7. Kết cấu của luận án
3.2. ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
3.2.1. Ản ƣởng đến an ninh và chủ quyền quốc gia
3.2.1.1. Ảnh hưởng tích cực: cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đã giúp ĐNA cân bằng quan hệ với nước lớn, hạn chế những bất đồng bùng nổ thành xung đột vũ trang. Mỹ và Trung Quốc chủ yếu tranh giành ảnh hưởng thông qua các nỗ lực hợp tác riêng với từng nước trong khu vực và ASEAN, tạo cơ hội cho các
nước này tranh thủ, lôi kéo hai nước tham gia nỗ lực chung xử lý các vấn đề an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.
Việc Mỹ tăng cường mối quan hệ quân sự và ngoại giao tại ĐNA giúp cho các nước trong khu vực ngày càng quyết đoán, tự tin hơn, đồng thời buộc Trung Quốc phải tính đến nhân tố Mỹ trong giải quyết các vấn đề khu vực. Sự hiện diện của Mỹ tại khu vực đã kiềm chế không để các vấn đề bất đồng, tranh chấp bùng nổ thành xung đột mà phần lớn đều được giải quyết bằng biện pháp thương lượng hòa bình. Các sáng kiến về an ninh, cùng với sự trợ giúp, hợp tác trong quân sự và tăng cường lực lượng, tàu chiến của Mỹ, Trung Quốc ở khu vực CA-TBD đã giúp các nước ĐNA trấn áp, đẩy lùi được lực lượng phiến quân, ly khai trong nước, giảm thiểu nạn cướp biển, bảo đảm an ninh hàng hải, góp phần xây dựng một môi trường an ninh tương đối ổn định. Việc Mỹ và Trung Quốc tăng cường hợp tác, hỗ trợ đã giúp các nước ĐNA phát triển kinh tế và quân sự làm tăng khả năng đảm bảo chủ quyền quốc gia và ứng phó với những thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng phức tạp, giảm thiểu mối đe dọa về an ninh biển, kiềm chế hành động ngang tàn của Trung Quốc trong việc độc chiếm Biển Đông. Việc chia sẻ thông tin và những bài học trong hoạt động hàng hải của Mỹ đã giúp các nước ĐNA nâng cao trình độ tác chiến, có kinh nghiệm trong xử lý vấn đề Biển Đông không gây ra các cuộc chiến làm tổn hại đến an ninh quốc gia.
3.2.1.2. Ảnh hưởng tiêu cực:
Một là, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh và chủ quyền biển đảo của các quốc gia tại khu vực ĐNA. Với mưu đồ vươn lên trở thành cường quốc biển ngang tầm với Mỹ, Trung Quốc đã triển khai “chiến lược biển”, xây dựng lực lượng hải quân và không quân mở rộng xuống Biển Đông, ngang nhiên cải tạo, chiếm giữ trái phép vùng biển và đảo với yêu sách “đường lưỡi bò” chiếm hơn 80% diện tích tại Biển Đông bất chấp cả luật pháp quốc tế hòng khẳng định sức mạnh trong khu vực.
Vấn đề Biển Đông nổi lên hiện nay là việc tranh chấp chủ quyền biển đảo:
Trước hết là việc Trung Quốc chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tiếp đến là việc Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia tranh chấp quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam kiểm soát 21 đảo (9 đảo nổi và 12 đảo san hô chìm), Trung Quốc (7 bãi ngầm), Đài Loan (1 đảo Ba Bình),
Philippines (9 đảo), Malaysia (5 đảo chìm). Trung Quốc và Đài Loan đòi chủ quyền toàn bộ quần đảo Trường Sa; Philippines và Malaysia đòi chủ quyền một phần quần đảo Trường Sa. Tranh chấp Biển Đông còn mở rộng ra cả vùng biển phía Nam quần đảo Trường Sa giữa 6 nước 7 bên gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei.
