Kinh nghiệm về đối sách của các nước Đôn Nam Á

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ Trung tại Đông Nam Á đến độc lập dân tộc của các nước trong khu vực từ năm 2001 đến năm 2015 (Trang 143 - 146)

7. Kết cấu của luận án

4.3. KINH NGHIỆM VỀ ĐỐI SÁCH CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

4.3.1. Kinh nghiệm về đối sách của các nước Đôn Nam Á

Một là, nhận thức đúng đắn về xu thế phát triển của thời đại; biểu hiện mới của xây dựng và củng cố ĐLDT trong bối cảnh mới.

Để giữ vững được nền ĐLDT trong tình hình mới hiện nay cần nắm rõ xu hướng phát triển chung của quốc tế, đặc điểm riêng và những nguy cơ mới nảy sinh ảnh hưởng đến ĐLDT của mỗi nước, của khu vực từ đó xác định chiến lược, sách lược ngắn hạn và dài hạn, hướng đi đúng đắn cho từng quốc gia; tạo ra mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, không thể tách rời buộc các nước phải có trách nhiệm với nhau, tránh được những ảnh hưởng đối địch, tránh bị loại khỏi guồng quay của quốc tế. Các nước ĐNA đã nhận thức đúng đắn, có sự lựa chọn linh hoạt, hài hòa giữa lợi ích quốc gia dân tộc với lợi ích kinh tế trước mắt tránh bị lệ thuộc về kinh tế dẫn đến lệ thuộc về chính trị; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế đã tạo cơ hội tốt cho đất nước phát triển và bảo vệ vững chắc độc lập và chủ quyền quốc gia.

Việc xác định tốt những cơ hội và thách thức do cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tạo ra giúp các nước ĐNA tránh được nguy cơ mất độc lập, bị các nước lớn chi phối hoặc gây sức ép về kinh tế dẫn đến lệ thuộc vào chính trị.

Hai là, ASEAN cần đoàn kết, chia sẻ cùng nhau hợp tác, giải quyết các công việc có trách nhiệm trước những thách thức do cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đem lại. ASEAN cần tự lực tự cường, phát huy vai trò trung tâm và tiếng nói chung trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đoàn kết ASEAN vô cùng quan trọng, bởi chính nó mới tạo ra được vai trò trung tâm của ASEAN. Trong lịch sử, duy nhất chỉ có ASEAN duy trì được vai trò trung tâm trong các cơ chế của khu vực mà không có một tổ chức khu vực nào trên thế giới có được. ASEAN là một tổ chức khu vực nhỏ

nhưng tất cả các nước lớn trên thế giới đều tham gia vào cơ chế của Hiệp hội. Điều này chưa có tổ chức khu vực nào trên thế giới làm được. Trước bối cảnh gia tăng cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, dẫn đến sự chia rẽ trong các nước khu vực, ASEAN cần đoàn kết, xây dựng kế hoạch để Cộng đồng ASEAN hoạt động đạt hiệu quả, đi vào hoạt động thực chất. ASEAN đóng vai trò là cầu nối giúp cho các nước trong khu vực cùng hợp tác và hợp tác với các nước ngoài khu vực, xây dựng phát triển quan hệ hữu nghị, thân thiện với các nước trong khu vực; đồng thuận và không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước. Các nước ASEAN cần phải xem xét lợi ích của cộng đồng trong mối quan hệ lợi ích quốc gia, dân tộc, giải quyết các vấn đề dựa trên việc hài hòa giữa lợi ích quốc gia với Hiệp hội, tránh nghi kị, chia rẽ vì khác biệt lợi ích làm suy giảm lòng tin.

Ba là, xử lý các mối quan hệ quốc tế một cách mềm dẻo,linh hoạt; đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết nhằm bảo vệ thắng lợi nền ĐLDT trong tình hình mới.

Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA ảnh hưởng trực tiếp đến ĐLDT các nước trong khu vực, hầu hết các quốc gia này đều lựa chọn con đường ngoại giao hòa bình, không liên kết, đa phương hóa, đa dạng hóa, thiết lập quan hệ với cả Mỹ, Trung Quốc và các nước trên thế giới. Ngoài ra, cần tăng cường đoàn kết nội bộ, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Chính sách này đã giúp cho các quốc gia trong khu vực tránh được những tác động tiêu cực đến ĐLDT từ nhiều hướng đặc biệt là trong vấn đề dân tộc, chủng tộc, không bị cuốn vào vòng xoáy của sự đối đầu giữa các nước lớn, bảo vệ được chủ quyền quốc gia dân tộc.

