Chính sách bố trí và sử dụng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO sở NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ yên (Trang 80 - 82)

- Tổ chức thực hiện kế hoạch dự trữ muối của tỉnh sau khi được phê duyệt.

2.4.2.2. Chính sách bố trí và sử dụng

- Phân công, bố trí cán bộ công nhân viên:

Bảng 2.4: Bảng bố trí công việc theo chuyên môn

Đơn vị tính: người Bộ phận công tác Chuyên ngành Số người Cán bộ lãnh đạo Phụ trách chuyên môn, kỹ thuật Công tác tổ chức (tổ chức cán bộ, kế toán, văn thư…) Lái xe, tạp vụ, bảo vệ…

Nông, lâm, thủy sản… 403 41 362 - -

Kinh tế, luật, khai

thác, cơ khí, CNTT… 156 10 25 121 -

Lao động phổ thông… 124 - - - 124

Tổng số 683 51 387 121 124

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên)

Cơ cấu tổ chức khá gọn, ít cấp quản lý, biên chế sát theo các chức danh công việc và được thực hiện theo nguyên tắc: đúng người đúng việc, công việc đúng chuyên môn được đào tạo. Cán bộ lãnh đạo của Sở và các đơn vị trực thuộc phần lớn thuộc chuyên ngành nông, lâm, thủy sản…, một số thuộc chuyên ngành khác nhưng đã có kinh nghiệm quản lý. Cán bộ phụ trách chuyên môn, kỹ thuật đa số là kĩ sư nông, lâm, thủy sản…; các cán bộ là kĩ sư, cử nhân các ngành khác được bố trí công việc phù hợp chuyên ngành của mình như: tổ chức cán bộ, kế toán, văn thư…Tuy nhiên, ở một số đơn vị trực thuộc vẫn còn tình trạng dư thừa cán bộ hoặc không phù hợp với vị trí đảm nhận.

Những cán bộ công nhân viên giỏi vẫn được giao cho những công việc quan trọng, nhưng phải mất một thời gian dài thử thách. Mức độ công việc không thực sự có nhiều vấn đề đột phá. Vì vậy chưa phát huy được hết năng lực và khả năng sáng tạo của cán bộ công nhân viên.

- Đánh giá cán bộ, công nhân viên:

Công tác đánh giá cá nhân từng nhân viên và cán bộ lãnh đạo, quản lý được thực hiện định kỳ cuối năm căn cứ vào nhiệm vụ được phân công, kết quả hoàn thành nhiệm vụ và phẩm chất đạo đức của công viên chức theo quy trình: Công viên chức tự nhận xét công tác; tập thể nơi viên chức làm việc tham gia góp ý và ghi phiếu phân loại; người đứng đầu đơn vị sử dụng trực tiếp đánh giá viên chức và tham khảo ý kiến góp ý và phân loại của tập thể để tổng hợp và xếp loại viên chức; thông báo ý kiến đánh giá đến từng viên chức. Viên chức có quyền được trình bày, bảo lưu ý kiến tự đánh giá nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của lãnh đạo đơn vị. Thực tế, cách thực hiện vẫn dựa chính trên cảm tính và tình cảm, mối quan hệ của mỗi cá nhân là chính và kết quả của đánh giá chưa được sử dụng nhiều trong việc đãi ngộ nhân viên.

Công chức, viên chức được đánh giá theo các nội dung sau đây:

+ Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

+ Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc. + Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

+ Tinh thần trách nhiệm trong công tác. + Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

Căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức được phân loại đánh giá như sau: + Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ.

+ Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực. + Không hoàn thành nhiệm vụ.

Từ đó làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với công chức.

Đánh giá bình xét cuối năm 2011cho thấy: 100% cán bộ, công nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao, trung bình qua các năm có trên 70% CBCVC hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có cán bộ, công nhân viên bị kỷ luật.(11)

- Đề bạt, bổ nhiệm cán bộ:

Điều kiện thăng tiến tại Sở rất khó khăn, nó vẫn phụ thuộc theo cơ chế nhà nước. Một nhân viên giỏi, có năng lực nhưng để được thăng tiến trong công việc thì cần phải có một thời gian dài phấn đấu và quan trọng hơn vẫn là vấn đề về các mối quan hệ. Do đó nếu nhân viên giỏi đơn thuần thì cơ hội thăng tiến cũng không cao. Điều này làm cho những nhân viên có năng lực bất mãn, không khích lệ được tinh thần làm việc của họ.

Quy trình đề bạt, bổ nhiệm thực tế thực hiện chưa thực sự công khai và minh bạch để mọi người cùng phấn đấu, còn nghiêng về hồ sơ lý lịch, thâm niên công tác,... đã ảnh hưởng đến động cơ phấn đấu của những người giỏi, tạo ra rào cản đối với họ, nặng nề hơn làm cho họ nản chí. Lý giải cho vấn đề này có thể do:

+ Sở chưa thực hiện việc phân tích chi tiết vị trí công việc và năng lực cán bộ ở từng vị trí để từ đó có thể quy hoạch cán bộ một cách khoa học.

+ Việc đề bạt, bổ nhiệm còn bị tác động, chi phối bởi nhiều phía.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO sở NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ yên (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)