Những hành động ngang ngược của Trung Quốc trong thời gian qua như:
Công bố đường lưỡi bò (2010), cắt cáp tàu Bình Minh 02 và Viking 2 của Việt Nam (2011), thành lập “thành phố Tam Sa” (tháng 6/2012); đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông hàng năm; đưa ra “Biện pháp thực thi Luật Ngư nghiệp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của tỉnh Hải Nam” (có hiệu lực từ ngày 01/01/2014); thực hiện chiến lược chống can thiệp, đưa 4 tầu hải quân tới bãi cạn James (Malaysia) tuyên bố chủ quyền (2013) để tập trận; hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 (2014); đẩy nhanh tiến độ xây dựng và cải tạo trái phép 7 bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa (xem phụ lục 3). Các “đảo nhân tạo” này đang trở thành căn cứ quân sự lớn của Trung Quốc. Tại đây, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng đường băng, đưa máy bay chiến đấu, pháo phòng không, tên lửa ra Biển Đông để biến thành pháo đài tiền tiêu, những trạm gác kiểm soát vùng biển rộng lớn, đe dọa tự do hàng hải, hàng không trong khu vực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền, ĐLDT và an ninh của các quốc gia tại ĐNA.
Trước những diễn biến an ninh nghiêm trọng như hiện nay tại khu vực, Singapore buộc phải cho phép Mỹ sử dụng lãnh thổ và không phận của mình đưa các máy bay giám sát tới các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang chiếm giữ trái phép; Philipines mở lại căn cứ quân sự ở Subic, cho phép Mỹ hoạt động tại 5 sân bay quân sự, 3 căn cứ hải quân và một trại huấn luyện trong rừng. Nước này còn yêu cầu Nhật Bản viện trợ tàu cỡ lớnđể tăng cường năng lực hải giám; Việt Nam hợp đồng mua 6 tàu ngầm của Nga và tăng cường mua thêm máy bay, tàu biển chiến đấu, tuần tra hàng hải và thiết bị bay không người lái
Để đối phó lại những hành động trên của Trung Quốc, Mỹ đã hỗ trợ, viện trợ quân sự, cùng tuần tra trên Biển Đông với Philippines, ủng hộ để nước này kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài thường trực (PCA). Ngoài ra, Mỹ còn đóng
căn cứ quân sự tại Philippines, đưa máy bay do thám, tàu chiến vào Biển Đông ngăn chặn, thăm dò thái độ của Trung Quốc. Mỹ tăng cường hợp tác và ủng hộ cơ chế đa phương, quốc tế hóa các tranh chấp ở Biển Đông của ASEAN nhằm tham gia vào tình hình nội bộ của khu vực, làm tình hình an ninh Biển Đông ngày càng trở nên căng thẳng hơn. Mỹ không công nhận quyền của bất kỳ bên nào đối với các vùng biển đang tranh chấp với ý đồ sâu xa là bảo vệ quyền tự do hàng hải, bao gồm cả việc qua lại tự do tại các vùng biển và điều này đã đẩy Mỹ phải đối đầu không khoan nhượng với Trung Quốc.
Hai là, gây bất ổn về chính trị đối với các nước ASEAN. Về thủ đoạn gây ảnh hưởng, can thiệp, Trung Quốc dựa vào lực lượng Hoa kiều có tiềm năng kinh tế ở địa phương. Còn Mỹ thường cổ vũ cho lực lượng cải cách theo xu hướng phương Tây.
Cạnh tranh Mỹ - Trung về vấn đề ly khai, tôn giáo, sắc tộc cũng trở nên gay gắt khi Mỹ bị Trung Quốc cáo buộc rằng luôn thực hiện chính sách can thiệp vào công việc nội bộ, kích động chia rẽ, ly khai đe dọa an ninh khu vực. Để gây ảnh hưởng tới các nước trong khu vực, Mỹ đã có nhượng bộ nhất định trong việc mở rộng ASEAN, trong vấn đề dân chủ, nhân quyền, tích cực tham gia các hoạt động nhiều bên do các nước ASEAN khởi xướng nhằm tranh thủ tình cảm của các nước khu vực. Tuy nhiên, Mỹ đã lôi kéo, ra sức áp đặt giá trị kiểu Mỹ, thúc đẩy 6 nước ASEAN cũ phát triển theo hướng dân chủ, thúc đẩy “diễn biến hòa bình”. Mỹ lợi dụng vấn đề “dân tộc, dân chủ, nhân quyền” để gây sức ép, tạo bất ổn, chuyển hóa thể chế chính trị ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar theo ý đồ của Mỹ; thúc đẩy ASEAN thực hiện cơ chế về nhân quyền và phối hợp với Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước gây nên tình trạng bất ổn về chính trị, an ninh.
