Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO sở NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ yên (Trang 51 - 53)

7. Kết cấu của luận văn

1.6. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Từ thực tiễn phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật, xây dựng Luật bảo hiểm việc làm hay Luật việc làm (trong đó bao gồm cả nội dung về bảo hiểm việc làm) nhằm hỗ trợ không cho người lao động thất nghiệp, mà quan trọng hơn là hỗ trợ cho những người đang làm việc.

2. Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, trước hết là hoàn thiện các chỉ tiêu thông tin thị trường lao động, tổ chức thu thập và phân tích thông tin thị trường lao động về cung – cầu lao động, phổ biến rộng rãi, kịp thời các thông tin, đặc biệt là chỗ làm trống, những doanh nghiệp đang có nhu cầu sử dụng lao động, những yêu cầu đối với người lao động ở từng vị trí công việc; các thông tin về người lao động cần tìm việc làm. . .; tổ chức thực hiện tốt công tác dự báo về nguồn lao động, về nhu cầu sử dụng lao động trong từng năm và từng thời kỳ. Cần xây dựng mạng thông tin thị trường lao động sử dụng trong toàn quốc và bất cứ doanh nghiệp, người lao động nào muốn khai thác đều được đáp ứng một cách dễ dàng, đơn giản và kịp thời.

3. Xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển nguồn nhân lực, cần xác định rõ các mục tiêu, các hoạt động liên quan đến việc phát triển toàn diện cả về số lượng và chất lượng nguồn lao động, nhất là vấn đề sức khỏe, đào tạo chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cho người lao động, ý thức và sự hợp tác trong công việc, thái độ và tác phong của người lao động; về tổ chức thực hiện cần thiết thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển nguồn nhân lực bao gồm đại diện của các ngành có liên quan và đại diện của người sử dụng lao động, các tổ chức chính trị-xã hội…, việc tổ chức thực hiện cần xác định rõ trách nhiệm của từng ngành, từng cấp trong việc triển khai thực hiện chương trình; Nhà nước hỗ trợ tài chính cho các hoạt động của chương trình và huy động từ các cấp, các doanh nghiệp để thực hiện chương trình.

4. Tăng cường công tác đào tạo nghề cho người lao động, hoàn thiện hệ thống đào tạo từ bậc phổ thông, đào tạo nghề, đào tạo đại học; xây dựng chương trình hướng nghiệp cho học sinh phổ thông và bắt buộc thực hiện ở các trường; hoàn thiện hệ thống giáo trình ở các trường đào tạo theo hướng các trường tự xây dựng giáo trình và phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia theo qui định; chương trình đào tạo nghề cần tăng cường thực hành (chiếm khoảng 60%) và đào tạo lý thuyết khoảng 40%; thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho người lao động để đáp ứng nhu cầu của công việc; cần có các giải pháp để gắn chặt đào tạo với sử dụng lao động.

5. Xây dựng mối quan hệ giữa trường đào tạo và doanh nghiệp, thông qua chính sách, cơ chế hoạt động và khuyến khích các doanh nghiệp gắn với các trường đào tạo và ngược lại các trường đào tạo gắn với doanh nghiệp để đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng lao động một cách có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của lao động của doanh nghiệp.

6. Nâng cao năng lực của hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm giới thiệu việc làm đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các chính sách về phát triển thị trường lao động. Tổ chức các hoạt động tư vấn, giới thiệu và cung ứng lao động, thông tin thị trường lao động, thực hiện các hoạt động giao dịch trên thị trường lao động. Điều này thể hiện tính khách quan và vai trò của tổ chức giới thiệu việc làm. Do đó, cần phải nâng cao năng lực hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm về cơ sở vật chất, cán bộ và cấp kinh phí cho các hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Đồng thời có các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân hoạt động bất hợp pháp trong lĩnh vực này.

7. Khai thác, đào tạo và sử dụng lao động trong nước, Việt Nam có lực lượng lao động lớn, chủ yếu ở khu vực nông thôn và lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao, vì vậy để cung ứng nguồn lao động này và phải có các chương trình, các hoạt động để đào tạo lao động nông thôn, nhất là lao động trẻ, lao động ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Mặt khác, đối với số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cần có kế hoạch và giải pháp để thường xuyên nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO sở NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ yên (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)