Cạnh tranh tr n lĩn vực kinh tế - t ƣơn mại

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ Trung tại Đông Nam Á đến độc lập dân tộc của các nước trong khu vực từ năm 2001 đến năm 2015 (Trang 68 - 72)

7. Kết cấu của luận án

3.1.3. Cạnh tranh tr n lĩn vực kinh tế - t ƣơn mại

Với phương châm “kinh tế ưu tiên, chính trị theo sát, lấy kinh tế lôi kéo chính trị, thúc đẩy chính trị”, thông qua quan hệ kinh tế để tạo ra những đột phá mới về chính trị, an ninh, Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh kinh tế quốc gia để tăng cường quốc tế trong khu vực. Trung Quốc trở thành vai trò đầu tầu thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển, là nhân tố quan trọng giúp các nước ĐNA duy trì mức tăng trưởng cao và sự ổn định về tài chính, tiền tệ trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động. Khu vực thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN (CAFTA) là khu thương mại tự do lớn thứ ba thế giới, chỉ sau EU và Khu thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA); Tổng lượng GDP của các nước thành viên đạt khoảng 6000 tỷ USD, tổng giá trị trao đổi thương mại khoảng 4500 tỷ USD [85, tr.262]

Trong hợp tác kinh tế - thương mại, Trung Quốc tạo dựng mối liên kết kinh tế chặt chẽ thông qua thiết lập và mở rộng các khu vực mậu dịch tự do, thúc đẩy quan hệ thương mại với ASEAN như Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN (AACFT) (2010), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) (2015), nâng cấp Khu vực Thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN (CAFTA) (8/2015). Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang xúc tiến xây dựng Khu vực Thương mại tự do CA-TBD (FTAAP). Tính đến cuối năm 2014, các doanh nghiệp Trung Quốc đã ký hợp đồng nhận thầu công trình tại các nước ASEAN trị giá hơn 180 tỷ USD [69, tr.21].

Trung Quốc đã thay đổi chính sách từ quan hệ thương mại thông thương sang tăng cường hợp tác đầu tư xây dựng các dự án lớn, nhất là các dự án khai thác năng lượng, tài nguyên, xây dựng cơ sở hạ tầng, hợp tác về khoa học kỹ thuật, công nghệ, bảo vệ môi trường, từng bước thúc đẩy xây dựng các khu vực mậu dịch tự do với các khu vực FTA. Mục tiêu của Trung Quốc là tranh thủ tối đa ưu thế của đối tác và nâng cao vị thế kinh tế thương mại của mình trong khu vực.

Trung Quốc đã có những quan hệ thương mại với ASEAN như khu vực thương mại tự do CAFTA, Kế hoạch hợp tác kinh tế vành đai Vịnh Bắc Bộ mở rộng, hỗ trợ 5 triệu USD cho chương trình Hợp tác phát triển tiểu vùng sông MeKong và đường sắt xuyên Á... Năm 2014, Trung Quốc đã công bố quỹ 46 tỷ USD để thực hiện đại dự án chiến lược “nhất đới, nhất lộ” (một vành đai, một con đường) và

con đường tơ lụa trên biển với 40 tỷ USD nhằm nắm quyền chủ động thương mại toàn cầu để cạnh tranh viện trợ phát triển và đầu tư với Mỹ. Nắm bắt được nhu cầu của các nước ASEAN, Trung Quốc đã tăng cường mở rộng đầu tư kết cấu hạ tầng châu Á. Với thủ đoạn giá bỏ thầu rẻ rúm, điều kiện thầu dễ dãi, các dự án đầu tư của Trung Quốc về xây dựng cơ bản hầu hết thắng thầu ở tất cả các nước trên thế giới trong đó có khu vực ĐNA. Điều này cho thấy, Trung Quốc đang tìm mọi cách để thao túng, chiếm lĩnh thị trường kinh tế - thương mại của ĐNA, từng bước đẩy lùi chỗ đứng của Mỹ tại khu vực. Năm 2015, Trung Quốc đề xuất thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) nhằm kết nối và hội nhập kinh tế ở khu vực. Tuy nhiên, Mỹ lo ngại rằng AIIB sẽ phá hoại và làm lu mờ các thể chế viện trợ quốc tế như: Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ Quốc tế.

