Chương 6: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
6.4. Một số công cụ sử dụng trong phân tích tài chính
Khi xem xét các tỷ số tài chính, người lập kế hoạch cũng cần "cảnh giác" khi tỷ số sinh lợi quá cao. Nếu như không có sai sót trong tính toán thì cần kiểm tra lại xem đã có quá lạc quan khi lập kế hoạch khác không. Còn nếu khả năng lỗ xảy ra, người lập kế hoạch cũng không nên vì thế mà cố gắng điều chỉnh thành lãi. Lúc này cần nhìn nhận một cách khách quan để tìm cách tối ưu. Đôi khi quyết định không thực hiện kế hoạch cũng là một phương án tốt. Cũng không nên quá bi quan với kế hoạch khởi sự kinh doanh nhưng bị lỗ, vì kết quả hoạt động trong 3-5 năm đầu chơa phải đến giai đoạn đạt được mức doanh thu 100%, có thể theo kế hoạch những năm đầu bị lỗ những sẽ sinh lãi cao trong những năm tiếp theo sau. Điều quan trọng là các chỉ số tài chính có hợp lý không? Có quá chênh lệch so với dự kiến của người lập hoặc so với các kế hoạch tương đương không?
Các chỉ số tài chính không chỉ giúp đánh giá về khả năng sinh lợi mà còn phần nào đnahs giá về mức rủi ro của doanh nghiệp khi thực hiện kế hoạch. Ví dụ như rủi ro mất khả năng thanh toán ngắn hạn có thể được đánh giá qua hai tỷ số đánh giá khả năng thanh khoản: tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán hiện thời. Khi các tỷ số này giảm gần tới 1 thì rủi ro thanh toán nợ được tăng lên. Mức rủi ro của doanh nghiệp còn có thể được đánh giá qua:
- Đòn bẩy hoạt động: Tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước trả lãi và thuế ứng với tỷ lệ thay dổi cho trước về doanh thu. Công thức:
Doanh thu − Tổng biến phí
Doanh thu − Tổng biến phí − Tổng định phí
- Đòn bẩy tài chính: tỷ lệ thay đổi lợi nhuận sau thuế ứng với tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước trả lãi và thuế. Công thức:
Lợi nhuận trước trả lãi và thuế
Lợi nhuận trước trả lãi và thuế − Chi phí trả lãi vay
Hai đòn bẩy này càng lớn sẽ làm mức rủi ro của doanh nghiệp càng tăng cao.
Khi nhận thấy doanh nghiệp đang ở mức rủi ro quá cao, không nên khắc phục bằng cách túy ý tăng/giảm các thành phần của cơ cấu chi phí, cơ cấu vốn mà phải xem xét việc thay đổi mức độ hoạt động hoặc các chính sách kinh doanh để giảm rủi ro.
6.4.2. Phân tích độ nhạy
Khi tổng hợp các dữ liệu đầu vào để xây dựng kế hoạch tài chín, cần chú ý các dữ liệu mang đặc điểm sau:
109
- Dữ liệu là giả định của người lập kế hoạch. Tuy các giả định đã chọn là hợp lý, nhưng các yếu tố môi trường cũng rất có thể sẽ thay đổi ngoài khả năng dự đoán của người lập. Ví dụ: lãi suất vay ngắn hạn, trung hạn, mức thuế giá trị gia tăng…
- Dữ liệu mà kết quả thống kê cho thấy hay biến động. Bản chất của các dữ liệu này có tính chất rủi ro nên cũng sẽ làm cho kế hoạch bị thay đổi. Ví dụ: đơn giá nguyên vật liệu, dịch vụ…
- Dữ liệu sử dụng làm cơ sở ban đầu cho các kế hoạch như doanh thu, vốn vay… nếu các dữ liệu này thay đổi sẽ làm thay đổi kết quả cuối cùng của kế hoạch kinh doanh.
Để lường trước các rủi ro và dự kiến kịp thời các biện pháp hạn chế rủi ro, các dữ liệu trên cần được đưa vào để phân tích độ nhạy. Khi phân tích giữ các thông số khác không đổi và thử thay đổi các giá trị của các dữ liệu này. Nếu dữ liệu có thay đổi nhỏ về giá trị đã làm cho kết quả của kế hoạch thay đổi lớn thì cần đầu tư phân tích thêm để có thông tin tốt hơn, hoặc trong quá trình thực hiện cần kiểm soát các yếu tố này chặt chẽ hơn, hoặc phải dùng các công cụ quản lý rủi ro như ký hợp đồng mua nguyên vật liệu dài hạn, hợp đồng vay tương lai…
Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất và bán mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, doanh số bán dự kiến 1.000 mũ/tháng. Giá bán một cái mũ là 200.000 đồng, chi phí biến đổi đơn vị là 160.000 đồng. Chi phí cố định là 20 triệu đồng/tháng. Kết quả kinh doanh sẽ thay đổi như thế nào nếu:
Giá bán đơn vị giảm 10%
Chi phí biến đổi tăng 10%
Để trả lời câu hỏi trên, có thể sử dung kết quả trong bảng tính sau:
Bảng 6.10: Bảng tính lợi nhuận tháng khi có thay đổi so với lợi nhuận kế hoạch Kế hoạch Giảm giá 10% Biến phí tăng 10%
Doanh thu (đồng) 200.000.000 180.000.000 200.000.000
Số lượng bán (cái) 1.000 1.000 1.000
Đơn giá bán
(đồng) 200.000 180.000 200.000
Chi phí (đồng) 180.000.000 180.000.000 196.000.000
Định phí 20.000.000 20.000.000 20.000.000
Biến phí đơn vị 160.000 160.000 176.000
Lợi nhuận (đồng) 20.000.000 0 4.000.000
Kết quả tính toán cho thấy nếu thực tế xảy ra đúng như kế hoạch thì doanh nghiệp sẽ có mức lợi nhuận 20 triệu đồng/tháng (cột 1)
110
Nếu như do áp lực cạnh tranh gay gắt, một vài đối thủ cạnh tranh giảm giá khiến doanh nghiệp phải giảm giá theo để giữ khách hàng. Khi đó mức giá tối thiểu có theergiarm mà không làm doanh nghiệp bị lỗ là 10% (cột 2). Nói cách khác giá bán có thể giảm còn 180.000đ (giả định là lượng bán không đổi).
