CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. Các khái niệm chính
3.1. Khái niệm nhóm xã hội dễ tổn thương
Khi đề cập đến tính dễ bị tổn thương, các chuyên gia thường có xu hướng gắn nó với một số nhóm xã hội nhất định, mà họ gọi là “nhóm xã hội dễ bị tổn thương” (vulnerable groups - có người gọi là nhóm yếu thế, nhóm nhạy cảm, nhóm thấp hay nhóm dễ vỡ). Trong bài viết “Conceptualizing Urban Poverty – Khái niệm Nghèo đô thị” tác giả Ellen Wratten có viết: “Dễ bị tổn thương không hoàn toàn đồng nghĩa với nghèo đói nhưng họ có rất ít khả năng tự bảo vệ, bấp bênh và dễ rơi vào rủi ro, sốc và căng thẳng (stress). [26]
Trong một công trình nghiên cứu của tổ chức Save the Children - UK, có tựa đề là “Nghèo ở TP.HCM - Poverty in Ho Chi Minh City” năm 1999 có chỉ ra 6 nhóm sau đây được xếp vào nhóm dễ bị tổn thương. [27]
- Những người di cư nghèo (Poor Migrants)
- Người nghèo có quá nhiều con (Poor with many children)
- Những người thường xuyên bị ốm đau và tật nguyền (Poor who are sick and disabled)
- Những người già cô đơn (The elderly who live alone)
- Những người nghèo bán rong trên đường phố và đạp cyclo, ba gác (Poor street vendors and cyclo drivers).
Theo nhận định của GS.TS Ngô Văn Lệ và PGS.TS. Nguyễn Minh Hòa viết trong cuốn: “Đồng tham gia trong giảm nghèo đô thị” thuộc dự án hợp tác Việt Nam – Canada, LPRV năm 2003 thì nhóm xã hội dễ bị tổn thương là những cá nhân hay hộ gia đình có cuộc sống rất bấp bênh, không ổn định, có thể trong số họ nhiều người chưa phải là bần cùng nhất dưới đáy xã hội, nhưng điều chính yếu là trước bất cứ một biến động xã hội nào dù lớn hay nhỏ, dù ở tầm vĩ mô hay vi mô, dù ở trong gia đình hay ngoài cộng đồng cũng làm cho họ trở nên khốn đốn hơn.
Trong khái niệm này, nhóm các nạn nhân thương tật do tại nạn bom mìn cũng được xem như một nhóm xã hội “dễ bị tổn thương kép”. Dễ bị tổn thương kép được hiểu là đối diện với những tổn thương đã có, họ lại tiếp tục gặp tổn thương mới do bom mìn gây nên, gặp quá nhiều khó khăn, và nghèo hơn. Thực tế khảo sát của luận văn, nhóm nạn nhân này thật sự gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống do tai nạn bom mìn gây ra cho bản thân và gia đình họ, thậm chí cuộc sống trước khi bị thương tật của họ cũng đã gặp quá nhiều khó khăn, nghèo rồi. Cũng như các nạn nhân ở huyện thị khác trong tỉnh, họ cũng là nhóm nạn nhân “dễ bị tổn thương kép”, do nghèo, quá nhiều con, là người dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa.
Chính bất lợi về các lợi ích kinh tế, giáo dục đã làm cuộc sống của họ nằm trong dạng nghèo túng, nay gặp phải chấn thương do bom mìn gây nên, vì vậy gia đình nạn nhân trở thành đối tượng nằm trong dạng nghèo tuyệt đối.