Tại Đông Timor, Mỹ và phương Tây đã xúi giúc Singapore và Philippines phản đối gay gắt lực lượng dân quân Indonesia đàn áp phe ly khai ủng hộ đưa vấn đề ra Liên Hợp Quốc và việc Đông Timor tách khỏi Indonesia. Nguyên nhân Mỹ luôn hậu thuẫn các hoạt động trên là nhằm ý đồ gây bất ổn với các nước thuộc tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, chia rẽ các nước khu vực, tạo các lá bài mặc cả đối với các nước này để đổi lại sự thẩm thấu về chính trị, kinh tế, qua đó cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc [10, tr.108]. Thái Lan thường xuyên phải thay thủ tướng
bằng các cuộc đảo chính hoặc thông qua phong trào đấu tranh của quần chúng do các đảng đối lập phát động và đứng sau luôn có Mỹ hoặc Trung Quốc chống lưng hậu thuẫn. Tại Campuchia, Trung Quốc có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với Quốc vương Sihanouk, Hoàng gia và Đảng Nhân dân Campuchia (CPP). Trong khi đó, Mỹ nuôi dưỡng lực lượng đối lập Sam Rainsy và phe thân phương Tây khác [10, tr.83]. Mỹ kêu gọi Thủ tướng Hun Sen “chấm dứt quấy rối và dọa nạt phe đối lập”
để đảm bảo bầu cử tự do và công bằng. Còn Trung Quốc không đặt ra yêu cầu về dân chủ, nhân quyền khi rót tiền, nhưng đã thông qua Campuchia để phá vỡ khối đoàn kết ASEAN, chống lại các nỗ lực của khu vực đối phó với hành vi leo thang bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, buộc Phnom Penh phải nói theo quan điểm của họ, bất chấp phản đối từ các thành viên ASEAN. Tại Lào, Mỹ ra sức ủng hộ, nuôi dưỡng các lực lượng chống đối lưu vong ở nước ngoài để chống phá Nhà nước Lào, kích động gây các vụ bạo loạn chính trị, xuyên tạc tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt - Lào. Tại Myanmar,khi chính quyền tỏ ra thân Trung Quốc thì Mỹ ủng hộ phái “dân chủ” chống chính quyền Myanmar, ngăn cản ASEAN và ASEM kết nạp Myanmar làm thành viên. Mỹ đã thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với Myanmar khi chính quyền Rangun bắt bà Aung San Suu Kyi. Tại Philippines, chính quyền Arroyo có một số động thái xích lại gần Bắc Kinh khiến phe đối lập phản đối kịch liệt, mà đỉnh điểm là làn sóng phản đối dâng cao trong các năm 2007 - 2008.
Việc Mỹ ủng hộ và có những chính sách ưu ái cho chính quyền trong cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq đã kích động các lực lượng ly khai, Hồi giáo cực đoan tại Nam Philippines hoạt động mạnh hơn, liều lĩnh hơn (nổ bom, bắt cóc ngay giữa thủ đô Manila) [10, tr.84]. Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung gây tình trạng căng thẳng, bất ổn, tác động đến môi trường an ninh trong khu vực, kích thích làn sóng dân tộc chủ nghĩa trong nội bộ các nước, kích động các tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền vốn tồn tại từ lâu giữa các nước trong khu vực, làm cho các mâu thuẫn, xung đột địa chính trị của khu vực tăng nhanh, làm tăng mối nghi kị, lo ngại về an ninh.
Để gây bất ổn chính trị trong khu vực, Trung Quốc không chỉ dùng kế
“giương Đông, kích Tây” mà còn sử dụng chính sách “chia ra để trị”, “bẻ từng chiếc đũa trong một bó đũa”, cụ thể là: trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc chỉ
muốn tiến hành thảo luận song phương; vừa lôi kéo, vừa chia rẽ các nước ASEAN, dùng nước này ép nước kia; hạn chế vai trò và ảnh hưởng của các nước lớn như: Mỹ, Nhật, Nga, Ấn Độ... tại ĐNA. Trung Quốc viện trợ kinh tế gây áp lực cho Campuchia không đưa vấn đề Biển Đông ra bàn thảo. Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (2012) không ra được tuyên bố chung do Campuchia không nhất trí đã gây ra tiền lệ xấu về sau trong các hội nghị khác, làm cho nội bộ ASEAN mất đoàn kết, chia rẽ sâu sắc. Dẫn đến, nhiều ý kiến đề nghị tách Campuchia ra khỏi ASEAN hoặc thay đổi lại việc lấy biểu quyết tuyệt đối sang biểu quyết đa số trong vấn đề ra các văn bản chung của khối.
