Đôn Nam Á tron lợi íc c iến lƣợc của Trun Quốc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ Trung tại Đông Nam Á đến độc lập dân tộc của các nước trong khu vực từ năm 2001 đến năm 2015 (Trang 48 - 51)

7. Kết cấu của luận án

2.3.2. Đôn Nam Á tron lợi íc c iến lƣợc của Trun Quốc

Về địa chính trị, chiến lược, mục tiêu chiến lược lâu dài của Trung Quốc là từng bước nâng cao vị thế, ảnh hưởng ở khu vực và quốc tế, vươn lên thành cường quốc cạnh tranh vai trò thống trị của Mỹ. Trung Quốc coi ĐNA là một mắt xích quan trọng cho chiến lược tiến ra thế giới và xuống châu Đại Dương, nhằm đẩy lùi an ninh và vai trò của Mỹ sang phía bên kia bờ Thái Bình Dương.

ĐNA là cửa ngõ duy nhất để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng, phá vỡ sự, bao vây, phong tỏa của Mỹ khi phía Bắc, Đông và Tây đã bị các cường quốc khu vực án ngữ. Phía Đông của Trung Quốc là khối đồng minh chiến lược Mỹ - Nhật - Hàn vững chắc. Đài Loan được Mỹ, Nhật bảo trợ về an ninh - quốc phòng. Phía Tây Nam giáp Ấn Độ và Myanmar là hai nước mà Mỹ tăng cường cải thiện, mở rộng mối quan hệ. Phía Đông Nam nơi thuận lợi nhất cho Trung Quốc vươn ra biển do các nước có chủ quyền ở Biển Đông đều là nước nhỏ với tiềm lực hải quân hạn chế.

Từ năm 1963, ông Chu Ân Lai đã nói: Nước chúng tôi thì lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong Đảng Lao động Việt Nam mở cho một con đường mới xuống Đông Nam châu Á [19, tr.19]. Còn Mao Trạch Đông đã khẳng định: Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore … Một vùng như Đông Nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản, xứng đáng với sự cần thiết phải chiếm lấy… Sau khi giành được Đông Nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô - Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây [19, tr.19].

Biển Đông là trọng điểm trong chiến lược xây dựng Trung Quốc thành “cường quốc biển”. Chiến lược vùng biển gần của Trung Quốc được chia làm 2 khu vực là tuyến phòng thủ tuyệt đối (AD khu vực phủ định) và tuyến các khu vực đệm phía trước (A2 chống tiếp cận). Trung Quốc đang hướng tới mục tiêu về khả năng tác

chiến toàn diện và khả năng răn đe và phản công chiến lược, khả năng A2/AD, khả năng tác chiến biển xa. Theo các chuyên gia nghiên cứu thuộc Trung tâm Đông - Tây (Mỹ) và Đại học Ai-chi (Nhật Bản) cho rằng quần đảo Trường Sa được xem như là một căn cứ chiến lược để phòng thủ, ngăn chặn, kiểm soát tuyến đường biển và có thể là căn cứ tấn công đất liền. Thêm vào đó, với chiến lược “xoay trục” quay trở lại CA - TBD và sự can dự mạnh mẽ của Mỹ vào ĐNA làm cho Trung Quốc càng gia tăng quyết tâm đưa ĐNA thành hướng ưu tiên chiến lược của mình.

Về an ninh – quân sự, khu vực ĐNA là khu đệm và lá chắn bên ngoài trực tiếp bảo vệ an ninh quốc gia phía Đông Nam của Trung Quốc. Nếu chiếm được Biển Đông cùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc sẽ tạo cho mình “đồn biên phòng trên biển”, “chiến hào phòng vệ”, vành đai bảo vệ đất liền vững chắc, từ đó khống chế được Nhật Bản, Hàn Quốc, phá vỡ vòng cung bao vây chiến lược của Mỹ, đồng thời loại bỏ ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi khu vực. Ý đồ của Trung Quốc là muốn đặt Biển Đông trong vòng kiểm soát, ngăn chặn sự can thiệp chi viện của Mỹ cho Đài Loan và Nhật Bản từ hướng Nam, dễ dàng triển khai các hoạt động quân sự bao vây Đài Loan hoặc khi xảy ra xung đột đảo Điếu Ngư/Senkaku với Nhật Bản.

Biển Đông còn là một trong những con đường để Trung Quốc tăng cường cố kết dân tộc. Tại khu vực ĐNA, hiện có hàng chục triệu người Hoa sinh sống (xem phụ lục 1) thông qua hoạt động giao thương qua Biển Đông, nhất là nếu khống chế được Biển Đông thì cộng đồng người Hoa ở nước ngoài sẽ hướng về Trung Quốc nhiều hơn, từ đó tăng cường sức hội tụ, cố kết dân tộc [220, tr.262].

Về kinh tế - thương mại, ĐNA là đối tác quan trọng để Trung Quốc phát triển kinh tế; là nơi hấp dẫn để Trung Quốc thực hiện chiến lược “Đại khai phá miền Tây", dự án “một trục hai cánh” nhằm mở rộng thị trường phát triển kinh tế, nhất là hệ thống các trục giao thông cả đường bộ, đường thủy và đường sắt theo hướng Bắc Nam, qua đó mở rộng ảnh hưởng đối với khu vực. ĐNA là thị trường dễ tính trong việc tiêu thụ hàng hóa giá rẻ, là nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu, lực lượng lao động giá rẻ cho nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc. Hầu hết, ĐNA có nhu cầu cao về nguồn vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, tạo cơ hội lớn cho

các nhà đầu tư Trung Quốc thâm nhập [47,tr.91]. Thông qua đầu tư và viện trợ các nước ĐNA bị lệ thuộc vào Trung Quốc từ đó Trung Quốc đạt được các nhóm lợi ích chính trị - an ninh trong quan hệ với các nước ĐNA, lẫn các đối tác, đối thủ khác, nhất là Mỹ và Nhật Bản.

