAC là:
o Nguyễn Văn Khuyến: Cử nhân kế toán, là kế toán trưởng kiêm giao dịch và ký hợp đồng của Công ty Alpha, là người có kinh nghiệm và có quan hệ với khách hàng và các nhà cung cấp tốt nhất cũng như những khách hàng cần thiết cho sản phẩm của Công ty.
o Hoàng Thế Hào: kỹ sư cơ khí, là nhân viên thiết kế của Công ty Alpha
128
o Nguyễn Văn Phúc: kỹ sư cơ khí, hiện là nhân viên thiết kế của Công ty Alpha, đã có hai năm kinh nghiệm trong ngành thiết kế khuôn mẫu.
o Nguyễn Ngọc Điển: kỹ sư cơ khí, với hai năm kinh nghiệm trong ngành, hiểu rõ công nghệ chế tạo khuôn mẫu hiện đại của Nhật Bản.
Nhữ Đình Nhân: kỹ sư cơ khí, là chuyên viên lập trình và điều khiển máy CNC. Sắp hoàn tất bằng cử nhân thứ hai về Quản lý công nghiệp, dự kiến là người lập trình máy CNC, đồng thời đảm nhiệm vai trò giám đốc Công ty.
II GIỚI THIỆU SẢN PHẨM Mô tả sản phẩm
- Sản phẩm của Công ty là khuôn mẫu sản xuất bao bì nhựa (chai, lọ, ống…) cho các ngành mỹ phẩm, dầu ăn, nước uống tinh khiết, dầu nhớt và tiến tới là sản phẩm khuôn mẫu cho đồ phụ tùng bằng nhựa của xe gắn máy.
- Sản phẩm đạt độ chính xác cao, độ bền và khả năng chịu lực tương đương hay trội hơn những sản phẩm tốt nhất đang có mặt tại thị trường.
Kế hoạch phát triển sản phẩm
- Trong thời gian đầu Công ty chỉ nhận những đơn hàng trong khả năng thực hiện, sau đó sẽ sản xuất những loại khuôn phức tạp hơn.
- Dự kiến năm 2002 công ty hướng đến việc sản xuất khuôn mẫu cho phụ tùng nhựa của xe máy.
III. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 1. Thị trường tổng thể
Ngành khuôn mẫu đang phát triển mạnh, tăng trưởng ở mức 15-20% nhờ xu hướng sử dụng bao bì nhựa ngày càng tăng.
Bảng 1. Quy mô thị trường khuôn cao cấp tính theo giá trị
Đơn vị tính: triệu đồng VN
1998 1999 2000 2001 2002
Quy mô thị trường tính theo giá trị 8000 9360 10950 12800 15000 Ghi chú: Ước tính quy mô với tỉ lệ tăng trưởng 17
129
Hình 1: Doanh thu của AAC so với thị trường tổng thể
- Các công ty nước ngoài, đa quốc gia gia nhập vào thị trường trong nước không chỉ cạnh tranh về sản phẩm, maketing mà còn về mẫu mã bao bì. Đây là yếu tố thúc đẩy ngành khuôn mẫu cao cấp phát triển. Các công ty đa quốc gia, tập đoàn đều có zu hướng đặt mua hàng trong nước. Ví dụ Unilever, P&G. Ngoài ra khách hàng mục tiêu như Mỹ phẩm Sài Gòn, Tường An, Lavie…
- Năm đầu hoạt động AAC dự kiến nhận được hơn 10% đơn đặt hàng của Unilever, tương đương khoảng 900 triệu.
Bảng 2: Doanh thu ước tính của những khách hàng tiềm năng
Đơn vị tính: triệu đồng VN
Công ty Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Unilever 900 1344 2380
Mỹ phẩm Sài Gòn 180 235 357
Colgate 180 840 1545
Khác 540 741 1666
Tổng cộng 1800 3360 5950
Phân tích cạnh tranh
Hiện nay, cạnh tranh trên thị trường khuôn chủ yếu dựa vào chất lượng sản phẩm, cụ thể là độ chính xác, độ bền của khuôn.
Đối thủ cạnh tranh của AAC là các công ty hiện đang có mặt trên thị trường như:
Alpha, Mô Tiến, Smith, IMI- Hà Nội. VinaShikori.
VinaShikori: là một công ty liên doanh giữa Nhật và Việt Nam. Công ty có thế mạnh về vốn, kỹ thuật nhưng lại không chuyên trong sản xuất khuôn mẫu cho
DỰ KIẾN DOANH THU CỦA AAC/THỊ TRƯỜNG TỔNG THỂ
8000 9360
10950
12800
15000
1800
3360
5950
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000
1998 1999 2000 2001 2002
Năm
Triệu đồng VN
Thị trường tổng thể Doanh thu đạt được