Họ dường như bị bỏ quên bên lề sự phát triển của xã hội. Khi trở thành người khuyết tật thật sự bị lãng quên hoặc được xem như người thừa, chịu sự giúp đỡ một chiều của xã hội, nó mang lại cho nhóm nạn nhân này nhiều mặc cảm với cuộc sống, không còn động lực phấn đấu phát triển bản thân, hình thành nên tâm lí phó mặc cuộc sống. Gần đây, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, đã có nhiều tác động tốt đến tinh thần của nhóm nạn nhân này, với các gương điển hình vượt quá số phận, làm giàu cho bản thân, gia đình, nên họ có nhu cầu phát triển bản thân hoặc ít nhất cũng tự lo được cho bản thân của họ và giảm bớt sự phụ thuộc vào người khác. Theo PGS.TS. Ngô Văn Lệ và PGS.TS. Nguyễn Minh Hòa thì trước
bất cứ một biến động xã hội nào dù lớn hay nhỏ, dù tầm vĩ mô hay vi mô, dù ở trong nhà hay cộng đồng cũng làm cho họ trở nên khốn đốn hơn. Chỉ cần áp dụng riêng vào trường hợp nhóm nạn nhân thương tật do tai nạn bom mìn sau chiến tranh tại huyện Triệu Phong, Quảng Trị, chúng ta sẽ thấy nhận định này rất rõ nét trong phần kết quả nghiên cứu khi mô tả lại đời sống của các nạn nhân bom mìn sau khi bị tai nạn qua số liệu điều tra.
Với việc thay đổi chính sách của nhà nước và chính quyền liên quan đến kinh tế xã hội, nếu không có nhưng khảo sát cụ thể sẽ dẫn đến việc đẩy nhóm nạn nhân này đến sự tổn thương. Khi nhóm đối tượng trung lưu hay giàu có sẽ không có biến động khi có sự thay đổi về mặt chính sách, trong khi đó, người chịu tổn hại nhiều nhất chính là nhóm người “dễ bị tổn thương kép”. Họ là không có khả năng tự vệ, rất dễ gục ngã trước mọi biến động xã hội, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong chính sách, một lần thay đổi mặt bằng giá là họ bị chao đảo. Họ là người già không nơi nương tựa, người về hưu với đồng lương thấp, người tật nguyền, phụ nữ đông con mà không có chồng, trẻ em mồ côi, sau nữa là những người không có việc làm, người có thu nhập thấp và bấp bênh… Họ đứng ngay trên hoặc dưới ngưỡng nghèo của một quốc gia, do vậy họ mới người cần hỗ trợ.
Với việc lạm phát tăng cao đã tác động xấu và nặng nề đến đời sống của những người nghèo, người thu nhập thấp và đặc biệt những người có nguồn thu nhập chủ yếu từ tiền công, tiền lương, tiền trợ cấp xã hội. Những nguồn thu nhập này thường không được tính trượt giá một cách đầy đủ hoặc chậm điều chỉnh theo trượt giá khiến thu nhập thực tế của người lao động càng bị giảm sút. Thực tế tác động của tăng giá đối với đời sống của người nghèo, người làm công ăn lương gần đây, thì những tác động của lạm phát đến giảm nghèo càng thấy rõ.
Biến động tăng giá, nhất là giá lương thực, nông sản một mặt sẽ làm tăng thu nhập của người sản xuất và xuất khẩu lương thực, nhưng ngược lại là làm tăng chi tiêu của người tiêu dùng đối với lương thực, thực phẩm, nhất là nhóm dân cư có thu nhập thấp, lại không sản xuất lương thực. Việc tăng giá lương thực, thực phẩm sẽ tác động mạnh nhất đối với 20% số hộ nghèo (hộ nghèo ở nông thôn có mức thu nhập bình quân 400.000 đồng/tháng và hộ nghèo thành thị là 500.000
đồng/tháng), do bộ phận này thường có tỷ trọng chi tiêu cho ăn uống trong tổng số chi tiêu cho đời sống cao hơn các nhóm khác. 55,9% chi tiêu chủ yếu của nhóm hộ nghèo dành để mua lương thực, thực phẩm. Chi tiêu cho giáodục và y tế chỉ chiếm 12,5%.
