Tổng quan về điều kiện kinh tế xã hội Phú Yên

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO sở NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ yên (Trang 54 - 149)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Tổng quan về điều kiện kinh tế xã hội Phú Yên

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Yên là một trong 7 tỉnh ven biển Nam Trung bộ thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Phú Yên nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn. Phú Yên trải dài từ 12°42'36" đến 13°41'28" vĩ bắc và từ 108°40'40" đến 109°27'47" kinh đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía tây giáp tỉnh Đăk Lăk và Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông.

Phú Yên nằm ở miền trung Việt Nam, cách Hà Nội 1.160km về phía nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 561km về phía Bắc theo tuyến quốc lộ 1A.

2.1.1.2. Khí hậu

Khí hậu tỉnh Phú Yên là loại nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình hằng năm 26,5°C, lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.600 - 1.700mm.

2.1.1.3. Đặc điểm địa hình

Phú Yên nằm ở sườn Đông dãy Trường Sơn, đồi núi chiếm 70% diện tích đất tự nhiên. Địa hình dốc mạnh từ Tây sang Đông, dải đồng bằng hẹp và bị chia cắt mạnh, có hai đường cắt lớn từ dãy Trường Sơn là cánh đèo Cù Mông và cánh đèo Cả. Bờ biển dài 200 km có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá có lợi thế phát triển du lịch, vận tải đường thủy, đánh bắt và nuôi trồng hải sản xuất khẩu.

Địa hình Phú Yên có thể chia thành 2 khu vực lớn:

- Vùng núi và bán sơn địa (phía Tây là sườn đông của dãy Trường Sơn Nam): gồm các vùng huyện Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân và phần phía Tây các huyện Sông Cầu, Tuy An, Tây Hòa và Đông Hòa. Đây là vùng núi non trùng điệp, song không cao lắm, có đỉnh Vọng Phu cao nhất (2.064m).

- Vùng đồng bằng: gồm các vùng thành phố Tuy Hòa, các huyện Tuy An, Sông Cầu, Tây Hòa, Đông Hòa, Phú Hòa với những cánh đồng lúa lớn và tập trung.

Dân số Phú Yên là 868.514 người (Niên giám thống kê năm 2010) trong đó thành thị chiếm 20%, nông thôn chiếm 80%, lực lượng lao động chiếm 71,5% dân số.

Có gần 30 dân tộc sống chung với nhau, trong đó người Chăm, Êđê, Ba Na, Hrê, Hoa, Mnông, Raglai… là những tộc người đã sống lâu đời trên đất Phú Yên.

Sau ngày miền Nam được giải phóng và nhất là sau khi thành lập huyện Sông Hinh (năm 1986) đã có những dân tộc từ miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Sông Hinh như Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu,...

2.1.2. Kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế(4)

Trong 10 năm qua, kinh tế của Phú Yên luôn giữ vững được tốc độ tăng trưởng cao, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2010 đạt 11,5%/năm. Trong đó, giai đoạn 2001-2005 tăng trưởng bình quân 10,9%/năm; giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng bình quân đạt 12,3%/năm.

Các ngành kinh tế duy trì được tăng trưởng ổn định và phát triển khá, nhất là khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ liên tục phát triển tăng trưởng mạnh mẽ.

Bình quân giai đoạn 2001-2005, tăng trưởng Công nghiệp-xây dựng tăng 16,5%, Dịch vụ tăng 12,1%, Nông - Lâm - Ngư nghiệp tăng 5,1%; tương ứng ở giai đoạn 2006-2010 Công nghiệp-xây dựng tăng 16,9%, Dịch vụ tăng 13,6%, Nông - Lâm - Ngư nghiệp tăng 4,2%.

Quy mô nền kinh tế tăng mạnh qua từng thời kỳ. Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá so sánh 1994) năm 2005 đạt 2.603 tỷ đồng, gấp 1,67 lần so giá trị tổng sản phẩm năm 2000; năm 2010 đạt 4.650 tỷ đồng, gấp 3 lần so năm 2000 và gấp 1,78 lần so năm 2005.

Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá thực tế) năm 2010 đạt 13.761 tỷ đồng, gấp 5,61 lần so giá trị tổng sản phẩm năm 2000 và gấp 2,62 lần so giá trị tổng sản phẩm năm 2005. Trong đó: Ngành Nông - Lâm nghiệp và thủy sản đạt 4.019 tỷ đồng, gấp 3,71 lần so năm 2000 và gấp 2,09 lần so năm 2005; Ngành Công nghiệp và xây dựng đạt 4.729 tỷ đồng, gấp 8,51 lần so năm 2000 và gấp 3,08 lần so năm 2005; Ngành Dịch vụ đạt 5.013 tỷ đồng, gấp 6,15 lần so năm 2000 và gấp 2,8 lần so năm 2005.

Giá trị tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2010 (tính theo giá hiện hành) đạt 15,8 triệu đồng/người, gấp 5 lần so năm 2000, tương đương 852 USD (1 USD giá 18.544 đồng VN).

Bảng 2.1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2001-2005 VÀ 2006-2010

Đơn vị tính: (%) Chia ra Tốc độ tăng bình quân Thời kỳ Toàn bộ nền kinh tế Nông-Lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2001 – 2005 10,9 5,1 16,5 12,1 2006 – 2010 12,3 4,2 16,9 13,6

(Nguồn: Cục thống kê Phú Yên)

2.1.2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế(5)

Cơ cấu lao động dịch chuyển từ ngành Nông lâm nghiệp và thủy sản sang ngành công nghiệp- xây dựng và Dịch vụ, cụ thể ngành Nông lâm nghiệp và thủy sản lực lượng lao động từ 78,1% năm 2001 giảm còn 64,9% năm 2010. Công nghiệp và xây dựng lực lượng lao động từ 8,7% năm 2001 tăng 13,4% năm 2010. Ngành Dịch vụ lực lượng lao động từ 13,1% năm 2001 tăng 21% năm 2010

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng Ngành Nông - Lâm nghiệp và thủy sản, tăng dần tỷ trọng Ngành Công nghiệp - xây dựng và Dịch vụ, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó, tỷ trọng Ngành Nông - Lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 35,4% năm 2001 xuống còn 20,5% năm 2010; Ngành Công nghiệp - xây dựng tăng từ 25,8% năm 2001 lên 37,8% năm 2010; Ngành Dịch vụ tăng từ 38,7% năm 2001 lên 41,7% năm 2010. Dưới đây biểu số liệu thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu.

Bảng 2.2: Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh

2001 2005 2010

GDP Lao động GDP Lao động GDP Lao động

Ngành

Số lượng % Số

lượng

% Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Tổng số 1694771 100 427590 100 2603034 100 455968 100 4649581 100 486690 100

I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

600761 35,4 334375 78,2 774930 29,8 336825 73,9 953155 20,5 315862 64,9

II. Công nghiệp

và xây dựng 438098 25,8 37200 8,7 803875 30,9 47177 10,3 1759337 37,8 65216 13,4

III. Dịch vụ 655912 38,7 56014 13,1 1024229 39,3 71966 15,8 1937089 41,7 105612 21,7

(Nguồn: Niên giám thống kê Phú Yên năm 2001, 2005, 2010)

2.1.2.3. Tổng vốn đầu tư phát triển(6)

Tình hình huy động vốn đầu tư xã hội tăng mạnh qua các năm. Tổng vốn đầu tư phát triển 10 năm 2001-2010 đạt 36.372 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2001-2005 thực hiện 9.488 tỷ đồng; giai đoạn 2006-2010 thực hiện 26.884 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân hằng năm tăng 22,1%.

Đã huy động được nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát triển, nhất là các nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn của Bộ, ngành Trung ương để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (cả nguồn trái phiếu Chính phủ và ODA) chiếm 32,1%, vốn khu vực tư nhân và dân cư chiếm gần 32,9%, vốn FDI chiếm 24% , vốn do doanh nghiệp nhà nước và các nguồn khác chiếm 11% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tổng số dự án đầu tư của các doanh nghiệp kinh doanh trong giai đoạn 2006 – 2010 là 58 dự án với vốn thực hiện 2.895 tỷ đồng, trong đó 50 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, 8 dự án đang triển khai.

