7. Kết cấu của luận án
4.2. ĐỐI SÁCH CỦA ASEAN VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á TRƯỚC ẢNH HƯỞNG CẠNH TRANH CHIẾN LƯỢC MỸ - TRUNG ĐẾN
4.2.2. Đối sách của một số nước Đôn Nam Á
Đối mặt với một Trung Quốc đang nổi lên và của Mỹ đang suy thoái, nhiều nước trong khu vực ĐNA đang áp dụng các chiến lược nước đôi. Hầu hết các nước đang tìm kiếm sự can dự lớn hơn với Trung Quốc trong khi vẫn tìm cách bảo vệ mình trước sự hiếu chiến của Trung Quốc [25, tr.23].
4.2.2.1. Đối sách của Philippines
Trong khu vực ĐNA, Philippines là một trong những nước có lịch sử gắn bó lâu dài và gần gũi nhất với Mỹ. Chính phủ Philippines xác định quan hệ quốc phòng với Mỹ luôn ở vị trí quan trọng hàng đầu. Philippines là nước đầu tiên ở châu Á công khai ủng hộ chiến dịch chống khủng bố quốc tế của Mỹ. Nước này đã đồng ý cho Mỹ sử dụng không phận, hải phận và một số quân sự như căn cứ không quân tại đảo Luzon, Palawan, Cebu, Mindanao và căn cứ bộ binh Fort Magsaysay làm nơi trung
chuyển, xuất phát, triển khai quân. Hiện nay, Mỹ là một trong hai nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu của Philippines. Trao đổi thương mại hai nước đạt 15 tỷ/năm. Với Trung Quốc, Philippines có những hành động rất cứng rắn trong vấn đề Biển Đông.
Nước này ban hành luật hàng hải và tuyên bố chủ quyền với 9 đảo chiếm đóng ở Trường Sa, tăng cường tuần tra bảo vệ các đảo đã chiếm lĩnh, bắt giữ, xua đuổi các ngư dân nhất là ngư dân Trung Quốc đánh cá ở vùng biển phụ cận đảo của Philippines. Xây dựng đèn biển ở một số đảo, phá bỏ các bia chủ quyền của Trung Quốc ở một số đảo để khẳng định chủ quyền của mình. Philippines chính thức gửi Công hàm lên Liên hợp quốc, đệ đơn lên Tòa án quốc tế (PCA) năm 2013, phản đối yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Năm 2015, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines kêu gọi các nước liên quan đoàn kết để cùng nhau giải quyết vấn đề Biển Đông và gọi hành động của Trung Quốc là “một mối đe dọa chung”. Philippines quyết tâm bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của mình và nêu chủ trương thiết lập khu vực tự do, hòa bình, hợp tác, khoanh vùng tranh chấp và tách bạch vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với các khu vực tranh chấp. Ngày 20/4/2015, Mỹ và Philippines tổ chức cuộc tập trận chung Balikatan (vai kề vai) lớn nhất trong vòng 15 năm qua. Philippines rất muốn mượn sức mạnh của Mỹ để “đe” Trung Quốc.
Tuy nhiên, giữa năm 2016, sau cuộc bầu cử, quan hệ Mỹ và Philippines có chiều hướng đi xuống, tân Thổng thống Duterte cam kết theo đuổi chính sách đối ngoại cân bằng hơn. Theo Tổng thống hợp tác một chiều với Mỹ có thể dẫn đến những phản ứng tiêu cực đặc biệt là của Trung Quốc và lực lượng Hồi giáo cực đoan ở miền Nam Philippines. Mặc dù có nhiều bất đồng trong tranh chấp Biển Đông, nhưng do những lợi thế kinh tế của Trung Quốc, năm 2014 đầu tư của Trung Quốc vào Philippines đã tăng gấp 6 lần so với năm 2013 [25, tr.21], Philippines cũng thận trọng hơn trong kế hoạch thắt chặt quan hệ quân sự với Mỹ.
4.2.2.2. Đối sách của Myanmar
Myanmar là quốc gia đa sắc tộc với 135 dân tộc chính thức, đa văn hóa, đa tôn giáo và đa đảng phái. Đây là nguyên nhân chính tiềm ẩn nguy cơ xung đột và bất ổn kéo theo sự can dự của các nhóm vũ trang ly khai. Nội chiến có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu như chính phủ không có chính sách mềm dẻo phù hợp, vì lợi
ích của các bên. Năm 2012 đã xảy ra xung đột đẫm máu giữa nhóm người theo đạo Phật giáo và Hồi giáo. Tháng 8/2003, Chính phủ Myanmar đã công bố lộ trình 7 bước quá độ sang dân chủ trong đó có 6 bước đầu đều tập trung vào cải cách chính trị và bước cuối mới là phát triển kinh tế. Nghĩa là, cải cách chính trị là yếu tố quan trọng đầu tiên để bảo vệ ĐLDT, đổi mới, hội nhập kinh tế là cái đích cuối cùng trong chính sách của Myanmar. Từ năm 2011, chế độ chính trị của Myanmar chuyển từ quân sự sang dân sự. Đây là một bước ngoặt thay đổi mang tính lịch sử của Myanmar, làm nên diện mạo mới của nước này trong mắt bạn bè quốc tế. Để đảm bảo nền ĐLDT của đất nước, Tổng thống Thein Sein đã nêu tư tưởng đổi mới của mình gồm: cải cách một nền dân chủ đích thực, hàn gắn vết thương quá khứ, tái thiết nền kinh tế và thiết lập một nhà nước pháp quyền cũng như thực thị và tôn trọng đa tôn giáo và bình quyền giữa các nhóm dân tộc, các tầng lớp trong xã hội.
