Một số ứng dụng trong việc ra quyết định trong sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình môn kế hoạch kinh doanh giảng viên võ hoàng hà (Trang 73 - 80)

Chương 4: KẾ HOẠCH SẢN XUẤT

4.5. Một số ứng dụng trong việc ra quyết định trong sản xuất

Thông thường khi lập kế hoạch sản xuất, doanh nghiệp phải ra quyết định về các hoạt động trong tương lai. Các vấn đề đó có thể là:

- Xác định mức hoạt động sao cho đạt hòa vốn.

- Ra quyết định tự sản xuất hay mua ngoài.

- Ra quyết định nhận đơn hàng với giá đặc biệt.

- Nên thay mới hay dùng lại thiết bị cũ.

- Nên chọn phương án đầu tư thiết bị nào hiệu quả.

Một kế hoạch có thể triển khai thực hiện được hay không phụ thuộc vào độ tin cậy của thông tin và sự phù hợp của việc ra quyết định. Có nhiều loại công cụ hỗ trợ ra quyết định nhưng việc chọn công cụ nào để sử dụng tùy theo tính chất của mỗi quyết định. Trong phần này chỉ trình bày hai phương pháp đơn giản thường được sử dụng để giải quyết các vấn đề nêu trên là phân tích điểm hòa vốn và phân tích sai biệt.

4.5.1. Phân tích điểm hòa vốn

Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí, sản lượng và lợi nhuận.

Thông qua đồ thị có thể xác định điểm giao nhau giữa doanh thu và chi phí. Ta gọi là điểm hòa vốn.

Ví dụ: Trình bày đồ thị điểm hòa vốn cho công ty Tiến Minh, phạm vi sản lượng thích hợp để định phí không đổi là trong khoảng từ 500 đến 10.000 đơn vị sản phẩm. Các dữ liệu về chi phí công ty như sau: (ĐVT: nghìn đồng )

Giá bán đơn vị 20

Biến phí đơn vị 12

Tổng định phí 40.000

Phương pháp đồ thị sẽ biểu diễn mối quan hệ giữa doanh thu- chi phí- lợi nhuận, căn cứ vào kết quả trên đồ thị phân tích các mối quan hệ nhằm cung cấp thông tin cho người ra quyết định.

Bước 1: Vẽ trục hoành thể hiện sản lượng và trục tung thể hiện chi phí và doanh thu.

Bước 2: Vẽ đường doanh thu. Chọn một điểm giá trị sản lượng tùy ý, ví dụ chọn mức 6.000 đơn vị. Tiếp đến xác định điểm giá trị doanh thu ở mức sản lượng này

74

(6.000 x 20.000 = 120 triệu đồng). Sau đó vẽ một đường thẳng nối từ gốc O qua điểm A, điểm giá trị doanh thu vừa xác định. Đường này gọi là đường doanh thu.

Bước 3: Vẽ đường định phí: Xác định điểm giá trị của định phí trong phạm vi tương xứng ( 40 triệu đồng). Vẽ một đường song song với trục hoành, cắt trục tung tại điểm B, điểm giá trị định phí ta có đường định phí.

Bước 4: Xác định điểm giá trị của tổng chi phí ( biến phí + định phí). Chọn điểm giá trị biến phí tại một mức sản lượng tùy ý. Ở đây ta chọn mức sản lượng là 6.000 đơn vị. Giá trị biến phí sẽ là 72 triệu đồng (6.000 x 12.000đ). Điểm tổng phí ở mức sản lượng 6.000 đơn vị là 112 triệu đồng, gọi là điểm C. Sau đó vẽ đường thẳng nối hai điểm B và C. Ta có đường tổng chi phí.

Bước 5: Xác định điểm hòa vốn. Điểm cắt nhau giữa đường doanh thu và đường tổng chi phí là điểm hòa vốn, điểm D. Tại điểm D mức sản lượng là 5.000 đơn vị và doanh thu là 100 triệu đồng. Hay nói cách khác mức doanh thu hòa vốn là 100 triệu đồng và mức sản lượng hòa vốn là 5.000 đơn vị sản phẩm.

Hình 4.4. Đồ thị điểm hòa vốn

1000 2000 3000 4000 5000 6000 120

100

80 O

FC

TC

Sản lượng

Chi phí và doanh

thu

Doanh thu

D

C A

B

75

- Ngoài ra trên đồ thị mối quan hệ giữa CPV còn giúp xác định mức lãi (lỗ) ở các mức sản lượng khác nhau. Đó là phần chênh lệch giữa đường doanh thu và đường tổng chi phí sau khi chiếu thẳng góc các đường này lên trục tung.

- Trên đồ thị hai đường doanh thu và tổng chi phí cắt nhau tại điểm D. Do vậy nếu công ty Tiến Minh chỉ bán dưới mức 5.000 đơn vị sản phẩm thì sẽ bị lỗ. Nếu sản lượng bán cao hơn mức 5.000 đơn vị thì sẽ có lãi. Ví dụ nếu công ty ban được 6000 đơn vị sp thì mức lợi tức thu được là:

Lợi tức = Doanh thu – Tổng chi phí

= 120 triệu đồng – (72+ 40 triệu đồng) = 8 triệu đồng.

