CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan tình nghiên cứu về nạn nhân thương tật do tai nạn bom mìn sau năm 1975 đến nay
Đây là vấn đề không còn mới với chúng ta hiện nay, khi chiến tranh đã lùi xa và một Việt Nam với hình ảnh mới bước vào thế giới rộng lớn, một thế giới toàn cầu hòa về mọi mặt của đời sống xã hội. Nhưng những đau thương của chiến tranh vẫn còn đó với những hậu quả dai dẳng, cho những người đã sống trong chiến tranh, sau chiến tranh và cả thế hệ trẻ hôm nay. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tàn tật, bẩm sinh chiếm 34,5%, bệnh tật 35,75%, tai nạn giao thông chiếm 5,52%, tai nạn lao động 1,98% và những nguyên nhân khác 3,55%, trong đó trong yêu tố lịch sử của đất nước chiếm 19,02%, số còn lại là do chiến tranh gây nên, như vậy hậu quả của chiến tranh để lại thật nặng nề. [7]
Để đi sâu vào nghiên cứu vấn đề đời sống vật chất, tinh thần của những nạn nhân thương tật do tai nạn bom mìn đã có một số đề tài khoa học nghiên cứu đến nó, xem đây là một vấn đề xã hội cần được quan tâm. Vì các nạn nhân đã bị mất một cơ thể do bom mìn, nên họ cũng gặp nhiều khó khăn trong đời sống hàng ngày, bên cạnh đó là nỗi đau về tinh thần. Hơn 35 năm sau chiến tranh, dư âm của nó vẫn còn mang lại nhiều nỗi đau cho nhiều gia đình trên mảnh đất này, do đó những thay đổi cuộc sống cũng là điều đáng tìm hiểu, phân tích, để có những hỗ trợ cần thiết cho họ vươn lên trong cuộc sống, làm giảm gánh nặng cho gia đình và nhà nước. Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ, xã hội cùng chung tay chia sẻ các khó khăn cho nạn nhân cũng sẽ làm giảm bớt các nỗi đau mà họ gặp phải, nhưng chính sách đó có mang lại hiệu quả hay không vẫn còn là một vấn đề cần quan tâm, tác động của chính sách đến đời sống của họ như thế nào? Đề tài sẽ có nhiều câu trả lời cho các vấn đề trên.
Với nhiều bài học nổi bật được nêu lên như một tấm gương vươn lên trong cuộc sống để các nạn nhân khuyết tật có để noi theo, đây là nguồn tư liệu quí để nghiên cứu này tiếp cận được một cách toàn diện các vấn đề xã hội của họ. Bên cạnh đó, đề tài đã tìm được một số tài liệu và tổng quan lại, để phục vụ cho nghiên cứu được hiệu quả hơn. Là nhóm đối tượng chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội hiện nay, các nạn nhân thương tật do tai nạn bom mìn không có các tiền đề đảm bảo cho cuộc sống ổn định, là nhóm đối tượng ít được nhắc đến một cách rõ ràng trong tiến trình xóa đói giảm nghèo của nhà nước, địa phương. Họ được xếp chung với các nhóm đối tượng nghèo khác, mà quên đi rằng, họ đáng được xếp vào trường hợp đặc biệt, như chúng ta đã có các biện pháp, pháp lệnh xây dựng dành cho người khuyết tật. Các nghiên cứu về đời sống của nhóm nạn nhân bị thương tật bom mìn sau chiến tranh chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ về đời sống kinh tế, vật chất và tinh thần của họ sau khi bị thương tật như thế nào.
Những nghiên cứu trong nước:
Với bài “Vùng đất sống không sợ hãi”, đăng trên báo Tiền phong, ngày 30/11/2009, cho thấy, tỉnh Quảng Trị hiện có đến 7.000 người bị tàn tật vì công việc nguy hiểm này, họ trở thành nạn nhân của bom mìn. Một cuộc điều tra xã hội của cơ quan chức năng Quảng Trị tiến hành cho thấy đa phần những nông dân thường xuyên dọn dẹp, tiếp xúc với bom mìn có hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn.