Một nét đặc sắc trong chính sách đổi mới của Myanmar là biết cách tổng hòa vai trò cá nhân, vai trò tập thể kết hợp với thời cơ chính trị thuận lợi. Việc đấu tranh không ngừng nghỉ cho ĐLDT, dân chủ và nhân quyền của Myanmar có công không nhỏ của bà Aung San Suu Kyi và ông Thein Sein trong việc lãnh đạo đất nước chuyển từ chế độ độc tài sang dân chủ mà không xảy ra chiến tranh. Gạt bỏ lợi ích cá nhân, đặt lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên trên hết đã đưa Myanmar đến gần với thế giới hơn. Chính sách của Myanmar là hòa hợp dân tộc bằng việc sửa đổi các quy định để các đảng phái khác được tham gia quản lý đất nước; chủ động đàm phán ký kết với các phe, nhóm nổi dậy nhằm đem lại hòa bình, ổn định cho đất nước, đời sống của nhân dân được cải thiện. Chính phủ Myanmar nỗ lực trong giải quyết xung đột với các phe, nhóm vũ trang, các nhóm phiến quân nổi dậy, thúc đẩy hòa hợp dân tộc, tôn giáo, thả các tù nhân chính trị, ủng hộ các đảng phái đối lập.
Đường lối đối ngoại của Myanmar là độc lập, không liên kết, quan hệ với tất cả các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là các nước láng giềng trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lơi; ủng hộ quyền tự quyết của các dân tộc, không biến nước mình thành căn cứ quân sự của nước khác, tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế và khu vực. Chính
sách đối ngoại từ “quan hệ song phương” sang “hội nhập khu vực” và “quan hệ đa phương”, đa dạng hóa QHQT; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và nỗ lực tạo hình ảnh tích cực trong mắt bạn bè trên thế giới nhằm từng bước dỡ bỏ bao vây cấm vận của Mỹ, EU và các tổ chức quốc tế khác. Chính sách đối ngoại của Myanmar hướng tới việc bảo vệ lợi ích quốc gia, an ninh và phát triển kinh tế, đồng thời cũng nhấn mạnh mục tiêu ổn định, công bằng vì sự bền vững của môi trường;
giá trị về tự do, tự chủ, truyền thống văn hóa và đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, trên thực tế, quan hệ đối ngoại với nước lớn của Myanmar là những quan hệ ràng buộc, trong đó có yêu sách về chính trị, dân chủ, nhân quyền, kinh tế, cơ hội đầu tư...
Nền kinh tế Myanmar dựa chủ yếu vào nông nghiệp và nguồn tài nguyên sẵn có. Myanmar đã triển khai một số cải cách bước đầu về kinh tế, dành ưu tiên cho phát triển kinh tế tư nhân. Từ lợi ích kinh tế mà Mỹ đem lại, nước này đã có những điều chỉnh thái độ trong quan hệ với Trung Quốc và trở thành đối tác chiến lược toàn diện của nhau năm 2011. Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc là nhà đầu tư, đối tác thương mại lớn nhất và viện trợ cho Myanmar trong nhiều năm qua. Trung Quốc liên kết kinh tế và chính trị sâu sắc hơn với nhóm quân đội độc tài. Myanmar đang phụ thuộc an ninh vào Trung Quốc, và cố gắng giảm bớt phụ thuộc này bằng cách củng cố quan hệ với Ấn Độ. Kể từ khi ông Thein Sein trở thành Tổng thống (2011) và bắt đầu công cuộc cải cách thì lợi ích chính trị, kinh tế của Trung Quốc tại Myanmar đang bị đe dọa. Năm 2012, Trung Quốc đầu tư 400 triệu USD trong khi đó năm 2010 là 8,2 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Myanmar giảm 90%. Năm 2013, Trung Quốc đầu tư chỉ bằng 10% so với năm 2012. Từ đầu năm 2014 không có thêm dự án đầu tư mới của Trung Quốc vào Myanmar [129, tr.44]. Ngược lại, mối quan hệ Myanmar - Mỹ ngày càng mạnh lên. Myanmar đã điều chỉnh chính sách ngoại giao, có một số cải cách về chính trị, pháp luật để Mỹ xóa dần các biện pháp cấm vận đối với mình. Nước này đã tham gia cuộc diễn tập quân sự hàng năm mang tên “Hổ Mang Vàng năm 2013”, do Mỹ và Thái Lan tổ chức; cùng với Mỹ thông qua chương trình “Quan hệ đối tác Mỹ - Myanmar vì Dân chủ, Hòa bình và Thịnh vượng” kéo dài 2 năm, trị giá 170 triệu USD. Kim ngạch thương mại Mỹ - Myanmar trong 10 tháng đầu tiên tài khóa 2014 - 2015 đạt 205
triệu USD [221]. Sự hỗ trợ này sẽ giúp Myanmar thực hiện những bước tiến lớn trong cải cách các qui định của pháp luật, thực hiện các dự án xã hội. Việc Myanmar khước từ sức ép của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông với vai trò là chủ tịch ASEAN đã cho thấy vị thế của nước này ngày càng cao trong quan hệ với các nước lớn ngoài khu vực và dần xa rời lệ thuộc vào Trung Quốc.
