CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA CÁC NẠN NHÂN BỊ THƯƠNG TẬT DO
4. Một số nhu cầu trong vay vốn và hỗ trợ của các nạn nhân
Để xem xét nhu cầu của các nạn nhân trong quá trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mình, tôi tiến hành phỏng vấn sâu về nhu cầu của các nạn nhân để nâng cao đời sống của mình. Xoay quanh các vấn đề sau:
4.1.Vay vốn:
Các nạn nhân đều sống trong các gia đình nghèo, nên nhu cầu về vay vốn là vấn đề được các nạn nhân thảo luận nhiều nhất. Loại hình cần giúp đỡ được các nạn nhân đưa ra khá đa dạng, trong đó vấn đề hỗ trợ vốn là lựa chọn ưu tiên của họ. Việc vay vốn được các nạn nhân đưa ra chiếm đến 50% trong tất cả các cuộc phỏng vấn. Một số ý kiến về việc vay vốn như sau:
“Hiện gia đình đông con, thêm con trai lớn bị tai nạn bom mìn như tôi, nên nhu cầu của gia đình là được vay một số vốn để mở rộng chăn nuôi trong nhu cầu gia đình, nếu được hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi thì tốt nhất cho gia đình tôi”
(trích phỏng vấn, Nam, 46 tuổi)
“Tôi thương tật 1 tay và một chân, nên việc đi lại cực kì khó khăn, hiện nay tôi không thể làm các việc nặng hay công việc hàng ngày trong gia đình, nên tôi lựa chọn công việc cũng khó khăn. Tôi cần vay một số vốn để mở tiệm tạp hóa nhỏ buôn bán phù hợp với sức khỏe của tôi, được hỗ trợ vốn với lãi suất thấp nhất thì tốt cho bản thân tôi” (trích phỏng vấn, Nam, 35 tuổi)
“Với thương tật của tôi, nên không thể lập gia đình, anh chị em đều vào Sài Gòn làm ăn, tôi sống phụ thuộc vào cha mẹ già, ruộng và vườn hiện nay không trồng lúa, do cha mẹ già không còn đủ sức làm, hiện đang trồng khoai, tôi cần vay vốn để buôn bán nhỏ, kiếm tiền phụ cha mẹ, và tích lũy một ít để phòng thân sau nay” (trích phỏng vấn, Nữ, 40 tuổi)
“Tôi cần vay một số vốn, để học nghề in, ấn thiệp đám cưới, làm các dịch vụ về in ấn, đây là nghề phụ hợp với tôi, tuy nhiên, tôi cần số vốn khoảng 50 triệu đồng, nên được vay vốn, tôi có khả năng thay đổi cuộc sống hiện tại của mình”
(trích phỏng vấn, Nam, 25 tuổi)
Như vậy, các nạn nhân đều có nhu cầu hỗ trợ vốn để làm ăn, một cách chính đáng. Theo số liệu điều tra của tổ chức Renew, 2006, cũng cho kết quả là 40,36% các nạn nhân có nhu cầu vay vốn để làm ăn. Với việc vay vốn, các nạn nhân có thể bớt phần khó khăn khi chuẩn bị vốn làm ăn ban đầu, nếu có thủ tục gọn nhẹ, phù hợp với điều kiện của các nạn nhân thì sẽ góp phần nâng cao đời sống của các nạn nhân bom mìn trong hoàn cảnh hiện nay.
4.2. Hỗ trợ cho các nạn nhân:
Các nạn nhân cũng có những ý kiến về việc hỗ trợ họ trong cuộc sống một cách thiết thực nhất, trong đó hỗ trợ trực tiếp cho các nạn nhân chiếm 15%, ý kiến của các nạn nhân trong việc hỗ trợ các nạn nhân trong cuộc sống.
“Hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, nếu vay vốn sẽ mất nhiều thời gian và áp lực trả nợ cho ngân hàng làm tôi không biết nên làm thế nào. Được nhà nước và chính quyền địa phương, các đoàn thể hỗ trợ trực tiếp thì tốt nhất”(trích phỏng vấn, Nữ, 35 tuổi)
“Tôi mất khả năng lao động, nên được hỗ trợ vốn trực tiếp để chữa bệnh và làm ăn buôn bán, tôi không muốn vay vốn ngân hàng, do thu nhập bấp bênh, không có khả năng trả nợ, nên có số vốn hỗ trợ trực tiếp sẽ tốt cho tôi hơn” (trích phỏng vấn, Nữ, 34 tuổi)
Bên cạnh như cầu về vay vốn, hỗ trợ vốn trực tiếp. Các nạn nhân có nhiều nhu cầu khác, mong muốn được nhà nước và chính quyền hỗ trợ, đó là: Hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình để mua cây giống, con giống; cấp học bổng cho con em các nạn nhân bom mìn thuộc diện học sinh khá giỏi; hỗ trợ chi phí điều trị cho nạn nhân bom měn, phục
hồi chức năng, hỗ trợ chân tay giả, là những nhu cầu mà các nạn nhân mong muốn được hỗ trợ... Hỗ trợ chương trình vốn tín dụng nhỏ, giúp gia đình nạn nhân bom mìn có cuộc sống tự lập là điều các nạn nhân mong muốn nhất để các nạn nhân nâng cao cuộc sống của mình trong điều kiện kinh tế xã hội có nhiều phát triển nhanh chóng.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