Khái niệm Độc lập dân tộc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ Trung tại Đông Nam Á đến độc lập dân tộc của các nước trong khu vực từ năm 2001 đến năm 2015 (Trang 32 - 35)

7. Kết cấu của luận án

2.1. MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ CẠNH TRANH CHIẾN LƢỢC VÀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC

2.1.2. Khái niệm Độc lập dân tộc

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, ĐLDT là có chủ quyền, không phụ thuộc vào nước khác, dân tộc khác.

Theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ĐLDT bao hàm trong đó cả nội dung dân tộc và dân chủ. Trong tư tưởng của Người, một dân tộc độc lập thì phải có quyền tự quyết định trên tất cả các mặt kinh tế chính trị, quân sự, ngoại giao, toàn vẹn lãnh thổ, mà trước hết và quan trọng nhất là quyền quyết định về chính trị; ĐLDT phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; ĐLDT bao giờ cũng gắn với tự do, dân chủ, ấm no hạnh phúc của nhân dân lao động [117].

Nghiên cứu về ĐLDT, PGS.TS Thái Văn Long cho rằng: ĐLDT là cái đích trực tiếp của công cuộc giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức, đô hộ và xâm lược từ bên ngoài để khẳng định quyền làm chủ đất nước và quyền phát triển của dân tộc, là sự thống nhất lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, là sự độc lập và tự chủ trong mối quan hệ với các quốc gia dân tộc khác với cộng đồng quốc tế, là ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân [110, tr.81].

Như vây, ĐLDT bao hàm quyền tối cao trong việc định đoạt các vấn đề trong nước và quyền được bình đẳng trong QHQT, cũng như quyền tự quyết định các vấn đề đối ngoại của quốc gia dân tộc [153, tr.117].

Trước thập niên 90 của thế kỷ XX, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và củng cố ĐLDT của các nước đang phát triển là một quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ nhưng đã làm thay đổi một cách sâu sắc bức tranh toàn cảnh của thế giới hiện đại, nhất là hệ thống tư bản chủ nghĩa. Việc giành được ĐLDT là một thành tựu có tính chất lịch sử không chỉ của các nước thuộc địa, mà còn là của tất cả các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã làm đảo lộn cục diện thế giới và đời sống kinh tế quốc tế đặt vấn đề bảo vệ ĐLDT của các nước đang phát triển trước những cơ hội, thời cơ mới và cả những thách thức nghiêm trọng. Hiện nay, ĐLDT đang chịu những tác động không nhỏ trước sự xâm hại của chủ nghĩa đế quốc và mặt trái của toàn cầu hóa (TCH). ĐNA hầu hết đang là các nước đang phát triển, giành được độc lập về chính trị, nhưng về kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật ít nhiều còn phụ thuộc vào các nước phát triển.

Để giành vị thế có lợi, các quốc gia dân tộc đều điều chỉnh chính sách, tạo cơ hội tận dụng, tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại, vốn đầu tư và

những kinh nghiệm quản lý tiên tiến để phát triển kinh tế - xã hội. Đối với các nước đang phát triển, do phải phụ thuộc vào các nước tư bản phát triển về khoa học, công nghệ, vốn đầu tư…, nên những nước này đang đứng trước nhiều thách thức lớn.

Trong bối cảnh đó, các nước vừa và nhỏ luôn nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, đấu tranh chống sự áp đặt và can thiệp của các nước lớn.

Các nước lớn cậy thế ức hiếp nước nhỏ, áp đặt các luật lệ cùng giá trị văn hóa thu vén lợi ích cho mình tạo nên sự bất bình đẳng. Thông qua chính sách đầu tư, hỗ trợ, viện trợ về kinh tế các nước lớn thường ra giá, mặc cả các điều kiện về chính trị, dùng kinh tế để đổi lấy chính trị tạo ra nguy cơ xâm phạm đến ĐLDT, chủ quyền và an ninh quốc gia. Các nước lớn thường can thiệp vào nội bộ của các nước khác đặc biệt là các nước đang phát triển, theo những phương cách thô bạo, cường quyền. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chế chính trị và an ninh cho các nước nhỏ khi tham gia, dẫn đến lệ thuộc vào các nước lớn trong tất cả các lĩnh vực của quốc gia. Thậm chí, một số cường quốc sử dụng các thủ đoạn, cơ hội làm gia tăng mâu thuẫn, trầm trọng thêm những khó khăn nhằm đẩy nhanh việc thay đổi chế độ chính trị đối với những nước khác biệt về chế độ chính trị, hoặc thu hút các nước đó vào khu vực ảnh hưởng của họ. Trong điều kiện đó, độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia bị uy hiếp nghiêm trọng, thậm chí bị xâm phạm [209].

Hiện nay, trên thế giới, người ta thường nhấn mạnh đến 3 yếu tố: an ninh, phát triển và vị thế quốc tế để nhìn nhận về ĐLDT của một quốc gia. Để bảo vệ và củng cố ĐLDT, các nước ĐNA cần phải có những chính sách phát triển đất nước, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, giữ vững ổn định chính trị, tạo lập sự đoàn kết, đồng thuận xã hội; mặt khác cần chú trọng xử lý các vấn đề đối ngoại để tận dụng cơ hội phát triển và hạn chế những khó khăn, thách thức do ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đem lại. Đoàn kết và cùng nhau phát triển bền vững, giữ vững ổn định an ninh - chính trị, phát triển kinh tế quốc gia, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tăng cường hội nhập quốc tế... là việc làm cấp bách và cần thiết hiện nay nhằm bảo vệ và củng cố ĐLDT, ứng phó với các ảnh hưởng từ cạnh tranh Mỹ - Trung đem lại.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ Trung tại Đông Nam Á đến độc lập dân tộc của các nước trong khu vực từ năm 2001 đến năm 2015 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(202 trang)