Chương 7: PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
7.1. Tổng quan về rủi ro
7.1.1. Khái niệm về rủi ro và bất định
Rủi ro là khả năng xảy ra sự khác biệt giữa kết quả thực tế và kết quả dự kiến khi lập kế hoạch. Về lý thuyết, rủi rốc thể mang tính tích cực (khi kết quả thực tế tốt hơn dự kiến) hay tiêu cực (khi kết quả thực tế không tốt như dự kiến). Thông thường mặt tiêu cực của rủi ro được doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn và muốn đo lường các rủi ro này. Tuy nhiên rủi ro là một khái niệm khách quan chỉ có thể đo lường được một cách tương đối, có thể đo thông qua mức độ tổn thất bằng tiền.
Bất định là sự không chắc chắn về khả năng xảy ra kết quả nào đó trong tương lai khi người lập kế hoạch nhận thức có rủi ro. Bất định thể hiện một trạng thái tư tưởng (sự không chắc) do vậy nó phụ thuộc phần lớn vào thông tin được sử dụng để đánh giá kết quả và khả năng đánh giá của mỗi cá nhân đối với thông tin đó. Khái niệm này mang tính chủ quan, có khác biệt cho từng cá nhân và không thể đo lường trực tiếp.
Khi lập kế hoạch kinh doanh ngoài việc đề ra các hoạt động cần thiết, kế hoạch còn đưa ra các kết quả dự đoán trong tương lai, do vậy kế hoạch sẽ mang tính thuyết phục hơn khi có xem xét các yếu tố bất định. Để tính toán tác động của bất định có thể gắn một vài thông số khách quan, ví dụ như gán xác suất xảy ra một sự kiện nào đó vào các yếu tố bất định của kế hoạch. Lúc này bài toán bất định trở thành bài toán rủi ro và có thể dùng các phương pháp toán học để giải
7.1.2. Phân loại rủi ro
Có thể phân loại rủi ro kinh doanh theo sơ đồ trình bày trong hình 7.1. Theo cách phân loại này có 3 loại rủi ro chính trong kinh doanh là rủi ro giá, rủi ro tín dụng và rủi ro thuần túy.
a. Rủi ro giá
Xảy ra khi có thay đổi về giá của sản phẩm/dịch vụ của công ty (rủi ro giá đầu ra) hoặc có sự thay đổi về giá của lao động, nguyên vật liệu và các yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động mà công ty phải gánh chịu (rủi ro giá đầu vào). Rủi ro giá thường bao gồm 3 loại rủi ro là:
- Rủi ro tỷ suất đối hoái: liên quan đến các khoản tiền thu và chi bằng ngoại tệ khi tỷ giá thay đổi theo chiều hướng bất lợi.
Ví dụ: Một công ty nước ngoài đầu tư sản xuất nước giải khát tại Việt Nam có vốn bỏ ra bằng ngoại tệ để thiết lập nhà máy và nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất, như vậy phần lớn các chi phí của công ty này đều phát sinh từ ngoại tệ. Hàng hóa sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong nước, do đó doanh thu lại chủ yếu bằng
113
VND. Nếu tỷ giá tăng thì chi phí sản xuất gia tăng tương đối so với doanh thu làm cho lợi nhuận giảm đi thậm chí còn có thể làm đảo lộn kết quả kinh doanh.
- Rủi ro lãi suất: là khả năng thu nhập giảm do chênh lệch lãi suất giảm khi lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến.
Ví dụ: khi lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tín dụng, khả năng thu hồi nợ khách hàng và từ đó làm thay đổi mức doanh thu dự kiến.
- Rủi ro giá hàng: xảy ra do sự bất ổn về giá của năng lượng như than, dầu, khí đốt, điện… những hàng hóa này vừa là nguyên liệu đầu vào của một số công ty vừa là sản phẩm đầu ra của một số công ty khác.
b. Rủi ro tín dụng
Là thiệt hại khi khách hàng nợ doanh nghiệp nhưng không trả đúng nợ như cam kết. Kết quả là người cho vay phải chịu rủi ro mất tài sản nếu như không thu hồi được nợ, phải đi vay nơi khác với lãi suất cao hơn để bù đắp cho phần chưa được chi trả.
