Giải pháp quản trị nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO sở NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ yên (Trang 117 - 125)

- Tổ chức thực hiện kế hoạch dự trữ muối của tỉnh sau khi được phê duyệt.

3.2.4. Giải pháp quản trị nguồn nhân lực

3.2.4.1. Hoạch định nguồn nhân lực

Sở nên chú trọng hơn nữa trong việc hoạch định nguồn nhân lực để đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tương lai. Chính điều đó sẽ giúp Sở chủ động trong việc tổ chức và bố trí nhân sự. Tiến trình hoạch định nguồn nhân lực Sở nên tiến hành qua các bước:

• Cơ hội:

Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với ngành Nông nghiệp và PTNT:

- Môi trường chính trị ổn định, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn.

- Hệ thống luật, pháp lệnh và các văn bản dưới luật, tạo khung pháp lý cho hoạt động của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Nhà nước có các chính sách ưu đãi về tín dụng, thuế, đầu tư nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật đối với nông nghiệp và chế biến nông, lâm, thủy sản xuất khẩu.

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn:

Phú Yên là một tỉnh thuần nông, phần lớn diện tích đất đai thuộc khu vực nông thôn, có lực lượng lao động dồi dào người dân cần cù chịu khó. Phía Đông, vùng biển có nhiều loại hải sản phong phú, đánh bắt quanh năm. Bờ biển dài 189 km từ Xuân Hải đến Vũng Rô, nhiều đầm, vũng, vịnh như đầm Ô Loan, đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài, vịnh Vũng Rô đều là vị trí thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản…

Sự phát triển của khoa học và công nghệ tiên tiến:

- Khoa học công nghệ của ngành nông nghiệp và PTNT ở khu vực và trên thế giới phát triển nhanh và có triển vọng về tiếp nhận, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới thuận tiện.

- Việc phổ biến và áp dụng các tiêu chuẩn quản lý tiên tiến như ISO, GAP, HACCP,…; có cơ hội tiếp cận và sử dụng dịch vụ tư vấn, đào tạo từ các tổ chức, chuyên gia trong và ngoài nước tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức nâng cao trình độ quản lý và gia tăng hiệu quả hoạt động.

Nguồn vốn đầu tư phát triển:

Nguồn kinh phí được cung từ ngân sách và các nhà tài trợ cấp cho việc triển khai các dự án, chương trình trọng điểm phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn. Nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT ở địa phương.

Sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế quốc dân và của ngành nông nghiệp và PTNT:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm hiện nay của quốc gia và tỉnh Phú Yên đạt mức khá cao.

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế đòi hỏi sản xuất nông nghiệp phải nâng cấp về trình độ và năng lực quản lý, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến.

Tác động của yếu tố hội nhập kinh tế - xã hội:

Hội nhập kinh tế WTO và kinh tế khu vực mở ra cơ hội có các thị trường lớn, nhiều tiềm năng (Giúp nhận rõ các thách thức từ thị trường, các hiệp định thư như SPS, TBT,…để chuẩn bị mọi điều kiện thích ứng).

Tác động của khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng về an ninh lương thực:

- Khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước thay đổi cách thức đánh giá và củng cố nội lực (không còn quá chủ quan như trước đây), thay đổi cách định hướng thị trường từ việc đặt nặng vào xuất khẩu sang hướng cân bằng giữa thị trường xuất khẩu và nội địa để giảm rủi ro.

- Nhu cầu sản xuất lương thực hiện tại và tương lai của thế giới rất cao để đảm bảo an ninh lương thực.

- Khủng hoảng kinh tế giúp các tổ chức, doanh nghiệp chú trọng việc thiết lập và củng cố chuỗi cung ứng để tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng, an toàn -> Phát triển an toàn và bền vững.

• Thách thức:

Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với ngành nông nghiệp và PTNT:

- Hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện, chồng chéo, còn tình trạng thiếu tính khả thi, thay đổi, điều chỉnh bổ sung nhiều, thực thi luật pháp chưa đồng bộ.

- Hệ thống luật của Việt Nam và quốc tế còn nhiều cách biệt gây khó khăn cho tiếp cận và tham gia vào các thị trường nước ngoài, nhất là các thị trường lớn như: Luật chống phá giá Tôm.