Trung Quốc tích cực đẩy mạnh chiến lược “ngoại giao tiền bạc” bằng các hoạt động viện trợ kinh tế cho các quốc gia ở ĐNA, trở thành nhà đầu tư và viện trợ phát triển số một của Campuchia, Lào và Myanmar với số vốn lên tới nhiều tỷ USD. Năm 2012, tại Campuchia, vốn FDI từ Trung Quốc lên tới 9,6 tỷ USD, vốn ODA là 2,1 tỷ USD. Trong 3 năm (2014-2016), Trung Quốc cho nước này vay khoảng 926,3 triệu USD. Tại Lào, vốn FDI lên tới trên 4 tỷ USD, chiếm tới 40%

tổng FDI của Lào, vốn ODA tăng lên hàng tỷ USD. Trung Quốc đã nhất trí cấp cho Lào 7 tỷ USD để xây dựng tuyến đường sắt dài 420 km chạy dọc theo nước Lào nối Vân Nam - Trung Quốc tới Vientiane. Tại Myanmar, vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc lên tới trên 14 tỷ USD [172, tr.64]. Tổng số viện trợ tại ĐNA của Trung Quốc đã vượt xa cả Mỹ. Năm 2006, viện trợ của Trung Quốc cho Phillipines đã gấp 4 lần của Mỹ, cho Lào cũng gấp 3 lần viện trợ của Mỹ.

Chiến lược này của Trung Quốc nhằm mục đích: Giảm thiểu những rủi ro mà hành vi bá quyền của Mỹ gây ra thông qua việc can dự và điều chỉnh ưu thế của Mỹ; đa dạng các lựa chọn chiến lược so với Mỹ và duy trì, mở rộng sự tự do hành động của Trung Quốc; cũng như thách thức các ưu tiên của Mỹ thông qua việc can dự và thuyết phục.

Mục tiêu chiến lược kinh tế của Mỹ ở ĐNA nhằm biến khu vực trở thành thị trường tự do hóa kiểu phương Tây và tạo ra thị trường cho hàng hóa công nghệ

cao của Mỹ. Mỹ mở rộng quan hệ kinh tế song phương và đa phương, thông qua việc nâng cao vai trò của APEC để thúc đẩy tự do buôn bán, đầu tư và hợp tác phát triển, thúc đẩy đàm phán TPP... nhằm ngăn chặn ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc với khu vực.

Để cạnh tranh với Trung Quốc, chiếm lĩnh lại thị trường đã mất tại ĐNA, Mỹ tăng cường hợp tác, liên kết phát triển kinh tế và hợp tác khai thác dầu khí tại khu vực, chủ động đưa ra các sáng kiến phát triển kinh tế khu vực ASEAN. Mỹ đề ra Sáng kiến vì sự Năng động ASEAN (EAI) về kinh tế - thương mại và Kế hoạch hợp tác (ACP) về hợp tác phát triển. Hai bên cũng đang xây dựng Chương trình hỗ trợ và Đào tạo kỹ thuật ASEAN - Mỹ giai đoạn 2 (TATF) trị giá 20 triệu USD để hỗ trợ xây dựng Cộng đồng ASEAN; triển khai các hoạt động hợp tác Chương trình Viễn cảnh phát triển ASEAN trị giá 150 triệu USD nhằm hỗ trợ các chương trình khu vực và song phương của ASEAN cũng như hỗ trợ nỗ lực liên kết kinh tế và xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Mỹ đã ký kết và đưa ra một loạt các sáng kiến nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại với ASEAN như: Sáng kiến Doanh nghiệp ASEAN (2002), Chương trình hợp tác ASEAN (2004), Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác Mỹ - ASEAN (2005), Khu vực Thương mại tự do CA-TBD (FTAAP) (2006), Quan hệ đối tác tăng cường Mỹ - ASEAN (2007), Hiệp ước thân thiện và Hợp tác ĐNA (TAC) (2009), Hợp tác giữa sông Mississipi và sông Mekong (2009) Đặc biệt, cũng trong năm này, Tổng thống B.Obama đã tham dự Hội nghị APEC và có cuộc gặp gỡ đầu tiên với 10 nước ASEAN, tạo ra cơ chế “Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN” hàng năm, đồng thời cam kết tham gia xây dựng Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Sáng kiến hạ nguồn sông Mekong (LMI) trong đó không có Trung Quốc tham gia, Diễn đàn Doanh nghiệp Mỹ - ASEAN (2012), Cam kết mở rộng hợp tác kinh tế Mỹ - ASEAN (2012). Mỹ cam kết sẽ tăng các khoản viện trợ phát triển cho xây dựng cơ sở hạ tầng, chống thiên tai, dịch bệnh và củng cố các doanh nghiệp cho nhiều nước ASEAN...

TPP là một trong những trọng tâm của chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ.