Có thể ứng dụng phương pháp này trong trường hợp xét chọn hai phương án đầu tư:

(1) đầu tư thiết bị với công nghệ cao ( mức đầu tư dẫn đến định phí cao) và (2) đầu tư thiết bị với công nghệ thấp hơn (định phí thấp). Trong trường hợp này, chúng ta sẽ xét hai đường chi phí của hai phương án. Điểm cắt giữa hai phương án để chỉ mức sản lượng hoặc doanh thu của hai phương án bằng nhau. Do vậy nếu dự báo doanh thu tăng cao trên mức này thì nên chọn phương án (1), còn mức doanh thu thấp thì nên chọn phương án (2).

Hình 4.5: Ứng dụng phân tích điểm hòa vốn để chọn phương án trang bị tài sản cố định

Xác định điểm hòa vốn - Sử dụng công thức

- Có hai cách xác định điểm hòa vốn: đó là doanh thu hòa vốn và sản lượng hòa vốn.

Và với cách tiếp cận nào thì tại đó lợi nhuận bằng 0.

Chi phí sản xuất

Sản lượng(đv) Phương án (2)

Phương án (1)

Phương án (2) tốt

Phương án (1) tốt

Sản lượng cân bằng nhau

76

- Gọi Q là sản lượng hòa vốn.

p là giá bán một đơn vị sản phẩm.

b là chi phí biến đổi tính cho một đơn vị sản phẩm.

c là tổng chi phí cố định.

Phương trình doanh thu là: Y = p*Q Phương trình chi phí là: Y = b*Q + c

Như vậy: Điểm hòa vốn là điểm tại đó doanh thu bằng chi phí. Do đó Y = Y => p*Q = b*Q +c => Q = c/ (p-b)

Vậy:

Định phí Sản lượng hòa vốn =

Giá bán đơn vị - Biến phí đơn vị Vậy với Công ty Tiến Minh thì:

40.000.000

Sản lượng hòa vốn = = 5.000 ( đơn vị sp) 20.000 – 12.000

Như vậy thì sản lượng hòa vốn của Công ty là 5.000 đơn vị sản phẩm.

4.5.2. Phân tích sai biệt

Đây là ứng dụng của phân tích biến phí và định phí: một khi đã ấn định chi phí sản xuất thành hai nhóm biến phí và định phí thì doanh nghiệp có thể dựa vào bản chất hai khái niệm này để tự ra các quyết định trong sản xuất: tự sản xuất hay mua/thuê ngoài, có nên chấp nhận một đơn hàng đặc biệt không…

Theo nội dung đã đề cập ở trên, biến phí là những chi phí thay đổi theo sản lượng còn định phí thì ngược lại, không đổi hoặc thay đổi rất ít. Tuy nhiên nếu như xét chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm thì kết quả sẽ ngược lại, biến phí sẽ không đổi và định phí sẽ thay đổi theo sản lượng. Định phí đơn vị sẽ tăng khi sản lượng giảm.

Như vậy khi ra quyết định doanh nghiệp cần xác dịnh năng lực sản xuất hiện tại đã đạt được công suất tối đa chưa, nếu chưa thì định phí đơn vị hiện tại là lớn có khả năng giảm bớt nếu tăng sản lượng. Tuy nhiên không phải lúc nào kết quả của việc tăng sản lượng đều làm giảm định phí đơn vị. Nếu đã đạt được 100% công suất thì viêc tăng sản lượng sẽ làm tăng định phí đáng kể vì phải trang bị thêm thiết bị máy móc hay thuê ngoài.

a. Ra quyết định tự sản xuất hay mua ngoài

Ví dụ 1: Để sản xuất ra 50.000 chi tiết A công ty tính được chi phí đơn vị là 14.440 trong đó nguyên vật liệu:7.200đ, lao động: 3.600đ, định phí sản xuất chung:

2.400đ, biến phí sản xuất chung: 1.200đ) nếu không tự sản xuất công ty có thể mua các chi tiết đơn vị trên với giá 13.800đ . Vậy công ty nên sản xuất hay mua các thiết bị trên

1 1 2 2 1

1 2 2

77

Giải quyết vấn đề:

Chi phí sản xuất 30.000 chi tiết A:

(7.200 + 3.600 + 1.200) x 30.000 = 360.000.000 đ (1) Chi phí mua 30.000 chi tiết A:

13.800 x 30.000 = 414.000.000 đ Như vậy chi phí mua ngoài cao hơn chi phí tự sản xuất là:

414.000.000 - 360.000.000 = 54.000.000 đ Quyết định: Công ty nên tự sản xuất các chi tiết A

(1) Không xét định phi sản xuất chung 2.400đ vì cả hai trường hợp mua hoặc sản xuất, công ty đều phải chịu chi phí này

Ví dụ 2: Nếu công ty chọn phương án mua các chi tiết A và sử dụng thiết bị sản xuất sản phẩm khác làm tăng mức sinh lợi là 60.000.000đ. Quyết ddnhj này của công ty có lợi không

Giải quyết vấn đề:

