7. Kết cấu của luận án
3.2. ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
3.2.3. Ản ƣởn đến vị thế quốc tế và tập hợp lực lƣợng ở khu vực
Thứ nhất, tạo điều kiện nâng cao vai trò, vị thế, uy tín, ảnh hưởng tại khu vực và quốc tế. Việc Mỹ và Trung Quốc cùng ra sức nâng tầm ảnh hưởng của mình tại ĐNA kéo theo nó là các nước lớn cũng tới khu vực này để tìm kiếm lợi ích cho mình vì vậy ĐNA trở nên quan trọng hơn trong bàn cờ chiến lược giữa các nước lớn, vị thế của ĐNA cũng ngày càng được đề cao, góp phần vào việc củng cố và bảo vệ ĐLDT của các nước trong khu vực. ASEAN từ một hiệp hội nhỏ bé, không có vị thế thì nay đã có tiếng nói trọng lượng, chủ động hơn trong bàn cờ địa chính trị. Vì lợi ích của mình trong khu vực, Mỹ và Trung Quốc sẽ dễ dàng chấp nhận các cơ chế hợp tác, đối thoại đa phương của ASEAN. Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc đã phát biểu: “ASEAN đã trở nên ảnh hưởng nhiều hơn về chính trị, cạnh tranh hơn về kinh tế” và đóng “vai trò quan trọng và duy nhất trong việc bảo vệ và thúc đẩy sự ổn định khu vực, phát triển và hợp tác”... Trong khi đó, Ngoại trưởng Hilary Clinton tuyên bố “trong quá trình phát triển của EAS, Mỹ tin tưởng rằng ASEAN cần đóng vai trò trung tâm. Vai trò lãnh đạo của Hiệp hội là cần thiết cho sự phát triển lớn hơn tại khu vực” và đánh giá “là đòn bẩy cho một
cấu trúc khu vực đang hình thành” [53, tr.56]. Qua đó, các nước ĐNA có điều kiện thuận lợi tham gia vào quá trình hợp tác khu vực, bảo vệ nền ĐLDT trước cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ngày càng gia tăng và trở nên phức tạp.
Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung, đã tạo điều kiện cho các nước ĐNA tranh thủ điều kiện cải thiện quan hệ với các nước lớn. Việc Mỹ công nhận ASEAN, ủng hộ việc giải quyết vấn đề Biển Đông không dùng bạo lực, tuân theo luật pháp quốc tế, giải quyết đa phương đã đóng góp vai trò quan trọng phần nào giúp nâng cao vai trò, uy tín ASEAN, từ đó góp phần vào hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực.
Trước những thách thức mà cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung gây ra, ASEAN đã chủ động đề xuất sáng kiến, giải pháp, hợp tác để giải quyết, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia và ĐLDT. Điều này đã tạo cho ASEAN tính độc lập, tự chủ quyết định các vấn đề của Hiệp hội một cách quyết đoán hơn;
nêu cao tinh thần cảnh giác và ý thức sẵn sàng đối phó trước những ý đồ của Mỹ và Trung Quốc.
Thứ hai, tạo cơ hội cho ASEAN trở thành trung tâm trong việc liên kết, hợp tác và xu thế tập hợp lực lượng mới trong khu vực và quốc tế. Cạnh tranh giữa Mỹ với Trung Quốc cùng sự tham gia của các cường quốc lớn tại khu vực đã nâng cao vai trò chủ đạo của ASEAN trong các thể chế, hiệp định hợp tác tại khu vực với các nước lớn. Việc Mỹ và một số nước lớn ủng hộ các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông đã giúp cho ĐNA có sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, tạo cơ hội thúc đẩy hợp tác, thắt chặt thêm các mối quan hệ đồng minh của Mỹ đã thiết lập trong khu vực như: Nhật Bản, Hàn Quốc..., cải thiện mối quan hệ với Mỹ .
Ảnh hưởng của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại khu vực buộc các nước ĐNA phải đoàn kết, liên kết lại, hình thành xu thế tập hợp lực lượng mới ở khu vực.
Xu hướng hợp tác quốc phòng được cụ thể hóa, những biện pháp xây dựng lòng tin, như: lập đường dây liên lạc, đường dây nóng, cam kết không sử dụng vũ lực giữa các quốc gia ASEAN; mở rộng quan hệ với các nước lớn ngoài khu vực như: Hoa Kỳ, Nga, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ... để bảo vệ ĐLDT, tìm kiếm giải pháp nhằm đảm bảo môi trường an ninh hòa bình, ổn định cho khu vực, tránh lệ thuộc quá nhiều vào
Trung Quốc. Chiến lược ngoại giao và quan điểm của Mỹ trong vấn đề Biển Đông đã được nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và coi đó là hướng đi trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông, phần nào giúp cho một số nước có chỗ dựa để đoàn kết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo với Trung Quốc và có thể yêu cầu Trung Quốc ngồi lại đàm phán, giải quyết đa phương trong vấn đề Biển Đông.
