Những khó khăn

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO sở NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ yên (Trang 102 - 103)

- Tổ chức thực hiện kế hoạch dự trữ muối của tỉnh sau khi được phê duyệt.

3.1.3.2. Những khó khăn

- Tình trạng chạy theo bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học để theo chuẩn hóa không phải là không có, do vậy đủ bằng cấp nhưng vẫn là thiếu, có bằng cấp mà không dùng để lâu mai một, rơi vãi kiến thức là lãng phí, không cần thiết…

- Vẫn còn những bất cập hạn chế thể hiện ở sự phân bổ nguồn lực, nhất là đội ngũ trí thức không cân đối so với cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đội ngũ trí thức trong ngành giáo dục đào tạo có tỷ lệ cao, tỷ lệ trí thức trong các ngành nông, lâm, thủy sản đạt tỷ lệ thấp. Tỉnh Phú Yên năm 2010 có trên 30.000 người có trình độ đại học, cao đẳng trở lên, chiếm hơn 3,4% so với dân số toàn tỉnh, tập trung đông ở các ngành giáo dục, y tế, quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế…trong đó, 461 người có trình độ thạc sĩ, 8 người có trình độ tiến sĩ. (16)

Mặt khác, một bộ phận cán bộ, công chức, trí thức ngành nông, lâm, thủy sản còn hạn chế về kiến thức và năng lực thực hành, hạn chế cập nhật thông tin về khoa học công nghệ và quản lý kinh tế. Do đó không thể tổ chức triển khai áp dụng công nghệ tiên tiến, cải tiến kỹ thuật tạo ra hiệu quả lao động cao. Một bộ phận khác do điều kiện đào tạo thiếu cơ bản nên chậm thích nghi trong cơ chế mới, hạn chế về năng lực hoạt động trong nền kinh tế thị trường.

- Trên thực tế việc thực hiện chính sách thu hút và phát huy nguồn nhân lực ở tỉnh ta thời gian qua vẫn còn có một số hạn chế, tồn tại nhất định. Hầu hết lãnh đạo các cơ quan, đơn vị nhận thức đúng đắn về chủ trương của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh về thu hút nguồn nhân lực, tuy nhiên vẫn còn một số cơ quan, đơn vị chưa thật sự

(16)

quan tâm trong việc tiếp nhận, sử dụng và bố trí việc làm phù hợp cho lực lượng thu hút. Mặt khác, điều kiện và môi trường làm việc đối với ngành nông, lâm, thủy sản còn khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu, nên một số đối tượng thu hút chưa thật sự phát huy được kiến thức chuyên môn đã được đào tạo.

- Xu thế học sinh, sinh viên theo học các chuyên ngành về nông nghiệp có chiều hướng giảm, chất lượng đầu vào thấp hơn các ngành khác và sinh viên sau khi ra trường thường ở lại các đô thị lớn, làm việc cho các Doanh nghiệp có mức thu nhập cao hơn so với khi làm việc trong các cơ quan hành chính. Trong chừng mực nhất định có liên quan đến chính sách thu hút và phát huy nguồn nhân lực của tỉnh. Có rất nhiều lý do dẫn đến sự việc trên, nhưng một thực tế cũng phải nghiêm khắc nhìn nhận, đánh giá việc phối hợp quản lý và thực hiện chính sách, chế độ đối với các đối tượng được thu hút chưa đồng bộ, chặt chẽ, cụ thể nhất là trong việc sử dụng, bố trí công việc và thực hiện các chế độ đãi ngộ kèm theo còn nhiều bất cập…Do vậy, cán bộ kế cận có chuyên môn cao trong thời gian tới sẽ thiếu nhiều.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO sở NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ yên (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)