Tác động của yếu tố kỹ thuật và công nghệ đối với lĩnh vực sản xuất, quản lý của ngành nông nghiệp và PTNT:

- Một số lĩnh vực công nghệ của Việt Nam và địa phương còn hạn chế (Công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, công nghệ sinh học, thiết bị và công nghệ sản xuất, phòng chống dịch bệnh,…).

- Các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa và an toàn vệ sinh thực phẩm của Việt Nam và quốc tế còn nhiều cách biệt gây khó khăn cho tiếp cận và tham gia vào các thị trường nước ngoài, nhất là các thị trường lớn (Tiêu chuẩn về các chất phụ gia, bảo quản trong thực phẩm của Việt Nam so với tiêu chuẩn của các quốc gia có thị trường

lớn còn thiếu nhiều loại và mức chấp nhận về hàm lượng các chất phổ biến còn cao hơn tiêu chuẩn của các thị trường này).

Tập quán sản xuất, trình độ khoa học kỹ thuật và quản lý, chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

- Sản xuất nhỏ, phân tán (sản phẩm nông nghiệp khó trở thành hàng hóa theo yêu cầu của thị trường).

- Trình độ, nhận thức của người dân về việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.

- Công tác quy hoạch phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương chậm so với yêu cầu phát triển, người dân sản xuất mang tính tự phát và theo phong trào (dẫn đến nguy cơ mất cân đối về cơ cấu kinh tế, phá vở cân bằng sinh thái và gây khó khăn cho công tác quản lý ngành).

Môi trường và hạ tầng nông thôn:

- Môi trường ô nhiễm (trồng trọt, chăn nuôi, khai thác, chế biến, dịch vụ, sinh hoạt,...), hệ quả của việc đói nghèo hoặc thiếu hiểu biết và không tuân thủ về luật pháp đã dẫn đến vi phạm luật định trong khai thác nguồn tài nguyên làm thiệt hại nguồn lợi thủy sản (phát sinh dịch bệnh khó kiểm soát trên vật nuôi, cây trồng, cạn kiệt nguồn lợi thủy sản).

- Hiện nay tỉnh Phú Yên đã cải thiện tốt trong việc thu hút đầu tư cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ có thể dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp.

- Ảnh hưởng tác động của biến đổi khí hậu lên sản xuất nông nghiệp, thủy sản. - Hạ tầng giao thông nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu giao thương vận chuyển hàng hóa.

Tác động của việc biến động giá cả thị trường:

Giá cả thị trường biến động khó dự báo (dẫn đến thua lỗ hoặc hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp).

Tác động của yếu tố hội nhập kinh tế - xã hội:

Hội nhập kinh tế thế giới (gia nhập WTO) và kinh tế khu vực dẫn đến môi trường cạnh tranh khắt nghiệt (giảm lợi thế cạnh tranh đối với hàng nông sản, nhà nước không thể sử dụng rào cản thuế quan để hỗ trợ phát triển kinh tế,…).

Sức cầu của các thị trường trên toàn thế giới giảm (làm giảm tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp).

Nguồn nhân lực:

- Nguồn nhân lực của tỉnh có trình độ thấp.

- Xu thế học sinh, sinh viên theo học các chuyên ngành về nông nghiệp có chiều hướng giảm, chất lượng đầu vào thấp hơn các ngành khác và sinh viên sau khi ra trường thường ở lại các đô thị lớn.

• Điểm mạnh: Vị trí của ngành:

Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được Tỉnh ủy, Ủy ban xác định là ngành kinh tế được chú trọng phát triển theo hướng bền vững, sản phẩm sạch, chất lượng cao, phù hợp với hệ sinh thái.

Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tạo được uy tín với các đối tác (công dân, tổ chức, doanh nghiệp).

Tổ chức, bộ máy:

Việc hợp nhất 02 Sở (Sở NN và PTNT và Sở Thủy sản) thành 01 cơ quan, với mô hình tổ chức mới giúp tập trung nguồn lực thực thi tốt chức năng quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ hành chính công của ngành.