Biến động tăng giá nguyên, nhiên liệu tác động trực tiếp tới giá đầu vào sản xuất, do đó làm chi phí sản xuất của người nông dân (như phân bón) tăng giá theo. Như vậy, khi chi phí đầu vào tăng nhanh nhưng giá đầu ra không tăng tương xứng thì thực tế là người nông dân (đối tượng chiếm áp đảo trong tỷ lệ hộ nghèo) mất nhiều hơn được, khiến cho thu nhập ròng của họ thực tế sẽ giảm. Hậu quả của những tác động dây chuyền nói trên là tình hình thiếu đói tăng cao. Hai tháng đầu năm, số nhân khẩu nông nghiệp thiếu đói tăng gần gấp hai lần so với cùng thời điểm năm 2010 (838.600 lượt nhân khẩu), một con số lớn nhất từ năm 2007 trở lại đây. Nguyên nhân chính tác động mạnh đến vấn đề này là do giá lương thực tăng cao. Nay, lạm phát vẫn còn cao thì những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người nghèo, người làm công ăn lương cũng đang xấu đi hơn nữa.
Họ khốn khổ hơn, dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết khi họ không thể tiếp cận các trường học (đối với các nạn nhân trong độ tuổi đến trường) tiếp nhận tri thức nhưng không có chỗ cho học sinh khuyết tật (sau tai nạn), nếu có thì các trường này là trường chuyên biệt và xã hội hóa bản thân người khuyết tật cũng bị hạn chế. Đặc là vùng nông thôn nên các hỗ trợ về mặt kỹ thuật như lối đi dành riêng, thang máy có nút bấm, có chữ nổi cho người khiếm thị, đèn, tín hiệu âm thanh cho người khiếm thị, khiếm thính…và hàng loạt các hạng mục cơ sở hạ tầng kỹ thuật là hoàn toàn không có, nên sẽ không thể hòa nhập xã hội là điều chắc chắn vì chỉ những nhu cầu sử dụng cơ bản không được đáp ứng thì người khuyết tật không thể hòa nhập cộng đồng và vươn lên, và xã hội có biến động dù rất nhỏ nhưng cũng đồng nghĩa đẩy cuộc sống của những người thuộc nhóm nạn nhân này ngày càng khó khăn hơn, cô lập hơn.
Để đối phó với khó khăn, quốc gia nào cũng có những chính sách trợ giúp khẩn cấp cho người dân thông qua nhiều kênh khác nhau. Nhưng có một thực tế là không phải hoạt động cứu trợ nào cũng mang lại hiệu quả. Chính phủ Mỹ bị chỉ
trích là hành động đó chỉ giúp tháo gỡ cho các ngân hàng, các nhà doanh nghiệp, người giàu có chứ chưa mang lại hiệu quả thực tế cho người nghèo. Trong thời gian qua Chính phủ Việt Nam và một vài tỉnh thành có rót những khoản tài chính lớn để bình ổn giá xăng dầu, bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu… đó là cố gắng đáng ghi nhận, nhưng rất ít mang lại lợi ích trực tiếp cho những người nghèo, nhất là người thuộc nhóm “dễ tổn thương”. Giá xăng dầu được bù lỗ, người mua hàng được hưởng lợi, nhưng trong số khách hàng mua xăng rất nhiều người giàu, người khá giả, mà người giàu tiêu thụ năng lượng nhiều hơn gấp nhiều lần người nghèo.
Vậy là vô hình chung người nghèo chả gặt hái được bao nhiêu qua quỹ bình ổn này. Vì vậy, những người làm chính sách cần xem lại cách hỗ trợ của mình sao cho đến đúng người, đúng địa chỉ và trực tiếp.
Chịu sự tác động của sự biến đổi môi trường đến sức khỏe và môi trường sống của họ, phần lớn người nghèo bị thiệt hại nhất do thiên tai, như hạn hán, lũ quét vì họ không có đủ khả năng phòng chống. Y tế là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan gây ra các thảm hoạ về môi trường, làm gia tăng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm – đó là ý kiến của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu tại hội thảo Á – Âu về “Chia sẻ kinh nghiệm sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và các bệnh mới nổi”, tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 4 và 5/11/2009. Tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khoẻ con người. [56].