Nếu như giá mua nguyên vạt liệu tăng làm biến phí đơn vị tăng 10%, giả sử giá bán và lượng bán không đổi thì lợi nhuận sẽ giảm còn 4 triệu đồng/tháng (cột 3).
Cách tính đơn giản trên còn cho thấy nếu tính theo % thay đổi thì giá bán sẽ nhạy hơn (ảnh hưởng nhiều hơn) đối với lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong thực tế nhiều trường hợp các thay đổi xảy ra cùng lúc đối với nhiều biến đàu vào, khi đó vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn và được giải quyết với bài toán phân tích tình huống (Scenario Analysis).
6.4.3. Sự trợ giúp của phần mềm dự báo tài chính
Do các tính toán trong kế hoạch kinh doanh thường nhiều và phức tạp, kết quả tính thường dẫn đến việc hiệu chỉnh các chỉ tiêu đề ra ở các phần trước và thường xuyên lập lại nên thực tế cần sự trợ giúp của các phần mềm dự báo tài chính. Các phần mềm dự báo tài chính được thiết lập nhằm mục tiêu trợ giúp người lập kế hoạch trong khâu tính toán và trình bày các báo cáo dự báo tài chính. Việc thực hiện khá đơn giản, các giả định tài chính sau khi được suy xét, tập hợp sẽ trở thành dữ liệu nhập vào phần mềm và công viêc thuần túy tính toán tiếp theo sẽ được thực hiện bởi phần mềm. Kết quả cuối cùng của các phần mềm bao gồm: các báo cáo dự báo tài chính, các đồ thị tăng trưởng lợi nhuận, biểu đồ dòng tiền, phần phân tích tình huống, phân tích độ nhạy. Việc sử dụng phần mềm sẽ đem lại các thuận lợi sau đây:
- Tính toán chính xác: tuy bản thân người viết kế hoạch có thể tự lập ra bảng tính tự động, nhưng các phần mềm đã được thử qua nhiều lần, đảm bảo trong các trường hợp thay đổi tình huống giả định đặc biệt, kết quả tính toán vẫn được chính xác.
- Giúp người lập kế hoạch thoát khỏi tính toán: thông thường người lập kế hoạch không hẳn là nhà kế toán, càng khó yêu cầu họ là nhà lập trình. Và nếu có người giỏi cả 3 việc nàu thì cũng nên để anh ta tập trung hoàn toàn vào việc lập kế hoạch, vì đến lúc này người lập kế hoạch có thể phải liên tục "đánh giá kết quả - điều chỉnh, giả định/kế hoạch - đánh giá kết quả" trong các tình huống kinh doanh khác nhau.
Hiện nay trên thị trường nước ngoài có khá nhiều phần mềm dự báo tài chính dùng lập kế hoạch kinh doanh. Hầu hết đều viết dựa trên nên tảng của Microsoft Excel nhưng khả năng ứng dụng rất khác nhau. Có các phần mềm chỉ xử lý được các giả đinh đơn giản, đến các phần mềm xử lý các giả định tài chính phức tạp, doanh nghiệp có nhiều sản phẩm, đa ngành… Tất nhiên giá bán cũng tăng theo khả năng xử lý của phần mềm. Lựa chọn nào còn tùy thuộc vào đặc trưng, độ phức tạp của giả định trong kế hoạch kinh doanh của từng doanh nghiệp.
111
CÂU HỎI THẢO LUẬN
6.1 Tại sao phải đưa ra giả định tài chính? Các giả định này được thu thập từ nguồn nào?
6.2 Đối với các DN chuẩn bị thành lập, tại sao cần phải có Bảng Cân đối kế toán khởi đầu? Làm thế nào để lập báo cáo này?
6.3 Các dự báo tài chính cần thiết trong KHKD? Các yếu tố nào quyết định nội dung của các phân tích tài chính.
6.4 Khi nào cần phân tích rủi ro trong kế hoạch tài chính? Việc phân tích rủi ro có làm ảnh hưởng xấu đến KHKD dùng để đi vay vốn không?