Mô hình tổ chức mới cải tiến theo hướng tinh gọn ở khối cơ quan hành chính, tăng cường trách nhiệm cho các đơn vị chuyên ngành trực thuộc và hệ thống bộ máy cấp cơ sở.

Nhân lực:

Hầu hết các bộ công chức trong đơn vị đều đạt tiêu chuẩn ngạch, bậc theo quy định của Nhà nước, có kiến thức chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm và thời gian làm việc lâu năm trong ngành; chủ động thực thi nhiệm vụ được phân công, bảo đảm chất lượng và hiệu quả công tác.

Cơ sở hạ tầng và thông tin liên lạc:

Phương tiện, trang thiết bị cơ bản đáp ứng được yêu cầu làm việc của ngành. Nhà làm việc của cơ quan được xây dựng theo tiêu chuẩn công sở.

Môi trường làm việc:

Đoàn kết nội bộ, có chính sách khuyến khích CB,CC,VC phát triển, chỉ đạo điều hành và phối hợp các hoạt động của sở một cách đồng bộ, có cơ chế phối hợp và qui chế hoạt động trong nội bộ.

Hoạt động của các tổ chức chính trị, đoàn thể mạnh và có chiều sâu giúp hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý, điều hành tại các đơn vị cơ sở.

Có sự phối hợp với Bộ và các Sở, Ban ngành, địa phương trong và ngoài tỉnh thông qua các hình thức: Ký kết hợp tác, quy chế phối hợp.

Khả năng kiểm soát các hoạt động: Có quy chế kiểm tra, giám sát và báo cáo định kỳ tình hình hoạt động của ngành.

Nguồn tài chính:

Nguồn tài chính ổn định do ngân sách cấp cho hoạt động bộ máy. Có khả năng thu hút được các đối tác đầu tư, hợp tác.

• Điểm yếu: Tổ chức, bộ máy:

Việc phân công, bố trí nhân sự còn tình trạng chưa phù hợp với năng lực, sở trường. Khi phát sinh trường hợp năng lực không đáp ứng yêu cầu công việc, Sở còn chậm trong việc điều chỉnh cho hợp lý.

Nhân lực:

Cán bộ có trình độ cao (đại học, sau đại học) vẫn còn thiếu, tỷ lệ thấp, chưa đủ đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Cơ sở hạ tầng và thông tin liên lạc:

Phương tiện, trang thiết bị phục vụ công việc còn thiếu (Ví dụ: máy điều hòa nhiệt độ trang bị cho phòng làm việc, các thiết bị kỹ thuật chuyên ngành…).

Môi trường làm việc:

Việc sử dụng và phát triển nguồn nhân lực của ngành hiện tại thực hiện theo cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực có năng lực tốt của tỉnh còn hạn chế ở chỗ chỉ tạo điều kiện ban đầu cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Việc tổ chức, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình đào tạo theo quy hoạch phát triển chưa tốt (thiếu kinh phí, bị động trong việc sắp xếp thời gian và bố trí người thay thế công việc cho người đi học và chưa xác định rõ cơ hội phát triển cho nhân sự sau khi được đào tạo).

Mối quan hệ phối hợp trong một số lĩnh vực hoạt động giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa các đơn vị trong Sở, giữa Sở với các tổ chức, cơ quan bên ngoài hiệu quả chưa cao. Lãnh đạo các cấp trong ngành chưa chú trọng nhiều vào việc tạo điều kiện làm việc thông thoáng và linh hoạt để phát huy hết năng lực của CB,CC,VC.

Khả năng hoạch định và kiểm soát các hoạt động:

Công tác quy hoạch phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành chậm so với yêu cầu phát triển.

Khâu kiểm soát trên phạm vi rộng, toàn ngành (tài nguyên, môi trường, ngư trường, ngư dân v.v..) còn yếu, chưa được thực hiện thường xuyên.

Việc tổng hợp, đánh giá, phân tích dữ liệu và đề ra giải pháp khắc phục, phòng ngừa, cải tiến hoạt động còn yếu, nội dung phân tích còn nặng về định tính.

Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chiến lược: như đã nêu ở phần 2.3.4.