Tác động BĐKH đối với sức khoẻ con người thông qua việc phá huỷ môi trường và các hệ tự nhiên, vốn là nền tảng của sức khoẻ và sự sống. Theo đó, hầu hết các tác động về sức khoẻ đều là hậu quả xấu. Một ví dụ cụ thể do ông Anthony J Mc.Michael, Hội đồng Nghiên cứu Y khoa và Y tế Quốc gia Australia đưa ra tại hội thảo là tình trạng suy dinh dưỡng và nhiễm khuẩn ở trẻ em hiện nay đã gây tử vong cho tổng số 10 triệu trẻ em hàng năm, sẽ làm trầm trọng thêm hai mối đe doạ này đối với sức khoẻ trẻ em. Các dẫn chứng đưa ra về tác động ban đầu đối với sức khoẻ con người là nguy cơ đối mặt với các hiện tượng thời tiết thay đổi tiêu cực ngày càng tăng như lốc xoáy, bão, cháy rừng, lũ lụt.... Tiếp đến là xu hướng tăng rõ ràng về tỷ lệ tử vong do các đợt nắng nóng ở một số khu vực. BĐKH còn dẫn đến hậu quả xấu về sức khoẻ tinh thần ở các cộng đồng nông dân phải trải qua tình
trạng hạn hán, suy giảm về sản lượng lương thực... do đó gây ra suy giảm sức khoẻ dinh dưỡng. Theo bà Jaehyang So (Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, Ngân hàng Thế giới), đánh giá: BĐKH làm suy yếu “hàng rào” đối phó với vi khuẩn được tạo ra nhờ hệ thống vệ sinh, cung cấp nước sạch hợp lý. Lượng mưa tăng cùng với mực nước biển dâng cao sẽ phá huỷ hệ thống nước thải và các nhà vệ sinh. Điều đó tạo ra môi trường sinh sôi cho các loại vi khuẩn.
Một thống kê chính thức được thực hiện thông qua Tổ chức Y tế Thế giới vào đầu thập kỷ này, ước tính rằng tại thời điểm năm 2000, hiện tượng nóng lên của trái đất vốn đã xảy ra đang gây ra thêm khoảng 155.000 trường hợp tử vong ở các nước có thu nhập thấp do tác động cảu BĐKH đối với sản lượng lương thực và tình trạng suy dinh dưỡng, bệnh tiêu chảy, sốt rét và lụt lội). Trong số đó, trên 85% các ca tử vong xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước có thu nhập thấp.
Dễ tổn thương từ chính bản thân của các nạn nhân, kết quả của luận văn cho thấy, tỷ lệ các nạn nhân có thu nhập ở mức thấp và thiếu thốn chiếm tỷ lệ lớn.
Tỷ lệ này cho thấy nhu cầu về vật chất của các nạn nhân được đáp ứng ở mức rất thấp, họ chỉ có thể tồn tại cuộc sống của mình ở mức tạm đủ hoặc thiếu thốn. Do đó, họ có rất ít cơ hội để tiếp cận với giáo dục, là điều kiện giúp họ thuận lợi trong tiến trình hội nhập và phát triển. Thể lực yếu, thể lực của nạn nhân rất yếu sau thương tật, đặc biệt đối với các nạn nhân thương tật vận động, thương tật làm cho cuộc sống xấu đi, nếu không có sự hỗ trợ và đảm bảo y tế thì cuộc sống có khó khăn hơn. Đó chính là nguyên nhân hạn chế di chuyển, đây là hạn chế lớn nhất đối với các nạn nhân. Hạn chế di chuyển là một vấn đề khó khăn mang lại nhiều phiền phức cho các nạn nhân, nó như là một yếu tố chính hạn chế, thậm chí ngăn cản một số nạn nhân tham gia và tiếp cận vào những hoạt động xã hội.