Ba là, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ảnh hưởng đến việc tự chủ trong việc ra quyết sách phát triển đất nước, gây bất ổn an ninh của các nước trong khu vực. Mỹ và Trung Quốc là hai cường quốc lớn, có uy quyền, nên việc xử lý mối quan hệ với hai nước này nếu không khôn khéo có thể gây mất ổn định chính trị, làm nguy cơ bùng phát xung đột sắc tộc, ly khai. Các lãnh đạo của khu vực khi đưa ra một quyết định, sách lược quan trọng liên quan đến vận mệnh của đất nước, khu vực đều phải tính đến nhân tố Mỹ và Trung Quốc. Mỹ và Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng đối với lãnh đạo các quốc gia trong khu vực, thậm chí thực hiện đầu cơ chính trị, nuôi dưỡng các thế lực chính trị có khả năng nắm quyền trong tương lai [10, tr.83]. Mỹ và Trung Quốc luôn tìm cách tác động, tạo sức ép lên lãnh đạo các nước trong việc ra quyết sách, góp phần tạo ra hai luồng tư tưởng đối nghịch nhau “thân Mỹ” hay “thân Trung Quốc”, gây ra những mâu thuẫn nội bộ trong việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, buộc các nước phải điều chỉnh chiến lược để bảo vệ lợi ích, bảo vệ ĐLDT của mình. Thủ đoạn của Mỹ và Trung Quốc là lợi dụng các điểm nóng, thậm chí “khuấy động” nhiều điểm nóng ở khu vực để tạo cớ can thiệp, lôi kéo, gây sức ép với các nước có liên quan tăng cường quan hệ với mình. Điều này khiến cho các nước trong khu vực dễ lâm vào thế khó xử, nên lúng túng trong chính sách đối ngoại, vì thế rất có thể phạm phải những sai lầm trong tính toán, sách lược, dẫn đến căng thẳng leo thang, xuất hiện nguy cơ xung đột, làm ảnh hưởng không chỉ đến lợi ích quốc gia mà còn ảnh hưởng đến chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ bị xâm hại.
Chính phủ Malaysia và Indonesia đã không thể bỏ qua những ý kiến chỉ trích của phe đối lập khi xem xét các quyết định hợp tác phát triển hạ tầng hay khai thác dầu khí với Mỹ hay Trung Quốc. Với việc Philippines giao dự án Internet băng thông rộng NBN và hợp tác dầu khí với Trung Quốc khiến chính trường Philippines chao đảo bởi sự phản ứng mạnh mẽ của phe đối lập [3, tr.45].
Tại Myanmar, dự án đập thủy điện Myitsone (Myanmar) trị giá 3,6 tỉ USD, với 90% sản lượng điện sẽ được tiêu thụ ở Trung Quốc và dự án khai thác mỏ đồng Letpadaung do Trung Quốc đầu tư đã gặp phải phản ứng dữ dội từ người dân Myanmar buộc chính phủ phải ra quyết định dừng lại. Hành động này được giới quan sát cho rằng chính phủ Myanmar đang giữ khoảng cách với Trung Quốc và xích lại gần Mỹ. Năm 2015, Mỹ yêu cầu Myanmar sửa đổi Hiến pháp năm 2008, coi đó là điều kiện để Mỹ tháo dỡ nốt một số lệnh chừng phạt và xóa bỏ “danh sách đen” đối với một số tướng lĩnh và doanh nghiệp. Tại Thái Lan, trong việc lật đổ chính phủ Thaksin, Mỹ đã ngừng viện trợ quân sự 24 triệu USD để gây khó dễ cho Thái Lan thì liền sau đó Trung Quốc quyết định cung cấp cho nước này số tiền gấp đôi (49 triệu USD) [198, tr.37]. Các quốc gia phải đứng trước lựa chọn
“thân” Mỹ hay Trung Quốc đã đặt họ đứng trước nguy cơ đe dọa an ninh không chỉ của các nước lớn mà còn nguy cơ phân hóa và xung đột nội bộ quốc gia giữa hai luồng tư tưởng trên.
