7. Kết cấu của luận án
3.3. ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC VIỆT NAM
3.3.2. Ản ƣởng tiêu cực
Thứ nhất, tạo ra nhiều thách thức đối với an ninh quốc gia.
Tham vọng Mỹ và Trung Quốc tại ĐNA gây ra tình thế khó xử cho Việt Nam trong quan hệ với các nước lớn. Nếu không biết xử lý tốt các mối quan hệ này, Việt Nam có thể bị kẹt ở giữa, có khi bị cả “hai làn đạn” từ các đối thủ cạnh tranh hay trở thành “bia đỡ đạn” của đối thủ kia. Đối với Việt Nam, thì sự cạnh tranh giành ưu thế địa - chính trị giữa các nước lớn, nhất là giữa Mỹ - Trung tại ĐNA không chỉ bị chi phối bởi chủ nghĩa dân tộc và nước lớn, mà còn bị tác động bởi đấu tranh ý thức hệ chính trị - tư tưởng giai cấp. Điều này lại càng làm tăng sự phức tạp và nhạy cảm trong quan hệ ứng xử của Việt Nam với Trung Quốc và Mỹ. Đây là một thách thức nan giải đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay [46, tr.292].
Việt Nam cần hết sức tỉnh táo trong việc cân bằng quan hệ với nước lớn, đặc biệt là với Mỹ và Trung Quốc. Trong quan hệ với Mỹ, Việt Nam luôn phải tính đến nhân tố láng giềng Trung Quốc. Nếu tỏ thái độ quá thân thiết với Mỹ, Trung Quốc sẽ có những hành động gây hấn khi nghĩ rằng chúng ta dựa vào nước lớn để chống lại họ, gây tác động không nhỏ cho nền ĐLDT Việt Nam. Việt Nam sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển đất nước, hợp tác với Mỹ và các nước lớn khác nếu coi quan hệ với Trung Quốc là số 1 và duy nhất.
Thông qua các hình thức hợp tác, viện trợ, ý thức hệ chính trị tư tưởng các thế lực thù địch vẫn không ngừng lôi kéo, kích động, chia rẽ nội bộ Việt Nam hòng làm người dân mất niềm tin vào Đảng, Chính phủ từ đó khống chế được Việt Nam phục vụ những mưu đồ và lợi ích đen tối của chúng.
Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện "Diễn biến hoà bình" kết hợp với bạo loạn lật đổ để chống phá sự nghiệp đổi mới của Việt Nam. Mỹ tập trung mũi nhọn vào chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước để chia rẽ nội bộ Đảng và giữa Đảng với nhân dân; tiếp tay cho các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị cùng những kẻ thoái hoá, biến chất ra sức xuyên tạc, bóp méo sự thật trên những vấn đề nhạy cảm như dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc, kích động nhân dân gây mất ổn định chính trị - xã hội, gây hoang mang, dao động, đánh mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ, vào sự nghiệp đổi mới. Dưới sự tác động của Mỹ, Thái Lan, Philippines đã dung túng cho các tổ chức phản động chống Việt Nam hoạt động.
Mỹ lợi dụng tổ chức phản động Khmer Campuchia Crom để kích động thù hằn dân tộc, nêu yêu sách lãnh thổ, đồng thời kích động dân tộc Tây Nguyên chạy qua Campuchia. Nếu có sự bắt tay thỏa hiệp giữa Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt trong vấn đề Biển Đông sẽ gây khó khăn phức tạp cho an ninh, chính trị của Việt Nam.
Việt Nam thiệt hại nhiều nhất trong khu vực do có chung biên giới với Trung Quốc, không có đồng minh hay liên minh quân sự với bất kỳ với cường quốc nào, không có hiệp ước để bảo vệ lãnh thổ như Phillipines, Nhật Bản hay Hàn Quốc.
Tuy nhiên, vì mục tiêu kiềm chế Trung Quốc trước mắt mà Mỹ sẽ nhẹ tay với Việt Nam hơn trong vấn đề dân chủ, nhân quyền,ủng hộ giải quyết vấn đề Biển Đông bằng con đường đa phương, phát triển mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với Việt Nam.
Trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đang tiến hành “bao vây” Việt Nam bằng cách nắm quyền chi phối các nước Lào và Campuchia thông qua viện trợ và tăng cường đầu tư. Trung Quốc đã hứa viện trợ thường xuyên và cho Campuchia vay tổng cộng ít nhất 500 triệu USD/năm [188]. Năm 2012, Trung Quốc đã cấp cho Lào 7 tỷ USD để xây dựng tuyến đường sắt dài 420 km chạy dọc theo nước Lào nối Vân Nam - Trung Quốc [58]. Trên Biển Đông, Trung Quốc đang ngang nhiên từng bước lấn chiếm biển và đảo của Việt Nam. Việt Nam sẽ bị bao vây trong vòng tròn khép kín không lối thoát.
