7. Kết cấu của luận án
3.1.4. Cạnh tranh trên các lĩn vực văn óa - giáo dục
Để thực hiện sứ mệnh lãnh đạo thế giới với chất lượng cao, Mỹ không chỉ dựa vào sức mạnh kinh tế, khoa học kỹ thuật , quân sự mà còn đề cao sức mạnh và sự hấp dẫn của hệ thống giá trị của mình. Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã cho rằng: Văn hóa có sức thâm nhập mạnh, có thể đạt được mục tiêu mà các biện pháp chính trị và quân sự chưa chắc có thể đạt được [248, tr16]. Mỹ ủng hộ, nuôi dưỡng các lực lượng chống đối lưu vong ở nước ngoài, sử dụng chúng trong việc chống phá chế độ, tuyên truyền “thế giới tự do của Mỹ”, ca ngợi lối sống, văn hóa Mỹ, ca ngợi chủ nghĩa tư bản, lôi kéo người dân tại khu vực ĐNA với tư tưởng sùng bái phương Tây, sùng bái Mỹ.
Đối với Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào cho rằng vị trí văn hóa ngày càng quan trọng trong sự cạnh tranh của sức mạnh quốc gia. Với mục đích tạo dựng hình ảnh quốc gia, gây dựng một vị thế cường quốc thế giới vừa bền vững, vừa thân thiện, “phát triển hòa bình”, đem lại nhiều cơ hội phát triển cho các nước khác, tôn vinh nền “văn minh Trung Hoa”, xóa nhòa “mối đe dọa từ Trung Quốc”
để che đậy những hành động cứng rắn, ngang ngược của mình.
Trong vấn đề giáo dục, để đối phó lại những động thái rất bài bản của Trung Quốc, Mỹ đã phát huy những giá trị văn hóa và giáo dục tiên tiến, hiện đại nhất thế giới. Thông qua các chương trình trao đổi và viện trợ với những hình thức đa dạng, Mỹ đã triển khai tăng cường sức mạnh mềm trong khu vực một cách tương đối toàn diện. Mỹ tập trung vào trao đổi hoặc chuyển nhượng ý tưởng như nghiên cứu học thuật, tạo điều kiện để tìm hiểu về các giá trị và văn hóa Mỹ, đào tạo tiếng Anh; xây dựng nhiều chương trình du học với những học bổng hấp dẫn cho khu vực ĐNA trên những lĩnh vực chủ yếu như tự do báo chí, luật học, kinh tế... Những năm gần đây, Mỹ trao hàng nghìn học bổng Fulbringht cho sinh viên, học giả và giáo viên ở khu vực ĐNA. Việc giúp đỡ các nước khu vực ĐNA bồi dưỡng các nhân tài, đào tạo các chuyên gia, các nhà quản lý giỏi, nắm bắt kịp thời những thành tựu khoa học - công nghệ, đã giúp chính phủ Mỹ nắm bắt nhu cầu của các nước, từ đó đẩy mạnh sự hợp tác giúp đỡ nhằm chi phối hoạt động giáo dục - đào tạo của các quốc gia trong khu vực với ý đồ tạo sự thiện cảm, gần gũi, thân thiện và mang ơn Mỹ. Từ đó, Mỹ dễ bề thao túng chính trị và an ninh tại khu vực.
Còn Trung Quốc luôn coi giáo dục cũng là một ưu tiên quốc gia trong việc triển khai phổ biến văn hóa Trung Hoa. Có ít nhất 420 trường đại học của Trung Quốc tiếp nhận sinh viên từ 178 nước trên thế giới. Một trong những phương thức tuyên truyền văn hóa của Trung Quốc là thành lập các Học viện Khổng tử trên khắp thế giới, mà ĐNA là trọng điểm. Chức năng của Học viện này là đào tạo tiếng Hán, tư vấn học sinh đến Trung Quốc du học, giới thiệu Trung Quốc đương đại và làm quen với văn hóa Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc đã xây dựng được khoảng 300 Học viện Khổng Tử ở 84 quốc gia và có kế hoạch xây thêm hàng trăm Viện Khổng Tử nữa nhằm truyền bá văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc [116, tr.25]. Tính đến năm
2013, đã có 850.000 học viên ghi danh theo học tại các Học viện Khổng Tử. Trung Quốc đã chi ra một khoản ngân sách lên tới 200 triệu USD để thúc đẩy việc học tiếng Trung trên toàn thế giới trong đó 1/3 chi cho ĐNA [149, tr.34]. Tại ĐNA, Học viện Khổng Tử trở thành một trong những công cụ đắc lực để Trung Quốc sử dụng nhằm cạnh tranh với tiếng Anh và chính sách sử dụng, truyền bá tiếng Anh của Mỹ.