Quan hệ giữa các nước lớn hiện nay là hợp tác và cạnh tranh đan xen phức tạp, các nước ĐNA cần có đối sách mềm dẻo, linh hoạt trong QHQT để giữ cân bằng trong quan hệ với các nước lớn. Các nước ĐNA cần tận dụng tối đa các cơ hội, hạn chế tiêu cực do cạnh tranh Mỹ - Trung đem lại để phát triển đất nước giữ gìn ĐLDT, xử lý khôn khéo trong các mối quan hệ đối ngoại nhất là với Mỹ và Trung Quốc, kiên quyết giữ vững lập trường chính trị, nhưng linh hoạt, mềm dẻo trong xử lý vấn đề mâu thuẫn, xung đột lợi ích.. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào lợi ích quốc gia phải luôn luôn được đặt hàng đầu trong chiến lược xây dựng đất nước, không vì sức ép của các nước lớn mà đánh đổi quốc gia, dân tộc.

Các nước ĐNA phải thay đổi các chiến lược cho phù hợp với diễn biến của tình hình quốc tế hiện nay, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong công tác đối ngoại với tình thần thêm bạn, bớt thù, đa phương hóa, đa dạng hóa trong QHQT.

Bốn là, thực sự coi phát triển kinh tế là nhân tố hàng đầu trong công cuộc xây dựng và củng cố ĐLDT. Sức mạnh của mỗi quốc gia hiện nay không chỉ dựa vào an ninh truyền thống mà còn phụ thuộc rất nhiều vào an ninh phi truyền thống, trong đó, an ninh kinh tế là mũi nhọn, trọng tâm. Với xu thế hợp tác, hòa bình hiện nay thì kinh tế là nhân tố quyết định, quan trọng đối với việc bảo vệ chủ quyền quốc gia. Có khả năng độc lập, tự chủ về kinh tế, phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì mới nâng cao được vị thế, có tầm ảnh hưởng đối với các quốc gia trên trường quốc tế; mới đảm bảo được chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc. Những nước nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển là những quốc gia dễ bị mất ĐLDT nhất do bị lệ thuộc các nước lớn trong quá trình hội nhập. ĐNA là khu vực hầu hết là các nước vừa và nhỏ, trải qua quá trình đấu tranh giành độc lập rất khắc nghiệt nên nền kinh tế nghèo nàn và lạc hậu. Các nước ĐNA cần xây dựng phát triển đất nước bằng nền kinh tế tự chủ, tránh lệ thuộc vào các nước lớn để quyết đoán hơn trong các vấn đề, bảo vệ ĐLDT vững chắc hơn.

Năm là, xây dựng một nền quốc phòng vững mạnh, hiện đại; Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA hiện nay diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố đan xen, thách thức khó lường. Do đó, việc bảo vệ ĐLDT, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hải đảo, bảo vệ nhà nước, nhân dân và chế độ;

giữ môi trường hòa bình, ổn định chính trị để xây dựng và phát triển quốc gia cần phải được chú trọng, đặc biệt là nâng cao khả năng chiến đấu trước mọi tình huống có thể xảy ra; cần có nền quốc phòng vững mạnh, hiện đại; lực lượng quốc phòng chính quy, tinh nhuệ, có tầm nhìn chiến lược, từng bước hiện đại hóa đáp ứng với yêu cầu chiến tranh hiện đại, vũ khí công nghệ cao, đặc biệt là lực lượng hải quân và không quân phải được trang bị những vũ khí và phương tiện hiện đại nhất đủ sức ngăn chặn mọi cuộc tiến công xâm lược từ bên ngoài. Ngoài ra, trong quan hệ quốc phòng cần tiếp tục tăng cường hợp tác, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm một cách thiết thực, có hiệu quả để giữ gìn hòa bình, ổn định cho khu vực.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ Trung tại Đông Nam Á đến độc lập dân tộc của các nước trong khu vực từ năm 2001 đến năm 2015 (Trang 143 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(202 trang)