Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO sở NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ yên (Trang 48 - 49)

7. Kết cấu của luận văn

1.5.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Chính sách về giáo dục đào tạo: giáo dục là nhân tố chủ yếu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chính sách về giáo dục luôn được xây dựng phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế.

Chiến lược phát triển của Hàn Quốc qua các năm:

- Năm 1950: chính sách của giáo dục là chống mù chữ, làm cho ai cũng biết đọc biết viết.

- Năm 1960: giáo dục chủ trương phát triển mạnh giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học.

- Năm 1970: giáo dục chủ trương phát triển mạnh các trường dạy nghề kỹ thuật.

- Năm 1980: chính phủ chủ trương đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và giáo dục trên lĩnh vực khoa học cơ bản và công nghệ, nâng cao chất lượng giáo dục và học suốt đời.

- Năm 1992: cải cách giáo dục rộng lớn được triển khai với mục tiêu là tái cấu trúc hệ thống giáo dục thành một hệ thống giáo dục mới, bảo đảm cho nhân dân được học suốt đời.

- Năm 1999: tăng cường giáo dục suốt đời nhằm hướng đến việc phát triển nguồn nhân lực cho thế kỉ 21 với hiệu quả cao nhất.

Chất lượng học tập của học sinh Hàn Quốc rất tốt và hiệu quả, thuộc hàng tứ cường theo đánh giá của tổ chức PISA (năm 2003) trong một kỳ đánh giá quốc tế với học sinh 41 nước tham gia.

Chính sách về quản lý và sử dụng nhân lực: cách quản lý và sử dụng nhân lực của Hàn Quốc vừa mang phong cách truyền thống Nhật Bản, vừa mang phong cách hiện đại của Mỹ.

Chính sách về thu hút nhân tài các nước: Hàn Quốc xây dựng Viện Nghiên cứu cao đẳng để thu hút nhân tài nước ngoài. Ngoài ra Hàn Quốc còn áp dụng biện pháp thu hút lưu học sinh và cán bộ nghiên cứu sau tiến sĩ nước ngoài.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực CHO sở NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ yên (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)