Từ một quốc gia biệt lập, bị đánh giá là kém phát triển nhất thế giới nhưng chỉ sau vài năm cải cách và đổi mới, Myanmar đã có vị thế trên trường quốc tế. Các nước lớn đã dỡ bỏ lệnh cấm vận, xóa nợ và bắt đầu tiến hành đầu tư vào Myanmar.
4.2.2.3. Đối sách của Singapore
Singapore được coi là 1 trong 4 “con hổ châu Á”. Singapore đưa ra kế hoạch xây dựng lại nước “Singapore mới” với kỳ vọng “ưu việt hóa ngành chế tạo và dịch vụ” mà trọng tâm là phát triển các ngành kỹ thuật cao và dịch vụ tinh xảo làm động lực cho tăng trưởng kinh tế như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học. Để phát triển đất nước, Singapore đã kết hợp hài hòa chính sách đối nội, đối ngoại thành một thể thống nhất trong quá trình bảo vệ và củng cố ĐLDT hiếm có trên thế giới.
Singapore luôn hoạch định chiến lược phát triển dựa trên có yếu tố bên ngoài, ngoại trừ vấn đề nguồn nhân lực. Chính sách đối ngoại của Singapore là biết hòa quyện chính sách đối nội và đối ngoại tạo thành một thể thống nhất. Càng có nhiều bạn bè và ít kẻ thù càng tốt; Hợp tác và buôn bán với tất cả các quốc gia theo nguyên tắc cùng có lợi, không phân biệt ý thức hệ và hệ thống chính trị - xã hội; cam kết duy trì môi trường an ninh và hòa bình thế giới; hợp tác chặt chẽ với các nước ASEAN vì hòa bình, ổn định tiến bộ và hội nhập; tham gia Phong trào Không liên kết, quan hệ với tất cả các cường quốc, nhưng ưu tiên hàng đầu quan hệ với Mỹ; Bảo đảm quyền thiêng liêng của mỗi quốc gia tự thành lập chính phủ của mình phù hợp với ý nguyện của nhân dân và nguyên tắc bất khả xâm phạm về chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia; Không cho phép nước ngoài sử dụng lãnh thổ Singapore để xâm lược nước khác; An ninh quốc gia dựa trên nền quốc phòng mạnh; Phục vụ con người là trên hết; Vận động mọi hậu thuẫn quốc tế vì sự nghiệp của Singapore và tham gia mọi nỗ lực quốc tế vì sự nghiệp của bất cứ quốc gia nào đã ủng hộ Singapore nếu không làm phương hại đến lợi ích của Singapore [152, tr.45].
Singapore luôn đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, không nhượng bộ trước bất kỳ mọi sức ép nào, kể cả là của Mỹ.
Về quốc phòng, Singapore với phương châm ngoại giao và phòng ngừa, thực hiện quốc phòng tổng thể, hợp tác chiến lược với Mỹ. Singapore được xem là một tiền đồn quan trọng cho sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực Châu Á. Các tàu sân bay và tàu chiến của Mỹ thường sử dụng cảng ở Singapore. Năm 2014, Singapore đã đồng ý cho phép 4 chiếc tàu chiến đấu tuần duyên mới của Mỹ được sử dụng các căn cứ của mình.
Song song với mối quan hệ thân thiết với Mỹ, Singapore cũng duy trì một quan hệ mạnh mẽ với Trung Quốc. Singapore đã khéo léo cân bằng được mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Trong vấn đề Biển Đông, nước này đã nêu bật những mối đe dọa tiềm tàng đằng sau hành động độc chiếm của Trung Quốc.