2.1.2.4. Thu ngân sách

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2010 là 1.405 tỷ đồng. Tỷ lệ thu ngân sách/GDP đạt còn thấp, bình quân chung cả giai đoạn 2001-2010 từ 8,5% - 10,5% so GDP. Sự tăng trưởng kinh tế hàng năm khu vực Công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đóng góp nhiều hơn khu vực Nông - lâm nghiệp và thủy sản. Trong lĩnh vực đầu tư các doanh nghiệp ở tỉnh đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời Ủy ban

(6)

nhân dân Tỉnh khuyến khích chủ trương đầu tư và có những chính sách ưu đãi nên những doanh nghiệp mới ra hoạt động đóng góp thu ngân sách chưa nhiều. Do đó, giá trị GDP lớn nhưng thu ngân sách thấp. Bên cạnh đó, các đơn vị sản xuất dịch vụ của trung ương đóng trên địa bàn, GDP tính tại địa phương nhưng nộp ngân sách tại Văn phòng chính; nguồn thu từ nội lực nền kinh tế của tỉnh còn thấp.

2.2. Tình hình sản xuất và phát triển của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản Phú Yên năm 2011(7) Phú Yên năm 2011(7)

Mặc dù gặp nhiều khó khăn song nhờ sự tập trung triển khai các giải pháp, nhất là phát triển sản xuất nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, của Tỉnh nên tốc độ tăng trưởng khá (7,7%) trong đó: trồng trọt tăng 6,3%, chăn nuôi tăng 1,6%, thuỷ sản tăng 12,4%, lâm nghiệp giảm 3,5%, dịch vụ nông nghiệp tăng 6,5%; sản lượng lương thực có hạt đạt 36,4 vạn tấn, hầu hết diện tích, năng suất cây trồng chủ yếu đều tăng, trong đó: chủ yếu cây ngô 6.648ha- NSBQ hơn 3,1tấn/ha (tăng 6,2 tạ/ha so với năm trước); mía 20.858ha- NSBQ khoảng 53tấn/ha (tăng 5,5 tấn/ha); sắn 17.865ha- NSBQ khoảng 14,4tấn/ha (tăng 2,8tấn/ha), đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu sản xuất của các nhà máy chế biến công nghiệp. Riêng đánh bắt thuỷ sản tuy trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn về giá cả nhiên liệu tăng cao, nhưng sản lượng đạt 45.279 tấn, tăng hơn 3.060 tấn so với năm trước, trong đó cá ngừ đại dương 5.648 tấn, tăng gần 650 tấn so với thực hiện năm 2010.

Trong sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng - vật nuôi tiếp tục chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ. Một số dịch vụ trong nông nghiệp như: dịch vụ làm đất, dịch vụ thu hoạch, bảo vệ thực vật, phân bón... hoạt động tương đối có hiệu quả. Sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm đạt ổn định trên 32 vạn tấn, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu lương thực cho tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh và một phần cung ứng ra ngoài tỉnh; giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác được nâng lên, năm 2010 bình quân giá trị sản phẩm trồng trọt đạt 29 triệu đồng/ha canh tác, tăng 1,7 lần so với năm 2005; xuất hiện một số mô hình luân canh, xen canh đạt hiệu quả cao, doanh thu bình quân đạt 70 – 160 triệu

(7)

Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Yên về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV

đồng/ha/ năm; đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với nhà máy chế biến đường, tinh bột sắn. Đã phát triển cây cao su ở một số địa phương có điều kiện phù hợp, diện tích trồng mới tăng từ 1.461 ha năm 2005 lên 3.000 ha năm 2010.

Phát triển chăn nuôi theo quy mô thích hợp, chú trọng hơn trong công tác chọn con giống phù hợp với điều kiện từng vùng; kết hợp đổi mới phương thức chăn nuôi hiệu quả gắn với phòng chống dịch bệnh. Số lượng tổng đàn gia súc của tỉnh tuy giảm so với năm 2005, nhưng chất lượng được nâng lên. Bước đầu đã xuất hiện một số mô hình chăn nuôi tập trung theo hình thức trạng trại, công nghiệp gắn với công tác thú y phòng chống dịch bệnh. Đến năm 2010, đàn bò 193.000 con, giảm 4,3% só với năm 2005, nhưng tỷ lệ đàn bò lai đạt 50%, tăng 15,7% so với năm 2005; đàn lợn 131.500 con, giảm 33,2%, đàn gia cầm khoảng 2,3 triệu con, tăng 2,7% so với năm 2005.