3.2.3.2.Ảnh hưởng nghịch:
Thứ nhất, gây chia rẽ nội bộ ASEAN, đặc biệt trong vấn đề Biển Đông khiến cho việc tập hợp lực lượng trở nên phức tạp. Việc Mỹ và Trung Quốc đề ra những sân chơi và luật chơi mới tại khu vực đã làm tăng nguy cơ cạnh tranh giữa các thể chế hợp tác của khu vực. Trước kia, ĐNA tồn tại nhiều thể chế hợp tác chồng chéo nhưng chưa mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên, hiện nay cạnh tranh Mỹ - Trung tại khu vực tăng lên có thể khiến các thể chế này được sử dụng để cạnh tranh ảnh hưởng nhau. Thậm chí hoàn toàn có thể xuất hiện các thể chế mới để cô lập nhau như: ASEAN+3, RCEP (không có Mỹ) và TPP (không có Trung Quốc). Điều này khiến hợp tác khu vực ngày càng phức tạp, cạnh tranh thêm gay gắt, nhân tố chính trị chi phối hợp tác kinh tế gây khó khăn cho các nước ĐNA trong việc cân bằng quan hệ với các nước lớn với việc duy trì và củng cố, liên kết khu vực. Ngoài ra, cùng với sự hiện diện của nước lớn, một vấn đề thường trực đặt ra là làm sao bảo đảm vai trò chủ đạo của ASEAN trong các cấu trúc khu vực đang định hình.
ASEAN luôn mong muốn thấy một mối quan hệ ổn định giữa Mỹ và Trung Quốc và không muốn ảnh hưởng vượt trội của bất kỳ nước nào tại khu vực [246, tr.57].
Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, đặc biệt là Mỹ - Trung đã làm cho các nước ĐNA bị cuốn theo tập hợp lực lượng của các nước lớn; nội bộ ASEAN mất đoàn kết, phân hoá thiếu lòng tin lẫn nhau và khiến cho việc tập hợp lực lượng trở nên phức tạp. Trung Quốc dùng lợi ích kinh tế, tài chính để lôi kéo Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào nhằm phân hóa, chia rẽ ASEAN, ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông bằng nhiều hình thức như viện trợ, hợp tác kinh tế…. Còn Mỹ lôi kéo những đồng minh trong khu vực Đông Nam về phía mình đặc biệt là Philippines. Những hành động lôi kéo, tập hợp lực
lượng của Mỹ và Trung Quốc gây ra căng thẳng, xung đột lợi ích, tạo nên sự nghi ngờ, chia rẽ, mất đoàn kết, cạnh tranh giữa các nước ĐNA để giành được sự ưu ái của hai cường quốc này. Một số nước trong khu vực còn đặt lợi ích của quốc gia cao hơn lợi ích chung ASEAN gây nhiều khó khăn cho các nước láng giềng và Hiệp hội; ảnh hưởng đến sự phát triển chung của khu vực.
ASEAN nhiều lần không ra được tuyên bố chung về vấn đề Biển Đông do Campuchia không nhất trí; nhiều nước trong ASEAN sợ mất lòng Trung Quốc đã và đang tránh né lên án Trung Quốc hay im lặng trước những hành động xâm phạm chủ quyền và an ninh ở Biển Đông là biểu hiện cho nguy cơ mất đoàn kết trong khu vực. Năm 2014, Philippines đề xuất cùng các quốc gia có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cùng ngồi thảo luận thì Brunei đã nói rằng họ không có lợi ích quốc gia khi tham dự cuộc họp này. Đầu năm 2016, Trung Quốc thông báo đạt được “sự đồng thuận 4 điểm” với Brunei, Lào và Campuchia về vấn đề Biển Đông, đây được xem là công cụ nhằm gây chia rẽ ASEAN trong khi Lào và Campuchia lên tiếng phủ nhận vấn đề này.
Theo giáo sư Carlyle Thayer, Học viện Quốc phòng Australia nhận xét: các nước ASEAN đang bị chia làm ba nhóm liên quan đến vấn đề Biển Đông. Nhóm thứ nhất là các quốc gia cực lực phán đối những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông gồm Philippines, Việt Nam; nhóm thứ hai gồm các nước có thái độ trung lập như Singapore, Indonesia, tuy có những tuyên bố quan tâm đến tự do hàng hải và là trung gian hòa giải. Còn Lào, Myanmar ít khi thể hiện quan điểm.
Nhóm thứ ba là Campuchia và Thái Lan có xu hướng xích gần Trung Quốc và ủng hộ Trung Quốc trong các vấn đề tranh chấp Biển Đông [21].
Việc cả Mỹ và Trung Quốc gia tăng triển khai chiến lược trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao tại ĐNA tuy bằng những cách khác nhau nhưng đều cùng chung một mục đích là gây ảnh hưởng tới các nước ĐNA, giữ vai trò chủ đạo của mình ở khu vực và quốc tế, ngăn chặn đẩy lùi ảnh hưởng bất lợi do chiến lược của nước kia đem lại. Điều này khiến các nước ĐNA gặp nhiều khó khăn trong công cuộc bảo vệ nền ĐLDT của mình.