Tháng 5/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore đã kêu gọi ASEAN và Trung Quốc khẩn trương đàm phán COC.
4.2.2.4. Đối sách của Indonesia
Khẩu hiệu quốc gia là “Thống nhất trong đa dạng” thể hiện rõ sự đa dạng hình thành nên Indonesia. Thực hiện bình đẳng hài hòa giữa các dân tộc; áp dụng các chính sách, biện pháp thực thi nhằm thu hẹp khoảng cách kinh tế giữa các cư dân gốc bản địa và người Hoa. Chính sách đối ngoại của Indonesia là đề cao học thuyết tự cường quốc gia, tự cường khu vực và đa dạng hóa quan hệ quốc tế trong hoàn cảnh mới; chủ trương đoàn kết khu vực, nhanh chóng mở rộng ASEAN, dựa vào ASEAN để nâng cao địa vị quốc tế của mình. Tuy bất đồng với Mỹ xung quanh vấn đề dân chủ, nhân quyền song Indonesia vẫn hợp tác với Mỹ và muốn nước này duy trì sự hiện diện ở ĐNA nhằm tạo sự đối trọng, kiềm chế với Trung Quốc. Indonesia ủng hộ sự tham gia tích cực của Nga vào các công việc trong khu vực, phát triển hợp tác kinh tế, đồng thời cố gắng xử lý khôn khéo để không xảy ra xung đột với Trung Quốc xung quanh đảo Natura và vấn đề người Hoa...
Indonesia liên kết lâu đời với Nhật Bản, Mỹ và chính thức duy trì chính sách ngoại giao không liên kết. Năm 2011, đầu tư của Mỹ vào Indonesia đạt 2,5 tỷ USD, và tăng gấp đôi trong năm 2013 [3, tr.46]. Chính sách an ninh của Indonesia được
xây dựng theo hệ thống an ninh khu vực do Mỹ đứng đầu và sự hiện diện quân sự của Mỹ đang thực thi tại châu Á. Indonesia không đầu tư mạnh vào quốc phòng và gần đây mới bắt tay vào xây dựng “khả năng phòng thủ tối thiểu”.
Indonesia luôn giữ thái độ trung lập và kiên trì vai trò trung gian trong những căng thẳng của khu vực. Tuy nhiên, gần đây, khi Trung Quốc tranh chấp vùng chồng lấn của Biển Đông với đặc khu kinh tế của đảo Natuna, Indonesia đã tỏ thái độ cứng rắn như: đã gửi một bức thư tới Tổng thư ký Liên hợp quốc lên án yêu cầu chủ quyền trên biển của Trung Quốc là sai luật quốc tế; bắt tay vào việc củng cố quân sự, đặc biệt là khả năng phòng thủ tối thiểu đối với an ninh biển; đánh chìm 41 tàu cá của một số nước, trong đó 22 tàu của Trung Quốc. Tổng thống Indonesia Joko đã thề sẽ bảo vệ từng tấc đất và tấc biển của mình tại Biển Đông; tuyên bố sẽ xử lý cứng rắn với các tàu đánh cá nước ngoài có hoạt động bất hợp pháp và phát động chiến dịch bảo vệ tài nguyên biển và ngành công nghiệp đánh bắt cá trong nước, tăng cường năng lực hải quân. Indonesia sẵn sàng đóng vai trò trung gian trong việc giải quyết tranh chấp.
Indonesia tăng cường hợp tác kinh tế với Trung Quốc. Tổng thống Yudhoyono nói: Indonesia chào đón sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng họ mong muốn Trung Quốc chơi theo đúng luật mà tất cả tuân theo, chứ không phải cái cách mà Trung Quốc áp đặt các nước khác. Kim ngạch thương mại hai chiều 6 tháng đầu năm 2015 đạt 21,35 tỷ USD [127, tr.35].
4.2.2.5. Đối sách của Malaysia
Malaysia là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, lại phức hợp về ngôn ngữ, đặc biệt là chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế. Hiện tại Malaysia tồn tại 3 tộc người chính là Malay, Hoa và Ấn, trong đó “chính trị thuộc về người Malay, kinh tế thuộc về người Hoa”. Để đối phó với những ảnh hưởng về ĐLDT mà cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đem lại, chính phủ Malaysia đã đưa ra Chính sách phát triển Quốc gia (NDP) và Kế hoạch triển vọng lần thứ hai (OPP2), đây là một cơ cấu chính sách rộng lớn, các sách lược của NDP là quan tâm đến những đa dạng trong sắc tộc, ngôn ngữ, văn hóa tôn giáo cũng như khu vực của những người dân Malaysia, coi trọng xây dựng thành công khối đoàn kết và thống nhất quốc gia- dân tộc Malaysia, tăng trưởng kinh tế đi