Chi phí sản xuất 30.000 chi tiết A:

(7.200 + 3.600 + 1.200) x 30.000 = 360.000.000 đ (1) Chi phí mua 30.000 chi tiết A:

(13.800 x 30.000) - 60.000.000 = 414.000.000 đ Như vậy chi phí mua ngoài thấp hơn chi phí tự sản xuất là:

360.000.000 - 354.000.000 = 54.000.000 đ Quyết định: Công ty nên mua các chi tiết A

(2) Khi quyết định mua chi tiết A công ty có thể sử dụng năng lực sản xuất thừa để tạo ra mức thu nhập là 60.000.000 đ

b. Ra quyết định chấp nhận một đơn hàng đặc biệt

Ví dụ 2: Một công ty Magic sản xuất vỏ xe máy cày có biến phí đơn vị là 15.000đ, định phí là 60.000 đ/năm. Năng lực sản xuất của công ty là 10.000 sản phẩm/năm. Hiện nay doanh số trung bình của công ty đạt 5.000 sản phẩm/năm với đơn giá bán 30.000đ. Công ty vừa nhaanh được một đơn đặt hàng của Tổ chức hỗ trợ nông nghiệp, số sản phẩm yêu cầu là 3.000 sản phẩm, mức đơn giá theo đề nghị hỗ trợ là 18.000đ/ sản phẩm. Công ty có nên chấp nhận đơn hàng này không?

Giải quyết vấn đề:

Để xem quyết định chấp nhận đơn hàng có ảnh hưởng gì đến kết quả hoạt động của công ty, có thể lập bảng so sánh như sau:

Bảng 4.9

Chỉ tiêu

Không nhận đơn hàng Chấp nhận đơn hàng Chênh lệch Doanh

thu

5.000 x 30 = 150.000 (5.000 x 30) + (3.000 x 18) = 204.000 + 54.000 Chi (5.000 x 15) + 60.000 = 135.000 (8.000 x 15) + 60.000 = 180.000 + 45.000

78 phí

Lợi nhuận

15.000 24.000 + 9.000

Theo kết quả tính ở trên có thể thấy quyết định nhận đơn hàng là quyết định có lợi cho công ty, không những có lợi về mối quan hệ xã hội mà còn có lợi về phương diện kinh doanh vì đơn hàng nay đã bổ sung mức lợi nhuận tăng thêm là 9.000.000đ dù giá bán đơn vị thấp hơn giá hiện tại 12.000 đ

c. Ra quyết định trong định giá sản phẩm

Ví dụ 3: Kết quả khảo sát thi trường của công ty Hoa Cúc cho thấy ước tính nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong tháng tới tương sngs với từng mức giá được thể hiện ở 6 phương án:

Bảng 4.10

Phương án Sản lượng Đơn giá bán ($) A

B C

40.000 35.000 30.000

12 15 18

Đơn vị: 1.000 đ

Định phí của công ty là 30.000.000 đ/ tháng. Biến phí đơn vị là 15.000đ. Công ty nên bán sản phẩm với giá nào?

Giải quyết vấn đề:

Dù chọn phương án nào thì công ty Hoa Cúc đều chịu mức định phí như nhau là 30.000.000đ/ tháng. Điểm khác nhau cơ bản giữa các phương án là mức chênh lệch giữa giá bán đơn vị và biến phí đơn vị. Nói cách khác do giá bán đơn vị khác nhau nên lợi nhuận đơn vị sẽ khác nhau giữa các phương án. Công ty sẽ chọn phương án nào mang lại lợi nhuận cao nhất tức là phải xét hai yếu tố: lợi nhuận đơn vị và số lượng sản phẩm bán được. Lập bảng tính sau để so sánh lợi nhuận giữa các phương án:

Bảng 4.11

Đơn vị: 1.000đ

Phương án Lợi nhuận đơn vị Số lượng sản phẩm bán được Tổng lợi nhuận

(1) (2) (3) = (1) + (2)

A 12 - 15 = -3 40.000 -120.000

B 15 - 15 = 0 35.000 0

C 18 - 15 = 3 30.000 120.000

D 24 - 15 = 9 20.000 180.000

E 30 - 15 = 15 10.000 150.000

F 33 - 15 = 18 8.000 144.000

Quyết định: Công ty sẽ thiết lập giá bán ở mức 24.000 đ

Phương án Sản lượng Đơn giá bán ($) D

E F

20.000 10.000 8.000

24 30 33

79

CÂU HỎI THẢO LUẬN

4.1 Các nội dung chính của kế hoạch sản xuất trong KHKD? Nội dung nào là quan trọng nhất? Tại sao?

4.2 Hiểu rõ các khái niệm cơ bản của chi phí giúp ích gì cho người lập kế hoạch?

4.3 Tính chi phí sản xuất/giá thành sản phẩm giúp nhà quản lý ra các quyết định gì trong quá trình hoạt động của DN

4.4 Các công cụ hỗ trợ ra quyết định thường sử dụng? Ưu nhược điểm của mỗi loại?

80

Một phần của tài liệu Giáo trình môn kế hoạch kinh doanh giảng viên võ hoàng hà (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)