Nhiều gia đình đã mất tất cả, nhà cửa, con cái. Vì nghèo, họ đành chọn con đường mưu sinh là tìm kiếm phế liệu chiến tranh để kiếm thêm thu nhập [8]. Hay bài báo
“Những cái chết oan uổng do bom mìn”, đăng ngày 31/05/2001, trên Việt Báo, cho thấy, tai nạn bom mìn đến mọi lúc, mọi nơi. Chiều 27/5, tại thôn Lương Lễ, xã Tân Hợp (huyện Khe Sanh, Quảng Trị), một quả lựu đạn phát nổ lúc 4 em nhỏ đang chơi đùa, khiến 1 em chết tại chỗ, 3 em bị thương nặng và cũng tại phường 5, thị xã Đông Hà, cũng có hai em chết bởi một quả đạn phát nổ lúc các em đang chôn cọc buộc trâu cách mấy ngày trước.
Trường hợp của em Hồ Dũng ở thôn Trà Liên, xã Triệu Phong cũng vậy. 5 năm nay, em sống trong cảnh mù lòa với một vết thương ở cổ và cánh tay phải cụt đến khuỷu. Một buổi chiều đi chăn bò, con bò giẫm phải mìn và Dũng phải chịu
chung tai họa. Nhà có đến 8 anh em, bố Dũng làm nghề đi rừng lấy song mây về bán, thu nhập chỉ hơn 200.000 đồng/tháng. Tai nạn xảy ra cho các nạn nhân do chơi đùa với bom mìn hay đi chăn thả gia súc, và nó xảy ra cho các nạn nhân trong các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. [9]
Với nghiên cứu của Andrew Wells Dang [10] cho thấy vẫn còn khoảng 350.000 - 800.000 tấn bom mìn trong lòng đất Việt Nam và Ô nhiễm bom mìn liên quan đến đói nghèo. Nhìn chung, bom mìn sót lại (BMSL) ảnh hưởng tới các cộng đồng dân cư nhiều nhất vào cuối những năm 1970, đầu những năm 1980 - thời kỳ sau khi chiến tranh kết thúc. Các cuộc điều tra đã tìm ra mối tương quan chặt chẽ và trực tiếp giữa tình trạng ô nhiễm BMSL và đói nghèo và trên phạm vi toàn quốc có tới 4.359km2 đất bị bỏ hoang do có chứa bom mìn, gây “ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển kinh tế quốc gia”. Bên cạnh đó, người ta cũng đề cập tới ảnh hưởng về mặt tâm lý. Đó là nỗi lo ngại BMSL hạn chế khả năng làm việc của người lao động. Sau khi gặp phải tai nạn do BMSL gây ra, các gia đình nghèo thường rơi vào tình trạng kiệt quệ do những ảnh hưởng về kinh tế cũng như tinh thần. Họ phải bán đất, vật nuôi và các tài sản khác để chi phí thuốc men. Trẻ em phải nghỉ học để ở nhà chăm sóc các thành viên trong gia đình hoặc lao động để kiếm thêm thu nhập.
Gần 1/3 các gia đình có nạn nhân sống sót hiện đang sống với mức 5.000 đồng/ngày (tương ứng với 0,3 USD Mỹ/ngày) hoặc ít hơn.
Tỉ lệ thất nghiệp đối với những nạn nhân sống sót nhiều gấp 3,5 lần so với khi họ chưa gặp phải tai nạn. Phải mất hàng năm, thậm chí hàng thập kỷ họ mới có thể có lại các điều kiện sống như trước kia.Thương vong tăng mạnh theo tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ phát triển kinh tế nhanh ở Việt Nam khiến ngày càng có nhiều người tới gần các khu vực còn BMSL. Hiện nay, các thành phố như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và nhiều nơi khác đang được mở rộng và ngày càng tiến gần hơn những khu vực thuộc các vành đai quân sự thời kỳ chiến tranh. Hơn nữa, người dân dễ đến những vùng nông thôn hẻo lánh bị ảnh hưởng bởi BMSL nhờ những con đường mới mở như đường Hồ Chí Minh dài 1.767km dọc biên giới phía tây.