Thêm vào đó, Trung Quốc lôi kéo một số nước ủng hộ mình chống phán quyết Trọng tài quốc tế vụ kiện Biển Đông trong đó có những bạn bè lâu năm hoặc đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam như: Nga, Campuchia… Thủ tướng Campuchia Hun Sen phản đối ASEAN ủng hộ phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài Thường trực và cho rằng điều đó sẽ dẫn đến việc chia rẽ giữa bản thân các nước thành viên ASEAN và giữa ASEAN với Trung Quốc. Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow hỗ trợ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, chống lại Phán quyết Trọng tài hôm 12/7/2016 và phản đối bất kỳ sự can thiệp nào của một bên thứ ba vào Biển Đông [189] là thông điệp chủ yếu nhằm gửi tới Mỹ. Tuy nhiên, tuyên bố này đã đi ngược lại lợi ích hợp pháp của Việt Nam và khu vực, gây ảnh hưởng trong tiến trình giải quyết vấn đề Biển Đông; đến việc ra quyết sách trong hợp tác chiến lược về an ninh, chính trị của Việt Nam với những nước nước có mối quan hệ thân tình lâu năm.
Ngoài ra, Trung Quốc còn mạnh tay đầu tư thuê đất tại các nơi trọng yếu, chiến lược ở rừng đầu nguồn với thời hạn dài từ 50 đến 70 năm như ở Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam, Lạng Sơn, Kon Tum..., hoặc gần khu quân sự như:
khu nghỉ dưỡng quốc tế World Shine ở đèo Hải Vân gần quân khu IV, V, xây nhà cao tầng gần sân bay Nước Mặn (Đà Nẵng)... Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế trận khu vực phòng thủ, độ che phủ rừng ngày càng giảm sút, an ninh nguồn nước và môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng, làm mất đi yếu tố địa hình phục vụ cho nhiệm vụ an ninh quốc phòng của Việt Nam. Quan hệ kinh tế ở biên giới của Trung Quốc là sức mạnh mềm khiến cho vai trò của biên giới cứng mờ nhạt, ý thức về quốc gia, quốc giới và chủ quyền quốc gia bị giảm sút, làm cho tiềm lực, sức mạnh chính trị của nền quốc phòng toàn dân bị giảm sút theo.
Trung Quốc khai thác tài nguyên tại miền Trung và Tây Nguyên làm kiệt quệ tài tài nguyên, khoáng sản, các nhà máy chủ yếu là ngành dệt may, nhuộm in, thuộc da, luyện kim đã gây ra vấn nạn ô nhiễm nặng nề về môi trường, xã hội, an ninh quốc phòng của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn là việc doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam lấy lý do lao động nước sở tại không đủ thể lực và kỷ luật, kỹ
năng làm việc để tuyển lao động người Trung Quốc với quy mô cấp trung đoàn, sư đoàn như biên chế trong tổ chức lực lượng quân đội [103, tr.14], họ ở lâu dài và lấy vợ Việt Nam sẽ có thể dẫn đến việc đồng hóa dân tộc, gây nhiễu trật tự xã hội, gây ra nhiều hệ lụy về việc làm, tình hình an ninh trật tự, quản lý người nước ngoài nhập cư, tệ nạn xã hội...
Thứ hai, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước,những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc là các hàng hóa thô, sơ chế, có giá trị tăng thấp. Trong khi đó, những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ hai nước này là các mặt hàng thành phẩm có giá trị gia tăng cao. Thậm chí, những hàng hóa thô mới qua sơ chế ở Việt Nam xuất đi nước ngoài được bán với giá rẻ, nhưng khi đã được qua chế biến quay trở lại Việt Nam thì được bán với giá cao gấp nhiều lần, ví dụ như cà phê, xăng dầu... Điều này cho thấy cán cân thương mại của Việt Nam có xu hướng phụ thuộc ngày càng nhiều vào hàng hóa nhập khẩu từ hai cường quốc này. Kinh tế Việt Nam rất dễ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”.