Đã hoàn thành rà soát quy hoạch 3 loại rừng, tập trung đẩy mạnh trồng rừng kinh tế theo phương thức thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tăng sản lượng sinh khối của rừng trồng. Đã thu hút được các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng sản xuất, bước đầu phát triển lâm nghiệp gắn với tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Tỷ lệ độ che phủ rừng từng bước cải thiện, đến năm 2010 tỷ lệ độ che phủ rừng (theo tiêu chí mới) ước đạt 34,9%.

Sản xuất thủy sản tiếp tục phát triển, năng lực khai thác được tăng cường. Tổng số tàu thuyền trong tỉnh 7.187 chiếc, với tổng công suất 204.663 CV, tăng 3.090 chiếc so với năm 2005 đạt khoảng 45 nghìn tấn, tăng 16,6% so với 2005, trong đó sản lượng nuôi trồng là 9.000 tấn, tăng gấp 2,8 lần so năm 2005. Đã có được chuyển dịch trong các đối tượng nuôi, mở rộng một số đối tượng nuôi mới, có hiệu quả như tôm thẻ chân trắng, tu hài, cá bớp, cá mú, rong sụn... Hoàn thành và đưa vào sử dụng cảng cá Tiên Châu, Khu neo đậu tàu thuyền và tránh trú bão cho tàu thuyền vịnh Xuân Đài; đang triển khai cảng cá Phú Lạc.

Kết cấu hạ tầng ở nhiều vùng nông thôn trong tỉnh từng bước được cải thiện, kinh tế nông thôn và đời sống nông dân tiếp tục được quan tâm hơn. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng mới và nâng cấp đường giao thông nông thôn, tạo thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân và kết nối giữa các vùng. Đến năm 2010, 100% xã được đầu tư từ Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, nâng tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh đạt 70%... Đầu tư xây dựng một số cụm công

nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp...tác động tích cực đến phát triển sản xuất, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên còn một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân như sau:

- Sản xuất nông lâm ngư nghiệp tuy có mặt phát triển nhưng chưa bảo đảm yếu tố bền vững, cơ cấu ngành chuyển dịch đúng hướng nhưng nặng về trồng trọt (chiếm 47,2%), chăn nuôi chiếm thấp 14,4% trong cơ cấu ngành. Mặt khác do ảnh hưởng của thị trường giá cả vật tư nông nghiệp, giá thức ăn chăn nuôi biến động bất lợi làm cho người chăn nuôi không mạnh dạn tái đàn, nhất là đàn lợn giảm 19,6% so với năm 2010; quản lý bảo vệ rừng còn bất cập, một số dự án trồng rừng chưa đảm bảo lợi ích hài hoà với dân cư ở vùng gần rừng; tình trạng phá rừng để trồng sắn, mía tự phát đang xảy ra.

- Sử dụng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhất là các công trình thuỷ lợi, nước sạch nông thôn chưa hiệu quả, dự án chậm tiến độ, chất lượng thấp, trong đó một số công trình trong quá trình thi công phát sinh yêu cầu kỹ thuật, phải chỉnh sửa, bổ sung; mặt khác khâu giải tỏa đền bù mặt bằng thi công luôn là khâu yếu; thời gian thi công kéo dài, chậm đưa vào khai thác sử dụng theo tiến độ và giảm hiệu quả đầu tư xây dựng công trình; năng lực quản lý của các BQL dự án và sự phức tạp về thủ tục đầu tư XDCB là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm chậm trễ tiến độ thực hiện dự án.

- Công tác tham mưu, chỉ đạo điều hành, năng lực và trình độ của một bộ phận đội ngũ cán bộ trong ngành còn chưa đủ khả năng triển khai các chương trình, dự án trước đòi hỏi cao của nhiều chủ trương, chính sách đổi mới của Nhà nước, của Tỉnh đã ban hành, ảnh hưởng sự phát triển chung.

2.3. Tổng quan về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên 2.3.1. Lịch sử hình thành 2.3.1. Lịch sử hình thành

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên hiện nay là tổ chức được hợp nhất từ bốn cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh gồm: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy lợi, Thủy sản.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30 tháng 4 năm 1975, UBND tỉnh Phú Yên thành lập các cơ quan: Ty Nông nghiệp, Ty Thủy sản, Ty Lâm nghiệp, Ty Thủy lợi. Các cơ quan này thực hiện chức năng tham mưu cho UBND tỉnh về quản lý

nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, quản lý ruộng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO sở NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ yên (Trang 54 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)