Thu gom phế liệu và chất nổ đã trở thành một hoạt động kinh tế tại Việt Nam từ sau cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên, ngành kinh doanh này phát triển mạnh trong những năm gần đây do giá bán phế liệu tăng cũng như việc người ta ngày càng dễ tìm ra chúng. Con số thương vong liên quan tới BMSL tăng mạnh trong năm 2003 - 2004 do việc tìm kiếm bom. Tính tới nay, đây là nguyên nhân của hơn phân nửa số vụ tai nạn liên quan tới BMSL. Hơn 30 năm kể từ khi cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam kết thúc, đất nước này vẫn đang phải chịu ảnh hưởng sâu sắc từ BMSL. Theo ước tính của Bộ Quốc phòng Việt Nam, 5% trong số vật liệu nổ đó đã không phát nổ và hiện có 350.000 - 800.000 tấn bom mìn vẫn nằm trong lòng đất. Chính phủ Việt Nam coi rà phá bom mìn là một việc quan trọng cần ưu tiên. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có một chiến lược quốc gia hoặc cơ quan điều phối các hoạt động về bom mìn chưa nổ tầm quốc gia. Các tổ chức quốc tế tham gia lĩnh vực hoạt động này đã tăng từ ba tổ chức vào cuối những năm 1990 lên 30 tổ chức vào năm 2003. Sự phối hợp giữa các bên nên tiếp tục vào những năm tới.
Theo các báo cáo hàng năm của địa phương, các số liệu nạn nhân thương tật do bom mìn tăng hay giảm theo thời gian mà địa phương cập nhật được nêu trong báo cáo: “Tổ chức phi chính phủ quốc tế - Quan hệ đối tác vì sự phát triển”, do UNDP [11] đưa ra hàng năm, tổng quan về các điều khoản cam kết hỗ trợ hoặc chia sẽ thông tin qua diễn đàn các tổ chức Phi chính phủ quốc tế và các nhóm làm việc được nhóm họp hàng năm, của trung tâm dữ liệu. Một số báo cáo chủ yếu do các nhóm rà phá bom mìn báo cáo trực tiếp cho Trung tâm dữ liệu các tổ chức phi chính phủ (NGO) đã được thành lập năm 1995. Đây là nơi trao đổi kinh nghiệm, trình bày những nghiên cứu liên quan đến vấn đề và thảo luận những nội dung có thể phối hợp được trong tương lai ở Việt Nam. Hoạt động của các tổ chức thành viên bao gồm khảo sát và rà phá bom mìn, trợ giúp và phục hồi những người sống sót từ các vụ nổ bom mìn, giáo dục về nguy cơ từ các bãi mìn, và các chương trình phát triển hoà nhập khác, trong đó có các sáng kiến về tái định cư. Báo cáo cho biết tình hình ô nhiễm bom mìn hiện này ở Việt Nam còn rất nhiều, và vẫn gây ảnh
hưởng hàng ngày lên người dân. Nó cũng là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của nhóm đối tượng này.
Một nghiên cứu khác: “Đánh giá ảnh hưởng và điều tra kỹ thuật về bom mìn/các vật liệu chưa nổ tại Việt Nam”, tiến hành ở 3 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị. Với nguồn kinh phí từ VVAFvà hỗ trợ giúp kỹ thuật cho việc xây dựng dự án, tập huấn nhân viên, khảo sát địa bàn, nhập dữ liệu, phân tích dữ liệu và tập hợp báo cáo. Dự án đã đưa ra một kết quả phân tích chi tiết các tác động về kinh tế, xã hội của bom mìn và vật liệu chưa nổ ở những xã đã khảo sát, bên cạnh đó, dự án đã rà phá hơn 421 ha đất ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị đã được dọn sạch bom mìn ở độ sâu 1m và ở một vài nơi là 5m. Phần lớn diện tích đất đã dọn sạch bom mìn sẽ được dùng cho các kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội ở địa phương, bao gồm các hoạt động xây dựng và tái định cư như mở mang trường học, chợ, bệnh viện và các khu dân cư, v.v.