Trung Quốc đang là thách thức lớn đối với cạnh tranh sản xuất hàng xuất hóa và chiếm lĩnh thị trường của Việt Nam. Các mặt hàng của Việt Nam và Trung Quốc tương đồng nhau. Trong khi thị trường Việt Nam không quá lớn, còn các doanh nhân Trung Quốc có kinh nghiệm thương trường dày dặn, các mặt hàng của Trung Quốc rẻ hơn dễ dàng thâm nhập, nắm giữ và lũng đoạn thị trường. Hàng loạt các công ty ở Việt Nam bị thâu tóm thành công ty Trung Quốc hoặc núp bóng người Trung Quốc. Hàng chục dự án tại Việt Nam đều rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc do bỏ thầu thấp. Tuy nhiên, sau đó các nhà thầu này luôn kéo dài thời gian, không hoàn thành đúng tiến độ, làm đội giá, chất lượng kém. Ví dụ như:
công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, Nhà máy Đạm Ninh Bình... Nếu do tác động xấu về chính trị, các nhà thầu Trung Quốc rút vốn về không thi công thì hàng chục dự án sẽ bị đình trệ, dẫn đến chi phí công trình sẽ gia tăng. Trong thương mại và đầu tư FDI từ Trung Quốc sút giảm, kéo theo nền kinh tế Việt Nam bị thiệt hại nặng nề.
An ninh năng lượng là ngành trọng yếu của quốc gia. Theo thống kê sơ bộ, các dự án thuộc các ngành điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận trong đó có tới 30 dự án trọng điểm quốc gia, 23/24 nhà máy xi măng, 15/20 dự án nhiệt điện, 2 dự án bauxite và 3 nhà máy sàng tuyển than đều do Trung Quốc tổng thầu, trong khi nội địa hóa gần như bằng 0%.
[172, tr.68]. Công việc từ giản đơn đến phức tạp đều do Trung Quốc đảm nhận làm mất cơ hội việc làm và ngày càng lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Thêm vào đó, trang thiết bị kỹ thuật, nguyên vật liệu đều xuất xứ từ Trung Quốc gây khó khăn trong việc thay thế nếu quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trở nên căng thẳng, đối đầu. Luôn giành giật các dự án trọng điểm, có tính chiến lược quốc gia, mưu đồ của Trung Quốc là thâu tóm quyền lợi, ép nền kinh tế các nước láng giềng phải lệ thuộc vào Trung Quốc từ đó gây sức ép về chính trị.
Ngoài ra, tình trạng thương lái người Trung Quốc vào Việt Nam qua đường du lịch hoặc hoạt động thương mại không thể kiểm soát đã len lỏi về các địa phương thu gom, tận mua hàng hóa nông, thủy sản "dị biệt” làm náo loạn các vùng quê, khiến người nông dân và lái thương Việt Nam điêu đứng. Thương lái Trung Quốc với phương thức nâng và dìm giá đã tạo ra nguồn cung ảo, cầu ảo không có giá trị khiến phá vỡ qui hoạch ngành, vùng, gây ra thị trường bị lũng đoạn, việc xuất khẩu hàng hóa bị ảnh hưởng.
Nông sản, thực phẩm, đồ gia dụng, dầu bẩn, thuốc chữa bệnh, đồ chơi, sữa trẻ em kém chất lượng... của Trung Quốc tuồn sang Việt Nam có nhiều hàng nhiễm độc tố đầu độc người dân Việt Nam. Hoạt động của thương lái Trung Quốc được đánh giá có dấu hiệu lừa đảo, phá hoại nền kinh tế, tác động xấu đến tình hình kinh tế, quốc phòng và an ninh trật tự ở nhiều địa phương. Các hoạt động này đều tiềm ẩn nguy cơ làm mất cân bằng, gây thiệt hại đến nền kinh tế, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và tạo ảnh hưởng xấu đến các thương hiệu thương mại của Việt Nam.
Những hành động gây hấn, bắt bớ, đánh chìm tàu của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam, đem lại cảm giác sợ hãi bất an cho những người ra khơi xa làm cho việc đánh bắt hải sản xa bờ của các doanh nghiệp và ngư dân ta đang trở nên
khó khăn hơn; làm cho ngư dân Việt Nam ngại ra biển xa, làm sản lượng đánh bắt cá ngày càng giảm và thiệt hại này không chỉ là vật chất hay kinh tế, mà là sự sống còn lâu dài của bà con ngư dân Việt Nam [47, tr.295], là việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Trung Quốc còn tìm mọi cách phản đối, ngăn chặn Việt Nam hợp tác với các công ty nước ngoài khai thác dầu khí trong vùng biển của Việt Nam, trong khi họ lại sẵn sàng ký với kết các đối tác. Những biến động trên buộc Việt Nam phát triển các công trình kinh tế biển phải kết hợp với kế hoạch phòng thủ, bảo vệ lãnh hải. Đồng thời, làm tăng ngân sách quốc phòng vì phải chi phí mua sắm trang thiết bị hiện đại hóa quân sự. Điều này gây tốn kém không nhỏ cho phát triển kinh tế quốc dân [47, tr.296].