Doanh nghiệp cũng có thể bị phá sản nếu như doanh nghiệp là người cho vay đồng thời cũng là người đi vay do không thu được nợ nên bị mất khả năng chi trả.
c. Rủi ro thuần túy
Là rủi ro chỉ có nguy cơ gây tổn thất nhưng không có cơ hội kiếm lời hay nói cách khác rủi ro này phát sinh từ tình huống khi có mất mát xảy ra, bao gồm: sự thiệt hại về tài sản (do hư hỏng, mất cắp và thiên tai), các trách nhiệm pháp lý (những thiệt hại đối với khách hàng, nhà cung cấp, cổ đông và các đối tác khác), các khoản trợ cấp về tai nạn lao động, đau ốm, tử vong của nhân viên.
Bên cạnh đó cũng có thể phân rủi ro thành 2 loại: rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán
- Rủi ro suy đoán: là loại rủi ro do ảnh hưởng của những nguyên nhân khó dự đoán, phạm vi ảnh hưởng rất rộng lớn. Rủi ro suy đoán là loại rủi ro thường xảy ra trong thực tế.
Ví dụ: rủi ro thay đổi giá cả, mức thuế không ổn định, tình hình chính trị không ổn định. Tăng giá có thể mang lại nhiều lời cho người có tồn kho nhiều và giảm giá làm họ bị thua thiệt lớn.
- Rủi ro thuần túy như đã được trình bày ở phần trên là loại rủi ro mà nếu có xảy ra sẽ dẫn đến kết quả tổn thất về kinh tế ( động đất, lụt lội, hỏa hoạn...). Loại rủi ro này có đặc điểm sau:
+ Thứ nhất, rủi ro thuần túy nếu xảy ra thường đưa đến kết quả mất mát hoặc tổn thất.
+ Thứ hai, rủi ro thuần túy là loại rủi ro liên quan đến việc phá hủy tài sản (nếu hỏa hoạn thì tòa nhà bị phá hủy).
+ Thứ ba, biện pháp đối phó với rủi ro này là bảo hiểm.
114
Hình 7.1: Các loại rủi ro trong kinh doanh 7.1.3. Nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định các nguồn rủi ro/bất định của một doanh nghiệp. Có rất nhiều nguồn khác nhau, tùy thuộc doanh nghiệp đang quan tâm đến loại rủi ro nào. Tổng quát có thể xem xét các nguồn sau:
Môi trường tự nhiên bao gồm động đất, hạn hán, mưa dầm… dẫn đến tổn thất.
Có thể xem đây là nguồn tạo ra các rủi ro thuần túy cho các ngành như nông nghiệp, du lịch, bất động sản…
Môi trường xã hội bao gồm các thay đổi về các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấu trúc xã hội, các định chế… Trong một số trường hợp sự thay đổi này cũng mang tính tích cực, chẳng hạn như sự thay đổi quan điểm về vai trò của phụ nữ trong lực lượng lao động tạo ra một nguồn lực mới đóng góp cho các hoạt động của xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
Môi trường chính trị/luật pháp có thể xem đây là một nguồn rủi ro rất quan trọng vì việc ban hành các chính sách/luật lệ mới có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp, như chính sách cắt giảm ngân sách của các địa phương,
Rủi ro giá Rủi ro tín
dụng
Rủi ro thuần túy
Rủi ro giá các yếu tố đầu
vào
Rủi ro giá các yếu tố đầu ra
Thiệt hại tài sản Trách nhiệm
pháp lý
Bảo hiểm lao động
Các khoản trợ cấp Rủi ro giá
hàng hóa
Rủi ro giá hối đoái
Rủi ro lãi suất
115
viêc ban hành các quy định mới về xử lý chất thải… Môi trường chính trị cũng có tác động tích cực thông qua các chính sách tài chính và tiền tệ, vấn đề thực thi pháp luật, giáo dục cộng đồng…
Môi trường kinh tế thường biến chuyển theo môi trường chính trị. Sự phát triển rộng lớn của thị trường toàn cầu hiện cũng đã tạo ra một môi trường kinh tế chung cho tất cả các nước. Hiện nay tình trạng lạm phát, suy thoái là các yếu tố kinh tế mà không một quốc gia nào có thể kiểm soát nổi. Xét trong phạm vi hẹp hơn chính biến động của lãi suất và hoạt động tín dụng là nguyên nhân dẫn đến các rủi ro thuần túy và suy đoán của doanh nghiệp.