Nghiên cứu được đánh giá cao, và số liệu được nhiều tổ chức nghiên cứu, các trường đại học ở Huế, Vinh sử dụng làm tài liệu học tập cho sinh viên, các tổ chức Phi chính phủ, căn cứ trên những số liệu này để quyết định tài trợ và điều chỉnh phương hướng hoạt động đến các nhóm nạn nhân thương tật do tai nạn bom mìn, đó là “Nghiên cứu nhận thức – thái độ, hành vi về hiểm họa của bom mìn và tai nạn bom mìn sau chiến tranh tại Quảng Trị, Việt Nam”, số liệu và những phán ảnh được nêu ra từ cuộc nghiên cứu mang tính khoa học cao, nêu lên được hậu quả của bom mìn sau chiến tranh, đồng thời cũng nói lên các tác nhân gây nên ảnh hưởng đến đời sống khó khăn, chịu nhiều thiệt thòi của hàng ngàn nạn nhân bom mìn kể từ sau năm 1975 đến nay, đó chính là nguyên nhân sinh kế đã mang lại thương tật cho các nạn nhân, nó tác động đến đời sống của người dân kể cả những ảnh hưởng dai dẳng khác do vấn đề bom mìn đã và đang gây ra đối với người dân địa phương.[12]
Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, chính phủ Việt Nam đã tổ chức nhiều chiến dịch rà phá bom, mìn, vật nổ (RPBMVN) với quy mô lớn nhằm giải phóng đất đai giúp đỡ nhân dân tái định cư tiếp tục canh tác, phát triển kinh tế. Nhưng do
nhiều yếu tố khác nhau, các chiến dịch này mới chỉ đừng lại ở mức rà phá bom mìn vật nổ còn sót lại của chiến tranh ở độ sâu đến 30cm và chỉ hạn chế ở các vùng đất có nhu cầu canh tác hoặc xây dựng nhà cửa, công trình ở mức cấp thiết nhất. Việc ô nhiễm bom, mìn, vật nổ nằm sâu trong lòng đất và ở những vùng sâu vùng xa vẫn chưa được đầu tư khắc phục. Thậm chí ngay tại các khu vực được ưu tiên nói trên vẫn còn rất nhiều việc phải làm để khắc phục cơ bản vấn đề ô nhiễm bom, mìn, vật nổ. Mức độ và những tác động tiêu cực của bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh đối với xã hội và nền kinh tế ở Việt Nam chưa được biết đến một cách rộng rãi. Với báo cáo của “Dự án điều tra, khảo sát và đánh giá tác động của sự ô nhiễm bom mìn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam tại Sáu tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Ngãi”, do VVAF và BOMICEN Việt Nam thực hiện năm 2009. Dự án điều tra, khảo sát và đánh giá tác động của bom, mìn, vật nổ sẽ cung cấp cho Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ những thông tin chi tiết về những tác động này đối với cộng đồng. Từ đó, các cơ quan hữu quan của Chính phủ sẽ có cơ sở để hoạch định chiến lược và định hướng ưu tiên sử dụng các nguồn lực của mình, đảm bảo hiệu quả cao nhất. Bom, mìn, vật nổ vẫn tiềm tàng nguy cơ gây nổ bất cứ lúc nào, thậm chí có khi tới nhiều chục năm sau (tại nhiều nước người ta vẫn thống kê được nhiều vụ tai nạn do bom mìn sót lại từ thế chiến II) và tiếp tục đe doạ sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội cũng như đe doạ mạng sống của người dân gây ra nhiều đau thương mất mát cả về thể chất và tinh thần cho nạn nhân. Một vụ nổ xảy ra do bom, mìn, vật nổ thường gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng đến an toàn xã hội. Hàng