Tham gia TPP, RCEP sẽ đặt ra những thách thức không nhỏ, đặc biệt là sức ép về mở cửa thị trường, cạnh tranh đối với các doanh nghiệp của Việt Nam, thiếu vốn, khả năng quản lý có nhiều bất cập. Việt Nam cần có sự chuẩn bị tốt nếu không nhiều ngành sản xuất và dịch vụ sẽ gặp khó khăn dẫn tới phá sản. Hiệp định TPP hướng tới các tiêu chuẩn cao, đặc biệt ở lĩnh vực thương mại hàng hoá và sở hữu trí tuệ, công cụ điều hành trong nước giảm hiệu lực vì phụ thuộc nhiều các quy tắc chung của thế giới, như chuẩn mực về pháp luật, TPP bắt buộc các nước dù trình độ phát triển khác nhau, thể chế khác nhau, đều phải chấp nhận luật chung một cách sòng phẳng. Để giảm thiểu tối đa những hạn chế tác động tiêu cực khi tham gia TPP, các tổ chức và doanh nghiệp của Việt Nam cần nghiên cứu kỹ, nắm chắc nội dung cơ bản của TPP nhằm tăng sức cạnh tranh trong xuất, nhập khẩu hàng hóa với các nước. Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam, thậm chí các lãnh đạo còn chưa hiểu sâu về cuộc chơi hội nhập này. Nhóm các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể bị tổn thương lớn [24].
Trong quan hệ kinh tế, để cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ sẽ có ưu ái hơn với mặt hàng của Việt Nam điều này khiến cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ giữa Trung Quốc và Việt Nam trở nên căng thẳng hơn. Thêm vào đó, sự xâm nhập của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài làm thu hẹp khu vực kinh tế trong nước,
làm biến dạng cơ cấu theo thành phần, làm giảm tính chủ đạo của kinh tế nhà nước, kinh tế nội địa. Mỹ và Trung Quốc sẽ khiến các nhà thầu Việt Nam không thể cạnh tranh nổi do hạn chế về năng lực cạnh tranh, về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý... Tại Việt Nam, ngành hàng xuất khẩu chủ lực là dệt may, da giày và thủy sản xuất sang Mỹ là nhiều nhất. Việc các doanh nghiệp Trung Quốc tập trung đầu tư vào thị trường Việt Nam chủ yếu là ngành dệt may và bất động sản sẽ làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam do các doanh nghiệp của ta hầu hết là nhỏ lẻ, sản xuất gia công và nguồn nguyên liệu nhập khẩu lệ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Việc gia nhập TPP do Mỹ khởi xướng nếu Việt Nam không cải thiện chất lượng và nguyên liệu trong nước, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, tạo thể chế phù hợp sẽ bị các doanh nghiệp Trung Quốc chiếm lĩnh, dẫn tới các doanh nghiệp Việt Nam bị phá sản. Trung Quốc nắm giữ được những khâu then chốt của nền kinh tế Việt Nam sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường về kinh tế và bất ổn về chính trị và quyền độc lập tự quyết của dân tộc Việt Nam.
Tiểu kết c ƣơn 3
Trong giai đoạn hiện nay, Mỹ và Trung Quốc là hai nước lớn có vị trí rất quan trọng đối với khu vực ĐNA. Chiến lược của Mỹ và Trung Quốc tại ĐNA đều có chung mục tiêu là tạo ảnh hưởng tới khu vực, trở thành siêu cường lãnh đạo thế giới do đó việc cạnh tranh lợi ích là không thể tránh khỏi. Để đạt được mục đích này, Mỹ đã điều chỉnh lại chính sách an ninh, chính trị, triển khai chiến lược “xoay trục” đối với khu vực CA-TBD trong đó có ĐNA nhằm phục vụ cho chiến lược toàn cầu của mình. Chiến lược của Trung Quốc hiện nay đối với khu vực này mang tính mềm dẻo, ôn hòa dùng kinh tế để lôi kéo, mua chuộc chính trị, tập hợp lực lượng về phía mình đối phó những thách thức mà Mỹ đang tạo ra tại khu vực. Tuy nhiên, với ý đồ trở thành cường quốc biển, Trung Quốc không ngại ngần áp dụng những biện pháp cứng rắn gây áp lực với nước lớn, hành xử kiểu nước lớn với láng giềng nhỏ bé, đe dọa dùng vũ lực độc chiếm Biển Đông. Chính những hành động này đã gây ra nhiều ảnh hưởng phức tạp đối với khu vực, làm các nước ĐNA lo ngại đến sự an nguy của quốc gia, đến chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.