Bốn là, làm gia tăng sức mạnh quốc phòng, chạy đua vũ trang gây bất ổn trong khu vực. Việc Trung Quốc đẩy mạnh quân sự nhất là Hải quân và sự hiện diện thường xuyên của quân đội Mỹ tại khu vực đã tác động mạnh đến các mối quan hệ quốc phòng ở ĐNA, làm xuất hiện những mối nghi ngờ, suy giảm lòng tin giữa các nước gây ra tình trạng căng thẳng an ninh, cảm giác lo lắng, bất an ngày càng lớn của các nước khu vực. Hệ quả của nó là các nước nghèo lại càng nghèo hơn do phải cắt giảm chi tiêu cho kinh tế để dốc ngân sách phát triển quân đội, mua vũ khí, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, gây ra sự gia tăng chạy đua vũ trang trong khu vực, biến châu Á trở thành “rốn nhập khẩu vũ khí của thế giới”. Các nước trong khu vực dự kiến chi 58 tỷ USD vào thiết bị quân sự mới trong 5 năm tới, trong đó, việc mua thiết bị hải quân sẽ chiếm phần nhiều, các đơn
hàng vũ khí tới ĐNA đã tăng gấp đôi trong các năm 2005-2009 so với 2000-2004 [187, tr.16]. Singapore trở thành nước đầu tiên ở ĐNA lọt vào top 5 nước mua sắm nhiều vũ khí trên thế giới. Tổng số tiền mua sắm vũ khí của của 10 nước ASEAN là khoảng trên 36 tỷ USD [94, tr.64] (xem phụ lục 4).
Việc chạy đua vũ trang này gây lãng phí về tài chính và nguồn lực, gây khó khăn cho công cuộc phát triển đất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, khiến cho nguy cơ xung đột, chiến tranh cục bộ, chiến tranh quy mô lớn ở khu vực ngày càng hiện hữu, làm bất ổn khu vực, trạng thái nghi kỵ, thiếu tin tưởng lẫn nhau tăng lên ở khu vực. Với hành động ngang ngược ở Biển Đông, Trung Quốc đã gây ra hệ lụy các cường quốc khác sẽ gia tăng sự hiện hiện về quân sự ở khu vực để thực hiện chiến lược kiềm chế, ngăn chặn Trung Quốc làm ảnh hưởng tới môi trường an ninh khu vực.
Để bảo vệ an ninh và chủ quyền quốc gia của mình, tránh lệ thuộc vào Trung Quốc, một số nước ĐNA tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ. Philippines đã ký
“Thỏa thuận tăng cường hợp tác phòng thủ” với Mỹ (5/2014) nhằm nâng cao tiềm lực quân sự, có thêm chỗ dựa từ Mỹ; Singapore nhất trí cho Mỹ triển khai tàu tuần duyên đến nước này để “đối phó với các thách thức an ninh” đang nổi lên trong khu vực. Năm 2011, Mỹ cam kết hỗ trợ 35,7 triệu USD để giúp hiện đại hóa quân đội Indonesia và cam kết hỗ quân sự cho Malaysia. Thái Lan cân nhắc khả năng cho phép quân đội Mỹ tái sử dụng sân bay quân sự U-Tapao làm “Trung tâm hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai” và tiến hành các hoạt động quân sự ở khu vực, mua thêm 3 máy bay trực thăng đa năng UH-60M Black Hawk của Mỹ để hiện đại hóa quân đội. Ngoài ra, một số nước ĐNA còn phối hợp với Mỹ tổ chức hàng chục cuộc diễn tập quân sự chung, làm nóng thêm tình hình an ninh khu vực [139, tr.15].
Năm là, làm bùng phát các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực.
Mối đe doạ an ninh hiện nay không chỉ có kẻ thù truyền thống mà còn có các tổ chức phi chính phủ bạo lực, tập đoàn ma túy, các tập đoàn đa quốc gia, tập đoàn truyền thông và các tổ chức phi chính phủ cấu kết với nhau phá hoại sự phát triển kinh tế của đất nước… Cả Mỹ và Trung Quốc đều nỗ lực giải quyết, những thách