Ngoài ra, việc cấp thị thực cho lưu học sinh của Trung Quốc dễ hơn so với chính sách thắt chặt cấp thị thực cho lưu học sinh của Mỹ. Chính sách này nhằm thu hút, khuyến khích các nước du học tại Trung Quốc. Theo điều tra của trường đại học Georgetown, số người có visa tới học ở Trung Quốc tăng gấp đôi so với Mỹ. Trung Quốc cũng đưa ra rất nhiều loại hình học bổng dành cho sinh viên nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực. Mặt khác, các sinh viên Trung Quốc cũng đang chiếm một vị trí đáng kể trong các sinh viên nước ngoài ở các trường đại học của các nước ASEAN. Trung Quốc muốn các trường Đại học của mình trở thành đối thủ của các trường hàng đầu thế giới trong vòng 1 thập kỉ và đã đầu tư hàng tỷ USD cho mục tiêu đó. Trung Quốc giành nhiều ưu ái trong giáo dục cho Campuchia khi trao 500 xuất học bổng cho sinh viên Campuchia học tại các trường đại học của Trung Quốc. Tại Campuchia có 57 trường học tiếng Trung với hơn 40.000 sinh viên mặc dù có nơi không nhận được sự hỗ trợ từ Trung Quốc. Tiếng Trung là ngôn ngữ phổ biến thứ hai tại Campuchia [240].
Trong vấn đề truyền thông, Chính phủ Mỹ đã coi việc duy trì địa vị dẫn đầu trong truyền thông tin tức toàn cầu, đảm bảo quan niệm giá trị của Mỹ tiếp tục ảnh hưởng tích cực đến văn hóa của các quốc gia khác là một trong những lợi ích quan trọng của nước này. Mỹ coi trọng việc sử dụng công cụ truyền thông đại chúng như truyền hình, điện ảnh, báo chí, truyền thanh để truyền tải giá trị văn hóa của họ ra thế giới. Hãng CNN của Mỹ đã phủ sóng các chương trình truyền hình 137 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. VOA là một trong những đài truyền thanh quốc tế lớn nhất được phát thanh bằng 52 thứ tiếng nhằm tuyên truyền chính sách đối ngoại, chế độ chính trị và giá trị quan của Mỹ, phục vụ chiến lược toàn cầu.
Để không thua kém Mỹ trong lĩnh vực này, Trung Quốc cũng tăng cường tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá hình ảnh đất nước, con
người, văn hóa Trung Hoa. Hiện nay Trung Quốc có tới 39 tập đoàn truyền thông đại chúng. Tốc độ mở rộng phạm vi phủ sóng chương trình truyền thanh, truyền hình trên toàn thế giới, các bộ phim truyền hình dã sử hoành tráng, dài tập luôn được chiếu trong khung giờ vàng tại các nước ĐNA. Hiện nay, Đài phát thanh Trung Quốc phát bằng 48 ngoại ngữ, lập trang web quốc tế trực tuyến với 43 loại chữ viết; Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) phát 4 kênh quốc tế ở 137 quốc gia với thời lượng 24/24 giờ [116, tr.26]. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang trở thành nhà cung cấp tin trên Internet cho bất kì ai quan tâm đến việc nghiên cứu các tin tức chính thức và quan sát các vấn đề của Trung Quốc. Truyền thông là một lĩnh vực mà Trung Quốc ngày càng coi trọng trong cuộc đua tranh với Mỹ và có những bước phát triển tại khu vực ĐNA.
Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động đưa sản phẩm văn hóa tràn vào ĐNA.
Trung Quốc chủ động tổ chức liên hoan phim Trung Quốc để thông qua đó giới thiệu những nét đặc sắc của văn hóa Trung Quốc; đẩy mạnh giao lưu văn hóa dân gian gây thiện cảm với bạn bè quốc tế và khu vực, nhằm xóa tan mối đe dọa Trung Quốc và giấc mộng Trung Hoa trong dư luận quốc tế và khu vực. Kết hợp với lợi ích kinh tế, Trung Quốc đang biến văn hóa thành một thứ quyền lực mềm tạo dựng hình ảnh Trung Quốc thân thiện, có trách nhiệm tại ĐNA và quốc tế.
Nhìn chung, trong lĩnh vực văn hóa, cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ không thật sự khốc liệt và rộng mở như trong các lĩnh vực khác. Vị trí và vai trò của hai nền văn hóa vốn có nhiều khác biệt lớn và bản thân Mỹ cũng không quá lo ngại về sức mạnh mềm của quốc gia bị lung lay vì trong lĩnh vực này Mỹ vẫn là số một của thế giới [190, tr.52].