năm Chính phủ đã giành nhiều sự hỗ trợ cho các nạn nhân bom mìn thông qua các chương trình phúc lợi xã hội ..., vấn đề này đã và đang là gánh nặng cho nền kinh tế của đất nước nói chung cũng như của từng tỉnh nói riêng. Tác động kinh tế, xã hội lớn nhất của bom, mìn, vật nổ là nó tạo ra tâm lý hoang mang lo lắng cho những cư dân sống trong các địa phương bị ô nhiễm, làm họ không yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Ô nhiễm bom, mìn, vật nổ còn gây nhiều cản trở trong việc xây dựng nhà cửa, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hoạt động tái định cư và các chương trình phát triển kinh tế khác, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến việc quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó, hậu quả của sự
ô nhiễm do bom, mìn, vật nổ không nên chỉ được xác định thông qua những số liệu về thương vong cho người, chi phí cứu chữa và tái phục hồi chức năng cho các nạn nhân mà còn phát sinh các tác động nghiêm trọng khác về xã hội, kinh tế và môi trường. [13]
Các nghiên cứu ở nước ngoài:
Với báo cáo “Hành động hỗ trợ cho các nạn nhân bom mìn hòa nhập cuộc sống ở Cambodia – báo cáo tổng kết – Sheree Bailey – 12/2005”, nghiên cứu về đời sống của các nạn nhân bị thương tật bởi bom mìn, cho thấy các vấn đề kinh tế xã hội mà nhóm nạn nhân này gặp phải là vô cùng lớn. Trong đó các nạn nhân bị thương tật do tai nạn bom mìn đều gặp những tổn thương lớn về thể xác và tinh thần, kéo theo hoàn cảnh sống của họ đi xuống. Với kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số nạn nhân lâm vào cảnh nghèo đói, vì đàn ông là đối tượng bị thương tật nhiều nhất, nhất là các lao động chính trong gia đình, nên rất khó khăn kiếm sống nuôi gia đình. Với các biện pháp hỗ trợ về vốn, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bằng các chương trình hỗ trợ dài hạn đã giúp nhóm nạn nhân này vượt qua các khó khăn.
Chính sách này được xem là phương hướng chung đề xuất cho chính phủ và các tổ chức khác tiến hành các biện pháp can thiệp cũng như giúp đỡ các nạn nhân. Với nghiên cứu tương tự “Hỗ trợ cho nạn nhân bom mìn ở Bosnia & Herzgovina – 12/2003”, do Handicap International nghiên cứu, cũng cho các nhận định tương tự về nhóm đối tượng này.
Gần đây, cuộc nghiên cứu đầu tiên thẩm định tác động toàn cầu của các loại bom bi kết luận rằng hầu hết các nạn nhân của loại bom này trong 30 năm qua, là thường dân, nạn nhân chủ yếu do bom bi gây nên, và tác nhân gây ra tình trạng nghèo đói đối với các nạn nhân bị tai nạn và người dân trong vùng ảnh hưởng của nó. Tổ chức Handicap International, Hội Khuyết tật Quốc tế, đã thực hiện một cuộc nghiên cứu mang tựa đề "Fatal Footprint" - “Vết Chân Tử Thần”. Khi công bố nghiên cứu, nhóm cho rằng bom bi đã giết chết hoặc gây thương tật cho hơn 11 ngàn người tại 24 nước và khu vực trên thế giới. Với 98% trong số các nạn nhân là thường dân, hơn một phần tư là những bé trai, nó để lại gánh nặng xã hội rất lớn cho các chính phủ có nhiều nạn nhân bom mìn. Bà Kathleen Maes, phát ngôn viên