Môi trường tác nghiệp chính quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng làm phát sinh rủi ro và bất định. Chẳng hạn như tiến trình khuyến mãi, tuyển dụng hay sa thải nhân viên có thể tạo ra các rủi ro pháp lý, quá trình sản xuất có thể dẫn đến các thiệt hại về vật chất và hoạt động của doanh nghiệp có thể gây tổn hại cho môi trường… Xét theo khía cạnh rủi ro suy đoán thì doanh nghiệp có thể thành công hoặc thất bại khi kinh doanh một sản phẩm/dịch vụ.
Vấn đề nhận thức, nhận thức của nhà quản trị và thực tế có thể khác nhau, sự khác biệt này là một nguồn rủi ro quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế nguồn rủi ro này ít được chú ý. Trong việc nhận diện và phân tích rủi ro, nhận thức phải trả lời được những câu hỏi như: Ảnh hưởng của bất định lên doanh nghiệp như thế nào? Làm thế nào để biết được là nhận thức đúng với thực tế?
7.1.4. Đo lường rủi ro
Nhận dạng các rủi ro và kết quả dự kiến là bước đầu của quá trình đánh giá rủi ro. Còn có thể đo lường mức độ quan trọng của rủi ro nên thực hiện các ước tính về kết quả tài chính và khả năng xảy ra các kết quả đó. Kết quả đo lường rủi ro rất có ý nghĩa cho việc phân bổ nguồn lực trong quản lý và kiểm soát rủi ro.
Đo lường rủi ro của doanh nghiệp bao gồm hai bước:
- Thiết lập thước đo mức độ quan trọng của rủi ro đối với doanh nghiệp.
- Áp dụng thước đo này vào các rủi ro đã được xác định.
Các yếu tố cần thu thập trong đo lường rủi ro:
- Tần số của các tổn thất (lợi ích) có thể xảy ra - Mức độ quan trọng hay độ lớn của các kết quả trên
Phương pháp ước lượng tần số tổn hại (lợi ích) thường được sử dụng là quan sát xác suất để một sự kiện xảy ra trong năm. Tuy nhiên phương pháp này không có ý nghĩa khi xác xuất xuất hiện sự kiến khá nhỏ. Có thể phân loại xác suất thành các trường hợp sau :' Không bao giờ xảy ra", "Hiếm khi xảy ra", "Đôi khi xảy ra" và "Thường xảy ra", ưu điểm của phương pháp là không cần giả định một lượng lớn về rủi ro.
Hai đại lượng phổ biến được dùng để đo mức độ nghiêm trọng của tổn thất(lợi ích) là tổn thất lớn nhất có thể xảy ra (maximum possible loss) và tổn thất lớn nhất có khả năng xảy ra (maximum probable loss). Lưu ý thông số này được xác định theo
116
phương pháp tình huống (scenario) nếu muốn thực hiện phân tích rủi ro chính xác hơn thì phải xác định được phân phối xác suất của các tổn thất.
Tổn thất lớn nhất có thể là giá trị thiệt hại lớn nhất có thể nhận thức được. Tổn thất lớn nhất có khả năng xảy ra là giá trị thiệt hại lớn nhất mà nhà quản trị tin là có thể xảy ra. Thực tế thiệt hại hiếm khi vượt quá tổn thất lớn nhất có khả năng xảy ra và không thể vượt quá tổn thất lớn nhất có thể có. Để làm rõ hai khái niệm trên có thể dùng ví dụ như sau: Khi có sự kiện cháy nhà, tổn thất lớn nhất có thể có là bị thiệt hại 100% (bao gồm nhà và toàn bộ tài sản trong nhà), tổn thất lớn nhất có khả năng xảy ra là 80% (vì có một phần tài sản khó bị phá hủy trong vụ cháy). Thông thường thì mức thiệt hại hiếm khi vượt quá hai mức tổn thất lớn nhất nêu trên vì vụ cháy sẽ được cứu chữa, sẽ được bồi thường (nếu có bảo hiểm). Do vậy nhận thức được haI khái niệm này sẽ giúp nhà quản lý ra quyết định hợp lý, vì nếu quá bi quan trong đo lường rủi ro doanh nghiệp có thể sẽ bỏ qua nhiều cơ hội đầu tư khi ra quyết định chọn hay không chọn.
Trong hai đại lượng trên thì tổn thất lớn nhất có khả năng xảy ra thường khó xác định hơn nhưng lại là dữ liệu rất có ích. Trong trường hợp đo lường tần số tổn thất,ước lượng của tổn thất lớn nhất có khả năng xảy ra phụ thuộc phàn lớn vào toàn bộ các thông tin nhà quản trị có được về bản chất rủi ro.