Nước này sử dụng TPP để hướng các dòng thương mại của châu Á vào Mỹ và

giành lại thị phần đã mất vào tay Trung Quốc. TPP đã giúp Mỹ củng cố các mối liên kết với khu vực nhất là với Singapore, Việt Nam, Malaysia, Brunei có quyền tiếp cận ưu đãi thị trường Mỹ. Mỹ đề cao nguồn gốc xuất xứ trong TPP mục đích của Mỹ là cắt nguồn cung ứng nguyên liệu từ Trung Quốc vào các nước ASEAN tham gia TPP. Mỹ đã dùng các nước ASEAN thành công cụ để kiềm chế Trung Quốc [25, tr.23], làm yếu đi quan hệ đối tác đa phương giữa Trung Quốc với ASEAN, đối trọng lại các cơ chế do Trung Quốc chủ đạo, dần khôi phục vị thế trung tâm và uy tín của Mỹ ở châu Á.

Mặc dù kim ngạch thương mại hai chiều Mỹ - ASEAN kém Trung Quốc - ASEAN, nhưng Mỹ lại là đối tác thương mại hàng đầu về xuất khẩu của ASEAN.

Mỹ hiện đứng vị trí thứ hai về kim ngạch xuất khẩu của ASEAN (sau Nhật Bản).

Mỹ kêu gọi các công ty của Mỹ tăng cường mở rộng đầu tư và kinh doanh vào ĐNA, tạo điều kiện kết nối giữa các doanh nghiệp Mỹ và ASEAN, tiến hành các cuộc đối thoại giữa Chính phủ - doanh nghiệp, doanh nghiệp - doanh nghiệp Mỹ - ASEAN để thúc đẩy đầu tư thương mại. Mỹ tận dụng mọi ưu thế để giành lại thị trường ASEAN, trước hết là quan hệ đồng minh truyền thống của Mỹ. Mỹ đầu tư vào ĐNA nhiều hơn cả đầu tư vào Trung Quốc và Ấn Độ cộng lại. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Mỹ vào ĐNA trong năm 2012 là 190 tỷ USD, so với mức 51,4 tỷ USD và 28,4 tỷ USD lần lượt của Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 2014, Mỹ đầu tư vào 4 nước mà Mỹ đang đàm phán TPP là 175 tỷ USD, còn toàn khối là 200 tỷ USD, năm 2015 là 226 tỷ USD [25, tr23]. Năm 2014, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 28,5 tỷ USD, trong khi đó Trung Quốc đạt 15 tỷ USD [27, tr.53]. Tại Myanmar, Mỹ cũng đã dỡ bỏ hầu hết các danh mục cấm vận trên lĩnh vực tài chính, đầu tư, thương mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Mỹ sang Myanmar khảo sát triển khai các dự án kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa.

Tất cả những động thái này của Mỹ đều nhằm cạnh tranh với các cơ chế hợp tác kinh tế mà Trung Quốc đã đạt được với ASEAN và các nước thành viên. Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ vào khu vực ĐNA năm 2015 tăng gấp đôi so với năm

trước và mục tiêu giảm một nửa nhập khẩu của Mỹ từ khu vực vào năm 2020. Mỹ trở thành đối tác quan trọng trong kim ngạch xuất nhập khẩu và đầu tư của ASEAN.

Cạnh tranh Mỹ - Trung còn thể hiện trong vấn đề nguồn nước sông Mekong. Trung Quốc luôn chú trọng đầu tư vào các địa điểm trọng yếu của ĐNA như: lên kế hoạch triển khai 15 công trình thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong thuộc địa phận của Trung Quốc và 11 đập thủy điện trên địa phận Lào, Thái Lan, Campuchia. Để đối phó với Trung Quốc, năm 2009, Mỹ đã đưa ra Sáng kiến hạ nguồn sông Mekong (LMI), đứng ra tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng giữa Mỹ và 4 nước thuộc vùng này (Campuchia, Lào, Việt Nam và Thái Lan), cam kết tăng cường hợp tác và hỗ trợ 4 nước này trong các lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu, y tế... Mỹ đã chi hơn 187 triệu USD trong năm 2010 cho LMI [218].

Tóm lại, Trung Quốc đang chiếm ưu thế về thương mại khi giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất, còn Mỹ lại chiếm tuyệt đối trong lĩnh vực đầu tư ở khu vực. Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong việc giành giật thị trường ĐNA cũng ngày càng trở nên quyết liệt. Nếu như, Trung Quốc hướng tới việc kết nối các khu vực và các quốc gia trên thế giới về thương mại là tâm điểm, bằng cách mở ra các tuyến đường thương mại lớn với việc xây dựng các con đường cao tốc và các cảng biển, thì Mỹ lại hướng tới việc thiết lập các quy định và luật chơi để tăng tính kết nối cao độ giữa các nền kinh tế với Mỹ.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ Trung tại Đông Nam Á đến độc lập dân tộc của các nước trong khu vực từ năm 2001 đến năm 2015 (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(202 trang)