Biển Đông là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới với trữ lượng ước tính khoảng 213 tỷ thùng dầu và 2000 tỷ m3 khí [140, tr.68], giá trị hơn 1000 tỷ USD [20, tr.60]. Chính vì vậy, Biển Đông còn được coi là “Vịnh Péc Xích thứ hai” về dầu khí, là nơi có thể cung cấp nguồn năng lượng quan trọng cho phát triển của kinh tế Trung Quốc. Nhiều học giả Trung Quốc đã cho rằng Biển Đông là

trục hai đại dương, là hòn đá tảng về sức mạnh biển, là đồng tiền sinh mệnh trên biển của Trung Quốc” [94, tr.60]. Trung Quốc đang thiếu năng lượng một cách trầm trọng, đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ) về tiêu thụ và nhập dầu mỏ. Hiện nay, do giá dầu giảm nên Trung Quốc mua dầu để tích trữ. Năm 2014, Trung Quốc nhập tới 5,69 triệu thùng/ngày, đến năm 2020, theo dự tính sẽ tăng lên khoảng 70% và đến 2035 là khoảng 75% với số 11,6 triệu thùng ngày [200, tr.6]. Tháng 12/2015, Trung Quốc đã tiêu tốn cho việc nhập khẩu xăng dầu các loại lên tới 124.179.000 USD [199]. Nếu Trung Quốc chiếm được Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam sẽ đủ năng lượng dùng hàng trăm năm vì dưới đáy sâu của Biển Đông đang tồn tại “Băng cháy”, một dạng năng lượng của tương lai mà hiện nay trình độ và công nghệ khai thác ở đáy sâu đại dương của thế giới chưa có. Ngoài ra Biển Đông còn là con đường ngắn nhất để Trung Quốc tiếp cận với thế giới Ả Rập và châu Phi nơi cung cấp nguồn dầu mỏ lớn nhất cho đất nước. Có thể khẳng định rằng, Biển Đông còn có vị trí quan trọng trong chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc.

Biển Đông là đường hàng hải nhộn nhịp đứng thứ hai trên thế giới, có khoảng từ 74.000 tàu, thuyền thương mại đi qua khu vực này mỗi năm. ĐNA còn là cầu hàng không nối các chuyến bay từ Đông Bắc Á, Bắc Mỹ sang nhiều nước Tây Nam Á, Trung Đông - Bắc Phi và Trung - Đông Âu. Vì vậy, ĐNA chính là điểm tựa, là chỗ dựa quan trọng hàng đầu cho Trung Quốc vươn ra thế giới đồng thời cũng là địa bàn quan trọng để Trung Quốc tập hợp lực lượng, xác lập vị thế của một cường quốc thế giới và phát huy vai trò trong các vấn đề quốc tế, khu vực. Từ năm

2014, Biển Đông còn là nơi xuất phát điểm để Trung Quốc thực hiện đại chiến lược

“một vành đai, một con đường”.

Ngoài ra, cộng đồng người Hoa đông đảo ở ĐNA cũng là một yếu tố mà Trung Quốc có thể tận dụng để thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước. ĐNA là khu vực tập trung người Hoa kiều đông nhất khoảng 35 triệu người, chiếm 80% tổng số người Hoa trên thế giới. Trên 80% người Hoa đã nhập quốc tịch nước sở tại và nắm giữ các khu vực quan trọng của nền kinh tế như: tài chính, ngân hàng, chứng khoán, thông tin…sở hữu số vốn lên tới 450 tỷ USD, chiếm 1/3 tổng số vốn trong nền kinh tế của các nước ĐNA [195].

Về văn hóa - giáo dục, các nước ĐNA có nhiều điểm tương đồng và chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung Quốc, có cùng mục tiêu chung là phát triển kinh tế, chung quan điểm về các giá trị dân chủ, nhân quyền và một số vấn đề quốc tế. Sự gần gũi về văn hóa là cơ sở vô cùng quan trọng để Trung Quốc truyền bá rộng rãi các giá trị của mình, xoa dịu lo sợ về “thuyết mối đe dọa Trung Quốc”

đồng thời xây dựng và củng cố hơn nữa lòng tin của các nước trong khu vực về hình ảnh một Trung Quốc “ôn hòa”, sẵn sàng gánh vác và chia sẻ lợi ích cũng như trách nhiệm trong việc giải quyết các vấn đề trong khu vực ĐNA trong lợi ích chiến lược của Mỹ. Văn hóa tương đồng là công cụ để Trung Quốc tập hợp lực lượng chống lại các giá trị dân chủ, nhân quyền phương Tây, đồng thời giúp Trung Quốc dễ dàng hợp tác với các nước trong khu vực [54, tr.207].

Tóm lại, ĐNA có vị trí địa chiến lược rất quan trọng và luôn là nơi tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn. Thêm vào đó, ASEAN ngày càng lớn mạnh, ĐNA phát triển mạnh mẽ càng làm khu vực này trở nên cần thiết hơn trong chiến lược của các nước lớn, nhất là đối với Mỹ và Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ Trung tại Đông Nam Á đến độc lập dân tộc của các nước trong khu vực từ năm 2001 đến năm 2015 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(202 trang)