Hạn chế trong sinh hoạt cá nhân, các nạn nhân bị hạn chế trong sinh hoạt cá nhân phụ thuộc vào mức độ thương tật, phương tiện hỗ trợ (thiết kế của nhà tắm, vệ sinh) trong gia đình không phù hợp với thương tật của họ. Và sự yêu thương thái quá của gia đình, vì quá thương con nên làm thay cho con tất cả, thậm chí làm thay cả những việc mà con có thể tự làm một mình. Vì vậy, sự hạn chế - lệ thuộc vào người khác trong sinh hoạt cá nhân, nó đang gây nên tổn thương đến đời sống tinh thần, là sự mặc cảm không bao giờ được chấm dứt của các nạn nhân. Mỗi người khuyết tật, tùy thuộc vào hoàn cảnh và môi trường sống mà họ có những đặc điểm
khác nhau. Bởi lẽ, đôi lúc được yêu thương, chăm sóc và được tôn trọng thì họ tự tin và ngược lại thì họ sẽ tự ti, mặc cảm và nghĩ mình vô dụng. Và nếu như họ không cố gắng tự vươn lên thì cuộc sống của họ sẽ lệ thuộc vào người khác là điều tất nhiên.
Tổn thương từ những câu nói, ánh mắt dành cho các nạn nhân, mặc cảm của nạn nhân là những khó khăn mà họ phải đối phó hàng ngày với nhận thức xã hội, những câu đùa giỡn vô tình như “thằng què”, “thằng đui”, “thằng cà thọt”
hay “đố mày chạy như tau” và “mày có dáng đi đẹp” hay cái liếc mắt dành cho họ, hay những ánh mắt nhìn vào họ khi gặp những khó khăn trong cuộc sống hay hòa nhập vào cộng đồng. Những điều đó làm cho họ cảm thấy mình bị phân biệt, đối xử, tổn thương cho tâm trạng yếu thế của bản thân, tiến tới sự khó hòa nhập rồi đi tới hậu quả của thiếu hội nhập xã hội và kinh nghiệm sống thực tế. Từ tổn thương dẫn đến tình trạng mặc cảm tự ti là điều khó tránh khỏi ở một số cá nhân có những hạn chế về mặt tinh thần (trình độ văn hóa, nhận thức và kinh nghiệm sống) và thể chất (sự khiếm khuyết của bản thân, mức độ cá nhân lệ thuộc vào người khác).
Thiếu tự tin dẫn đến nghĩ mình vô dụng, thiếu tự tin dẫn đến các nạn nhân nghĩ rằng mình là kẻ vô dụng. Lối nghĩ tiêu cực này được hình thành từ thái độ chăm sóc và nhận thức của gia đình về thương tật của nạn nhân. Điều này làm cho các nạn nhân mặc cảm vì nghĩ mình là kẻ vô dụng, nên họ chán nản, dửng dưng với cuộc sống và suy nghĩ mình không cần cố gắng để vươn lên, thậm chí có người bỏ mặc cuộc đời mình vì họ nghĩ rằng sự cố gắng của họ là vô ích.
Thiếu ý thức tự lực thấp, Do sự bảo bọc và yêu thương thái quá của gia đình đã làm cho một số người khuyết tật ỷ lại và làm cho họ mất dần ý thức tự lực. Quá Lệ thuộc vào người khác, thực tế, các nạn nhân phải sống lệ thuộc vào người khác không chỉ là những nhu cầu vật chất (thu nhập cá nhân, sinh hoạt cá nhân), mà còn cả tinh thần (không tự quyết định của bản thân). Họ bị hạn chế từ những khiếm khuyết của bản thân và từ phía gia đình, họ bị hạn chế trong việc được tiếp cận những cơ hội thuận lợi hội trong tiến trình nhập và phát triển.