Tình hình sản xuất và phát triển của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản Phú Yên

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO sở NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ yên (Trang 58 - 60)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Tình hình sản xuất và phát triển của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản Phú Yên

Phú Yên năm 2011(7)

Mặc dù gặp nhiều khó khăn song nhờ sự tập trung triển khai các giải pháp, nhất là phát triển sản xuất nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, của Tỉnh nên tốc độ tăng trưởng khá (7,7%) trong đó: trồng trọt tăng 6,3%, chăn nuôi tăng 1,6%, thuỷ sản tăng 12,4%, lâm nghiệp giảm 3,5%, dịch vụ nông nghiệp tăng 6,5%; sản lượng lương thực có hạt đạt 36,4 vạn tấn, hầu hết diện tích, năng suất cây trồng chủ yếu đều tăng, trong đó: chủ yếu cây ngô 6.648ha- NSBQ hơn 3,1tấn/ha (tăng 6,2 tạ/ha so với năm trước); mía 20.858ha- NSBQ khoảng 53tấn/ha (tăng 5,5 tấn/ha); sắn 17.865ha- NSBQ khoảng 14,4tấn/ha (tăng 2,8tấn/ha), đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu sản xuất của các nhà máy chế biến công nghiệp. Riêng đánh bắt thuỷ sản tuy trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn về giá cả nhiên liệu tăng cao, nhưng sản lượng đạt 45.279 tấn, tăng hơn 3.060 tấn so với năm trước, trong đó cá ngừ đại dương 5.648 tấn, tăng gần 650 tấn so với thực hiện năm 2010.

Trong sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng - vật nuôi tiếp tục chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ. Một số dịch vụ trong nông nghiệp như: dịch vụ làm đất, dịch vụ thu hoạch, bảo vệ thực vật, phân bón... hoạt động tương đối có hiệu quả. Sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm đạt ổn định trên 32 vạn tấn, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu lương thực cho tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh và một phần cung ứng ra ngoài tỉnh; giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác được nâng lên, năm 2010 bình quân giá trị sản phẩm trồng trọt đạt 29 triệu đồng/ha canh tác, tăng 1,7 lần so với năm 2005; xuất hiện một số mô hình luân canh, xen canh đạt hiệu quả cao, doanh thu bình quân đạt 70 – 160 triệu

(7)

Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Yên về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV

đồng/ha/ năm; đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với nhà máy chế biến đường, tinh bột sắn. Đã phát triển cây cao su ở một số địa phương có điều kiện phù hợp, diện tích trồng mới tăng từ 1.461 ha năm 2005 lên 3.000 ha năm 2010.

Phát triển chăn nuôi theo quy mô thích hợp, chú trọng hơn trong công tác chọn con giống phù hợp với điều kiện từng vùng; kết hợp đổi mới phương thức chăn nuôi hiệu quả gắn với phòng chống dịch bệnh. Số lượng tổng đàn gia súc của tỉnh tuy giảm so với năm 2005, nhưng chất lượng được nâng lên. Bước đầu đã xuất hiện một số mô hình chăn nuôi tập trung theo hình thức trạng trại, công nghiệp gắn với công tác thú y phòng chống dịch bệnh. Đến năm 2010, đàn bò 193.000 con, giảm 4,3% só với năm 2005, nhưng tỷ lệ đàn bò lai đạt 50%, tăng 15,7% so với năm 2005; đàn lợn 131.500 con, giảm 33,2%, đàn gia cầm khoảng 2,3 triệu con, tăng 2,7% so với năm 2005.

Đã hoàn thành rà soát quy hoạch 3 loại rừng, tập trung đẩy mạnh trồng rừng kinh tế theo phương thức thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tăng sản lượng sinh khối của rừng trồng. Đã thu hút được các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng sản xuất, bước đầu phát triển lâm nghiệp gắn với tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Tỷ lệ độ che phủ rừng từng bước cải thiện, đến năm 2010 tỷ lệ độ che phủ rừng (theo tiêu chí mới) ước đạt 34,9%.

Sản xuất thủy sản tiếp tục phát triển, năng lực khai thác được tăng cường. Tổng số tàu thuyền trong tỉnh 7.187 chiếc, với tổng công suất 204.663 CV, tăng 3.090 chiếc so với năm 2005 đạt khoảng 45 nghìn tấn, tăng 16,6% so với 2005, trong đó sản lượng nuôi trồng là 9.000 tấn, tăng gấp 2,8 lần so năm 2005. Đã có được chuyển dịch trong các đối tượng nuôi, mở rộng một số đối tượng nuôi mới, có hiệu quả như tôm thẻ chân trắng, tu hài, cá bớp, cá mú, rong sụn... Hoàn thành và đưa vào sử dụng cảng cá Tiên Châu, Khu neo đậu tàu thuyền và tránh trú bão cho tàu thuyền vịnh Xuân Đài; đang triển khai cảng cá Phú Lạc.

Kết cấu hạ tầng ở nhiều vùng nông thôn trong tỉnh từng bước được cải thiện, kinh tế nông thôn và đời sống nông dân tiếp tục được quan tâm hơn. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng mới và nâng cấp đường giao thông nông thôn, tạo thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân và kết nối giữa các vùng. Đến năm 2010, 100% xã được đầu tư từ Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, nâng tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh đạt 70%... Đầu tư xây dựng một số cụm công

nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp...tác động tích cực đến phát triển sản xuất, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên còn một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân như sau:

- Sản xuất nông lâm ngư nghiệp tuy có mặt phát triển nhưng chưa bảo đảm yếu tố bền vững, cơ cấu ngành chuyển dịch đúng hướng nhưng nặng về trồng trọt (chiếm 47,2%), chăn nuôi chiếm thấp 14,4% trong cơ cấu ngành. Mặt khác do ảnh hưởng của thị trường giá cả vật tư nông nghiệp, giá thức ăn chăn nuôi biến động bất lợi làm cho người chăn nuôi không mạnh dạn tái đàn, nhất là đàn lợn giảm 19,6% so với năm 2010; quản lý bảo vệ rừng còn bất cập, một số dự án trồng rừng chưa đảm bảo lợi ích hài hoà với dân cư ở vùng gần rừng; tình trạng phá rừng để trồng sắn, mía tự phát đang xảy ra.

- Sử dụng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhất là các công trình thuỷ lợi, nước sạch nông thôn chưa hiệu quả, dự án chậm tiến độ, chất lượng thấp, trong đó một số công trình trong quá trình thi công phát sinh yêu cầu kỹ thuật, phải chỉnh sửa, bổ sung; mặt khác khâu giải tỏa đền bù mặt bằng thi công luôn là khâu yếu; thời gian thi công kéo dài, chậm đưa vào khai thác sử dụng theo tiến độ và giảm hiệu quả đầu tư xây dựng công trình; năng lực quản lý của các BQL dự án và sự phức tạp về thủ tục đầu tư XDCB là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm chậm trễ tiến độ thực hiện dự án.

- Công tác tham mưu, chỉ đạo điều hành, năng lực và trình độ của một bộ phận đội ngũ cán bộ trong ngành còn chưa đủ khả năng triển khai các chương trình, dự án trước đòi hỏi cao của nhiều chủ trương, chính sách đổi mới của Nhà nước, của Tỉnh đã ban hành, ảnh hưởng sự phát triển chung.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO sở NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ yên (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)