Bước 2: Phân tích thực trạng nguồn nhân lực về số lượng, chất lượng, cơ cấu… và các chính sách quản lý nguồn nhân lực và rút ra ưu, nhược điểm của nguồn nhân lực như đã phân tích ở chương 2.

Bước 3: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực.

Bảng 3.4 : Nhu cầu nguồn nhân lực của Sở đến năm 2020

Đơn vị tính: người

Chuyên ngành đào tạo Vị trí công tác Nông, lâm,

thủy sản,… Kinh tế, cơ khí, luật,… Lao động Phổ thông Tổng cộng CB lãnh đạo, quản lý 56 11 - 67 Phụ trách chuyên môn 57 8 - 65

Nhân viên (bảo vệ…) - - 7 7

Tổng cộng 113 19 7 139

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên)

Trong tương lai, Sở không có nhu cầu mở rộng quy mô, thêm đơn vị, phòng ban vì cơ cấu tổ chức hiện tại đã tương đối ổn định và hợp lý. Do đó, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực của Sở sẽ căn cứ vào những mục tiêu cần đạt được, những hoạt động trong thời gian tới cụ thể là căn cứ vào tầm nhìn, mục tiêu, sứ mệnh của Sở đến năm 2020 và các dự án, chương trình đang và sẽ triển khai thực hiện.

Trong thời gian tới, Sở cần nguồn nhân lực để thay thế đội ngũ cán bộ, nhân viên sắp về hưu ( từ 50 tuổi trở lên) đồng thời làm trẻ hóa và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Số lượng : 139 người.

Bước 4: Phân tích quan hệ cung cầu nguồn nhân lực, đề ra các chính sách, kế hoạch, chương trình thực hiện.

- Cung nội bộ: từ nguồn nhân lực hiện có của Sở.

• Kế hoạch đề bạt, bổ nhiệm : Trong 139 cán bộ, nhân viên độ tuổi 50 trở lên có 67 người giữ vị trí lãnh đạo, cán bộ quản lý ; số còn lại là công chức, viên chức, nhân viên thừa hành. Để thay thế những cán bộ này, Sở nên lập kế hoạch xem xét việc bổ nhiệm, đề đạt những cán bộ ở vị trí thấp hơn, những cán bộ có năng lực quản lý, trình độ, phẩm chất đủ tiêu chuẩn vào những vị trí đó.

- Cung bên ngoài: Nguồn cung lao động của tỉnh đến năm 2020 có thể đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của Sở.

Giai đoạn 2011-2015 bình quân đào tạo 25 nghìn lao động /năm (kể cả lao động thay thế do nghỉ hưu, chết, chuyển sang ngành nghề khác; đào tạo lại nâng cao, …), trong đó dạy nghề 18 – 20 nghìn lao động/năm..

Giai đoạn 2016-2020 bình quân đào tạo 21 nghìn lao động/năm, trong đó đào tạo dạy nghề 18 nghìn lao động/năm (Số lượng đào tạo ít hơn giai đoạn 2011-2015 nhưng thời gian đào tạo dài hơn do giai đoạn này chuyển sang đào tạo chuyên sâu dài hạn).

Dự báo đến năm 2020, tổng số lao động ở Phú Yên là gần 560.000 người, trong đó lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 31%; lao động trong ngành dịch vụ chiếm 41% và lao động nông lâm ngư nghiệp chiếm 28%.(17)

• Kế hoạch tuyển dụng : Sở cần lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự từ bên ngoài cho những vị trí còn thiếu, cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của nhà nước cho từng vị trí, chức danh cần tuyển dụng.

- Đối với lãnh đạo, cán bộ quản lý : yêu cầu trình độ đại học trở lên, đúng chuyên ngành, ưu tiên thạc sĩ, tiến sĩ, có năng lực, kinh nghiệm quản lý, phẩm chất đạo đức tốt.

(17)

- Đối với công chức, viên chức phụ trách chuyên môn, nghiệp vụ: yêu cầu có trình độ cao đẳng/đại học, kiến thức đáp ứng yêu cầu công việc ở vị trí tuyển dụng, có phẩm chất đạo đức tốt.

Bước 5: Thực hiện các chính sách, kế hoạch, chương trình.

Bước 6: Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO sở NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ yên (Trang 117 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)